31/03/2022 08:11
Thị trường nông sản 31/3: Giá cà phê, cao su vụt tăng, hồ tiêu đi ngang
Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá cà phê, cao su, lúa gạo, ngũ cốc tăng, giá hồ tiêu tiếp tục chuỗi ngày đi ngang.
Giá cà phê vụt tăng
Giá cà phê trong nước ngày hôm nay 31/3/2022 được điều chỉnh giảm 200 đồng/kg so với vào hôm qua. Giá cà phê thế giới đồng loạt giảm cả 2 sàn.
Cập nhật bảng giá cà phê hôm nay 31/3 cho thấy, giá cà phê trong nước phiên sáng nay giảm mạnh 200 đồng/kg tại hầu hết các tỉnh, thành.
Giá cà phê thấp nhất ở Lâm Đồng hiện được dao dịch ở mức 40.600 đồng/kg, cao nhất ở Đắk Lắk 41.200 đồng/kg.
Giá cà phê thế giới giao dịch hôm nay đồng loạt tăng mạnh. Theo ghi nhận Food News giá cà phê trực tuyến robusta tại sàn London giao tháng 5/2022 tăng mạnh lên mức 2.153 USD/tấn, tăng mạnh 1,32% (tương đương 28 USD).
Giá cà phê arabica giao tháng 5/2022 tại sàn New York tăng nhẹ lên 222,30 US cent/pound, tăng mạnh 3,06% (tương đương 6,60 US cent) tại thời điểm khảo sát.
Giá cà phê Arabica tại New York tiếp tục có sự hỗ trợ từ tỷ giá đồng Reais mạnh lên, sau khi Ủy ban Chính sách Tiền tệ (Copom) Brasil mạnh tay nâng lãi suất cơ bản đồng Reais lên ở mức 11,75%/năm đã thu hút dòng vốn ngoại hối ồ ạt chảy vào thị trường chứng khoán Brasil.
Giá tiêu tiếp tục đi ngang
Giá tiêu hôm nay 31/3 duy trì ổn định trong mức 77.500 – 80.000 đồng/kg. Các nhà nhập khẩu dự kiến thị trường hồ tiêu sẽ tăng mua từ đầu tháng 4 tới.
Giá tiêu tại Chư Sê (tỉnh Gia Lai): 77.500 đồng/kg, Đắk Lắk và Đắk Nông: 78.500 đồng/kg, Bà Rịa – Vũng Tàu: 80.000 đồng/kg, Bình Phước: 79.000 đồng/kg, Đồng Nai: 79.000 đồng/kg.
Thị trường hạt tiêu trong tháng 3/2022 ít biến động dù vụ thu hoạch đang bước vào giai đoạn cuối. Tuy nhiên, các nhà nhập khẩu dự kiến thị trường sẽ tăng mua từ đầu tháng 4 tới.
Trong hơn một thập kỷ qua, đánh bại các nước trồng khác như Brazil, Indonesia, Ấn Độ, Việt Nam đã trở thành quốc gia xuất khẩu hồ tiêu hàng đầu thế giới, chiếm 60% thị phần xuất khẩu hồ tiêu toàn cầu. Vụ thu hoạch của Brazil và Indonesia sẽ bắt đầu vào tháng 5 và tháng 7 tới.
Thuận lợi về thời tiết, thổ nhưỡng, giá nhân công cạnh tranh đã giúp hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam có giá cạnh tranh so với sản phẩm cùng loại.
Xung đột Nga – Ukraina khiến nền kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng, tác động tiêu cực lên giá hạt tiêu toàn cầu. Tuy nhiên, xu hướng giảm giá được dự báo sẽ chỉ diễn ra trong ngắn hạn.
Năm 2021, Nga giảm nhập khẩu hạt tiêu từ các thị trường Việt Nam, Ấn Độ và Indonesia. Xu hướng này tiếp tục diễn ra trong tháng 1/2022. Ngược lại, Nga tăng mạnh nhập khẩu hạt tiêu từ Brazil trong năm 2021 và tháng 1/2022.
Cập nhật số liệu thống kê mới nhất trong tháng 1/2022, Nga nhập khẩu hạt tiêu từ Việt Nam đạt 267 tấn, trị giá xấp xỉ 1,21 triệu USD, giảm 15,9% về lượng, nhưng tăng 22,6% về trị giá so với tháng 1/2021.
