17/05/2022 07:57
Nhiều loại nông sản bật tăng trở lại
Thị trường hôm nay ghi nhận giá các loại nông sản cà phê, cao su, ca cao bật tăng trong khi giá hồ tiêu đi ngang.
Giá cà phê bật tăng trở lại
Giá cà phê trong nước hôm nay bật tăng theo đà tăng của thế giới, dao động trong khoảng 41.100 - 41.700 đồng/kg.
Giá cà phê tại Lâm Đồng: 41.100 đồng/kg, Đắk Lắk: 41.700 đồng/kg, Đắk Nông: 41.600 đồng/kg, Gia Lai: 41.600 đồng/kg, Kon Tum: 41.600 đồng/kg.
Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, trong tháng 4/2022, Việt Nam xuất khẩu cà phê đạt 157,45 nghìn tấn, trị giá 362,31 triệu USD, giảm 25,4% về lượng và giảm 23,6% về trị giá so với tháng 3/2022, so với tháng 4/2021 tăng 19,2% về lượng và tăng 47% về trị giá.
Tính chung 4 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 739 nghìn tấn, trị giá 1,66 tỷ USD, tăng 26,2% về lượng và tăng 57,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Tháng 4/2022, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam đạt mức 2.301 USD/tấn, tăng 2,3% so với tháng 3/2022 và tăng 23,4% so với tháng 4/2021.
Tính chung 4 tháng đầu năm 2022, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam đạt mức 2.245 USD/tấn, tăng 24,5% so với cùng kỳ năm 2021.
Tháng 4/2022 so với tháng 4/2021, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang hầu hết các thị trường chính tăng, ngoại trừ Philippines giảm mạnh. Đáng chú ý, xuất khẩu cà phê sang Bỉ tăng tới 144,4% về lượng và tăng 218,3% về trị giá.
4 tháng đầu năm 2022 so với cùng kỳ năm 2021, xuất khẩu cà phê sang hầu hết các thị trường tăng, ngoại trừ Philippines. Đáng chú ý, xuất khẩu cà phê sang các thị trường Bỉ, Anh, Hà Lan tăng trưởng tới ba con số, theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương).
Giá cao su tăng mạnh toàn thị trường châu Á
Giá cao su hôm nay tăng mạnh toàn thị trường châu Á. Cụ thể tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su hôm nay kỳ hạn tháng 9/2022, tăng mạnh lên mức 242,6 JPY/kg, tăng mạnh 2,5 yên, tương đương 1,04%.
Giá cao su kỳ hạn tháng 5/2022 trên sàn Thượng Hải tăng mạnh lên mức 275 CNY, lên mức 13.070 CNY/tấn, tương đương 2,15%.
Từ đầu tháng 5/2022 đến nay, giá cao su tại các sàn giao dịch châu Á biến động trái chiều. Cụ thể, giá tại Nhật Bản và Thái Lan tăng, trong khi tại Thượng Hải giảm.
Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do dịch Covid-19 bùng phát mạnh buộc Trung Quốc tiến hành phong tỏa nhiều tỉnh, thành phố để ngăn chặn bệnh, khiến việc tiêu thụ lốp xe bị chậm lại, ảnh hưởng đến nhu cầu đối với cao su.
Năm 2021, Mỹ là thị trường lớn thứ ba thế giới về nhập khẩu cao su, đạt 4,55 tỷ USD, tăng 49,8% so với năm 2020. Trong đó, Mỹ nhập khẩu cao su từ Việt Nam đạt 84,28 triệu USD, tăng 114,1% so với năm 2020.
Kinh tế Mỹ đang dần hồi phục, nhu cầu cao su của Mỹ được dự báo sẽ tăng trưởng trong năm 2022.
Giá cao su kỳ hạn tháng 6/2022 trên sàn SICOM Singapore tăng 0,3% chốt tại 159,3 US cent/kg.
Giá cao su tự nhiên kỳ hạn giao dịch dưới 250 JPY / kg, thấp nhất trong gần hai tháng, trong bối cảnh lo ngại kéo dài về sự giảm tốc doanh số bán xe và nhu cầu về lốp xe do các vụ Covid-19 gia tăng và các đợt đóng cửa mới ở Trung Quốc.
Trên hết, việc kết thúc thời kỳ mùa đông và do đó việc sản xuất trở lại đầy đủ ở các nhà sản xuất hàng đầu ở Thái Lan gây ra rủi ro giảm giá đáng kể. Trong khi đó, dự trữ cao su OSE của Nhật Bản tại các kho được chỉ định tăng 116 tấn, trong khi tại Thượng Hải INE tăng 1.714 tấn. Mặt khác, tồn kho SHFE tại Thượng Hải giảm 19 tấn.
Giá ca cao tăng
Giá ca cao kỳ hạn trên sàn ICE tăng trên 2500 USD/ tấn, cao nhất trong gần một tuần trong bối cảnh nhu cầu toàn cầu tăng mạnh. Gepex, một tập đoàn xuất khẩu ca cao bao gồm sáu nhà máy xay ca cao lớn nhất thế giới, đã chế biến 49.148 tấn ca cao trong tháng 4, tăng 16,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ngoài ra, Tổ chức Ca cao Quốc tế dự báo sản lượng ca cao toàn cầu 2021/22 sẽ giảm 5,2% so với cùng kỳ xuống 4,955 MMT từ mức kỷ lục 5.226 MMT vào năm 2020/21, dẫn đến thâm hụt -181.000 tấn trên thị trường ca cao thế giới từ mức thặng dư +215.000 vào năm 2020/21. Ngoài ra, sản lượng xay cacao của châu Âu tăng + 4,4% so với cùng kỳ năm ngoái lên 373.498 tấn, nhiều nhất trong hơn một thập kỷ, trong khi cả Hiệp hội Bánh kẹo Bắc Mỹ và Hiệp hội cacao Châu Á đều báo cáo sản lượng xay cacao hàng năm trong Q1 giảm. .
Giá tiêu ít biến động
Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương, giao dịch từ 73.000 – 76.000 đồng/kg.
Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Gia Lai thấp nhất thị trường khi ở mức 73.000 đồng/kg, Đồng Nai: 73.500 đồng/kg; Đắk Nông, Đắk Lắk: 74.000 đồng/kg; Bình Phước: 75.000 đồng/kg và Bà Rịa - Vũng Tàu: 76.000 đồng/kg.
Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam đánh giá, hiện cán cân cung cầu năm 2022 chuyển dần về trạng thái cân bằng. Tổng lượng tồn và sản xuất vẫn đủ đáp ứng nhu cầu.
Do vậy, nếu không có các yếu tố đột biến, như việc tăng mua từ Trung Quốc thì khó có thể có những đợt tăng mạnh. Đồng thời, kỳ vọng giá tăng đang khuyến khích nông dân chăm sóc và đầu tư vườn tiêu, do đó nếu điều kiện thời tiết thuận lợi thì sản lượng có khả năng tăng ở Việt Nam và Brazil trong năm sau.
Sự kiên định của Trung Quốc trong việc thực hiện chính sách “Zero Covid” không chỉ khiến chuỗi cung ứng nội địa đứt gãy mà còn tác động đến giá hồ tiêu Việt Nam trong thời gian tới.
Nguyên nhân khi xuất khẩu sang Trung Quốc dự báo tiếp tục giảm, đồng thời một số lô hàng hồ tiêu đang bị kẹt ở cửa khẩu có thể sẽ bị bán ngược lại Việt Nam để cắt lỗ sẽ gây áp lực lên giá tiêu trong nước. Đây cũng là một phần nguyên nhân kìm giá tiêu trong nước thời gian qua.
Doanh nghiệp sản xuất gia vị Việt nói chung và hồ tiêu nói riêng đang gặp khó khăn nhất định khi xuất khẩu vào thị trường Liên minh châu Âu (EU).
Do tiêu chuẩn các thị trường này yêu cầu đều là đảm bảo các quy định về kiểm soát chất lượng ngặt nghèo. Trong đó, khó khăn lớn nhất hiện nay là các tiêu chí về dư lượng, với sản phẩm gia vị là dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón. Hai vấn đề này, thị trường EU đặt tiêu chí rất cao và mở rộng ngày càng nhiều, mức độ cũng ngày càng chặt chẽ hơn.
Trong khi đó, vấn đề dư lượng nêu trên bị ảnh hưởng nhiều từ quá trình trồng, thậm chí cả trước khi trồng tại các vùng sản xuất, làm ảnh hưởng tới ngay nguyên liệu đầu vào.
Quá trình trồng còn bị tác động bởi nhiều yếu tố, đặc biệt là do bà con nông dân khi canh tác chưa cập nhật những đáp ứng của thị trường bên mua, liên kết sản xuất chưa đủ mạnh để doanh nghiệp đồng hành hỗ trợ nông dân 100% trong quá trình canh tác.
Về thị trường gia vị Việt xuất khẩu nói chung, dù đã có một số doanh nghiệp xuất khẩu xây dựng được thương hiệu riêng nhưng nhận thức về thương hiệu của thị trường EU đối với các mặt hàng gia vị tiêu chuẩn còn thiếu. Trong khi đó, các doanh nghiệp thiếu các thủ tục phù hợp để tăng năng lực ngành và bán hàng hóa tại EU tạo ra công suất toàn ngành mạnh mẽ.
Tin liên quan
Advertisement
Advertisement