Trong năm 2021 và tháng 1/2022, mặc dù Nga tăng mạnh nhập khẩu hạt tiêu từ các thị trường Brazil, Sri Lanka, nhưng lượng nhập khẩu ở mức thấp, chưa có khả năng cạnh tranh với ngành hạt tiêu Việt Nam tại thị trường Nga trong ngắn hạn.
Giá cao su tăng mạnh
Giá cao su ngày 31/3 tăng mạnh, cao su kỳ hạn đồng loạt tăng trên các sàn trọng điểm tại khu vực châu Á, bao gồm sàn Osaka và Thượng Hải.
Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su hôm nay kỳ hạn tháng 8/2022, tăng mạnh lên mức 255,5 JPY/kg, tăng mạnh 3 yên, tương đương 1,19%.
Giá cao su kỳ hạn tháng 4/2022 trên sàn Thượng Hải tăng mạnh 160 CNY, lên mức 13.420 CNY/tấn, tương đương 1,21%.
Đối với giá cao su, hai sàn giao dịch TOCOM và Thượng Hải ghi nhận đồng nhất trong phiên sáng nay.
Giá cao su tại Nhật Bản đạt mức cao nhất 2 tuần, sau khi đồng JPY giảm so với đồng USD và giá dầu thô tăng cao, khiến những người sử dụng cao su tổng hợp chuyển sang dùng cao su tự nhiên.
Thái Lan, Indonesia, Việt Nam, Campuchia và Philippines là 5 thị trường lớn nhất cung cấp cao su tự nhiên cho Hàn Quốc trong thời gian này.
Trong đó, Việt Nam là thị trường cung cấp cao su tự nhiên lớn thứ ba cho Hàn Quốc, với 8,22 ngàn tấn, trị giá 15,3 triệu USD, tăng 10,6% về lượng và tăng 8,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Giá lúa gạo hôm nay
Tại An Giang, giá lúa hôm nay không biến động. Trong khi đó, giá nếp hôm nay có một số thay đổi so với trước. Trong đó, nếp vỏ (tươi) giảm 100 đồng/kg, hiện có giá là 5.600 - 5.800, nếp Long An (tươi) có giá 5.400 - 5.500 đồng/kg, giảm 300 đồng/kg so với hôm qua.
Ngược lại, nếp ruột và nếp AG CK92 không điều chỉnh, hiện có giá thu mua trong khoảng 14.000 - 15.000 đồng/kg và 5.700 - 5.900 đồng/kg.
Giá gạo hôm nay tại chợ An Giang ổn định. Cụ thể, gạo thơm Jasmine vẫn giữ mốc 15.000 - 16.000 đồng/kg, gạo thơm thái hạt dài đi ngang khi thu mua với giá 18.000 - 19.000 đồng/kg, gạo nàng Nhen duy trì ở mốc 20.000 đồng/kg, gạo Hương Lài chững lại…
Giá ngũ cốc hôm nay
Trên sàn Chicago giá lúa mì giảm 1,24% xuống 9,96-3/4 USD/bushel. Giá ngô tăng 0,31% lên 7,28-1/2 USD/bushel trong khi giá đậu tương tăng 0,09% lên 16,44-1/2 USD/bushel.
Diện tích trồng đậu tương 2022/2023 của Brazil sẽ tăng với tốc độ chậm nhất trong hơn 15 năm, các chuyên gia kinh doanh nông nghiệp tại ngân hàng đầu tư Itau BBA.
Nhằm đảm bảo nguồn cung trong nước và kìm chế giá cả leo thang, Nga đã công bố các biện pháp hạn chế xuất khẩu ngũ cốc sang các nước thuộc Liên minh kinh tế Á-Âu (EEU). Cơ quan báo chí của Chính phủ Liên bang Nga nêu rõ nước này sẽ tạm thời áp đặt lệnh hạn chế xuất khẩu ngũ cốc sang các nước thành viên EEU.
Lệnh cấm xuất khẩu các loại ngũ cốc gồm lúa mạch đen, lúa mì, lúa mạch, ngô, sẽ có hiệu lực đến ngày 30/6 tới.
Tuy nhiên, quyết định này có một số ngoại lệ, trong đó có các chuyến hàng viện trợ nhân đạo, sau khi được Bộ Nông nghiệp thông qua.
Các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga do chiến dịch quân sự đặc biệt của nước này tại Ukraine khiến Nga gặp khó khăn khi nhập khẩu hàng hóa.
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp