21/05/2022 08:32
Thị trường nông sản 21/5: Giá cà phê, cao su tăng, hồ tiêu ổn định
Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá cà phê và cao su tăng theo giá thế giới còn hồ tiêu đi ngang và lúa mỳ giảm nhẹ.
Giá cà phê tăng
Giá cà phê trong nước sáng nay tăng. Cụ thể, giá cà phê ở Lâm Đồng: 40.900 đồng/kg, Đắk Lắk: 41,500 đồng/kg, Gia Lai: 41,400đồng/kg, Đắk Nông: 41,400đồng/kg, Kon Tum: 41,300đồng/kg, TP HCM: 45.400 đồng/kg.
Trên thị trường thế giới, giá cà phê giảm trở lại. Theo đó, giá cà phê trực tuyến robusta tại London giao tháng 7/2022 được ghi nhận tại mức 2.056 USD/tấn sau khi giảm 1,15% (tương đương 24 USD).
Giá cà phê arabica giao tháng 7/2022 tại New York đạt mức 215,85 US cent/pound, giảm 1,3% (tương đương 2,85 US cent) tại thời điểm khảo sát vào lúc 7h10 (giờ Việt Nam).
Theo Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), xuất khẩu cà phê toàn cầu trong tháng 3 đạt 13,2 triệu bao, tăng 4% so với 12,7 triệu bao của cùng kỳ năm trước.
Tính chung 6 tháng đầu niên vụ 2021-2022 (tháng 10/2021 đến tháng 3) xuất khẩu cà phê toàn cầu giảm nhẹ 0,1%, xuống 66,2 triệu bao từ mức 66,3 triệu bao của cùng kỳ niên vụ 2020-2021.
Trong 6 tháng đầu niên vụ hiện tại, xuất khẩu cà phê của khu vực Nam Mỹ giảm 12,1% xuống 30,1 triệu bao. Trong giai đoạn này, các lô hàng từ Brazil - nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới, chỉ đạt 20,7 triệu bao, giảm tới 17,5% so với 25,2 triệu bao của cùng kỳ.
Giá cà phê arabica kỳ hạn trên sàn ICE được giao dịch quanh mức 2,1 USD, giảm từ mức cao nhất trong 3-1 / 2 tuần là 2,3 USD vào ngày 17/5, trong bối cảnh đồng real mạnh hơn một chút và trong bối cảnh rủi ro băng giá ở nhà sản xuất hàng đầu Brazil.
Các nhà dự báo thời tiết cho biết gió và mây ở Minas Gerais, vùng trồng arabica lớn nhất Brazil, đã ngăn chặn sự sụt giảm nhiệt độ nghiêm trọng, loại bỏ nguy cơ sương giá gây hại mùa màng đang phát triển. Tuy nhiên, thị trường vẫn đứng trước nguy cơ băng giá ở Brazil trong mùa này do các đợt sương giá năm ngoái đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho vụ mùa và đẩy giá lên mức cao nhất trong thập kỷ.
Đồng thời, Hiệp hội Cà phê Xanh gần đây báo cáo rằng tồn kho cà phê nhân tháng 4 của Mỹ tăng + 1,5% so với tháng trước và + 2,5% so với cùng kỳ năm ngoái lên 5,907 triệu bao.
Giá cao su tăng
Giá cao su hôm nay đảo chiều tăng toàn bộ thị trường châu Á. Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su hôm nay tăng nhẹ lên mức 243,5 JPY/kg, tăng nhẹ 0,2 yên, tương đương 0,08%.
Giá cao su kỳ hạn tháng 6/2022 trên sàn Thượng Hải tăng mạnh lên mức 115 CNY, ghi nhận 12.835 CNY/tấn, tương đương 0,90%.
Giá cao su kỳ hạn tháng 6/2022 trên sàn SICOM Singapore giảm 0,9% chốt tại 159,7 US cent/kg.
Thái Lan, Việt Nam, Malaysia, Nhật Bản và Hàn Quốc là 5 thị trường lớn nhất cung cấp cao su cho Trung Quốc trong thời gian này.
Trong khi đó, Trung Quốc đẩy mạnh nhập khẩu cao su tự nhiên từ các thị trường như Thái Lan, Bờ Biển Ngà, Indonesia, Lào,…
Kết quả kinh doanh quý I của các doanh nghiệp cao su có sự phân hóa rõ rệt, chủ yếu các khoản thu nhập, tài chính khác.
Nhu cầu cao su cho lĩnh vực y tế và công nghiệp được dự báo phục hồi mạnh sau khi các nền kinh tế lớn trên thế giới mở cửa, hoạt động giao thương sôi nổi hơn. Những động lực này cùng với yếu tố cung – cầu có thể giúp sản lượng và giá cao su xuất khẩu của Việt Nam lên ngôi trong năm 2022.
Mới đây, Hiệp hội các nước sản xuất cao su tự nhiên (ANRPC) ước tính sản lượng cao su toàn cầu năm 2022 đạt khoảng 14,5 triệu tấn, tiêu thụ ở mức 14,3-14,8 triệu tấn. Tiêu thụ cao su được dự báo sẽ tăng 2,5%, trong khi sản lượng năm 2022 có thể ít hơn nhu cầu.
Do vậy, ANRPC dự báo triển vọng ngành cao su năm 2022 sẽ rất sáng. Giá cao su sẽ tiếp tục ở mức cao nhờ yếu tố thời tiết và dịch Covid-19 khiến nhu cầu găng tay cao su và quần áo bảo hộ cá nhân tăng.
Điều này cũng đang tác động tích cực đến thị trường cao su Việt Nam. Cụ thể, 4 tháng đầu năm, xuất khẩu cao su đạt 485 nghìn tấn, trị giá 857 triệu USD, tăng 4% về lượng và tăng 9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021.
Đại diện Hiệp hội Cao su Việt Nam (VRA) cho biết doanh nghiệp Việt Nam hưởng lợi khi Trung Quốc, nhà nhập khẩu cao su lớn nhất của Việt Nam cần khoảng 385.000 tấn mỗi tháng.
Giá tiêu dao động 73.000 – 76.500 đồng/kg
Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương, giao dịch từ 73.000 – 76.500 đồng/kg.
Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Gia Lai: 73.000 đồng/kg, Đồng Nai: 73.500 đồng/kg; Đắk Nông, Đắk Lắk: 74.500 đồng/kg; Bình Phước: 75.500 đồng/kg và Bà Rịa - Vũng Tàu: 76.500 đồng/kg.
Đầu tuần này, Cộng đồng Hồ tiêu quốc tế cũng điều chỉnh giá tiêu đen và tiêu trắng xuất khẩu của Việt Nam giảm 50 USD/tấn, tương ứng tiêu trắng xuất khẩu 5.900 USD/tấn, tiêu đen xuất khẩu 500g/l là 3.900 USD/tấn. So với đầu tháng giá tiêu xuất khẩu của Việt Nam đã giảm tới 90 USD/tấn.
Theo đánh giá, hiện các đơn vị xuất khẩu đã đủ hàng xuất cho những hợp đồng tháng tới. Sự kiên định của Trung Quốc trong việc thực hiện chính sách “Zero Covid” đã ảnh hưởng không nhỏ đến giá hồ tiêu Việt Nam trong thời gian qua. Các đơn vị xuất khẩu đã phải chuyển dịch cơ cấu, tìm những thị trường mới, khai thác những thị trường tiềm năng bị đình trệ bởi 2 năm Covid-19. Điều này được thể hiện rõ trong khi Trung Quốc chỉ nhập khẩu 209 tấn trong tháng 4/2022 (đây là lượng nhập khẩu hồ tiêu ít nhất trong vòng 4 năm trở lại đây).
Theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), 16 ngày đầu tháng 5/2022, cả nước xuất khẩu được 10.454 tấn, trong đó tiêu đen đạt 8.973 tấn, tiêu trắng đạt 1.481 tấn, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 47,5 triệu USD.
Mỹ, Singapore và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) là những thị trường xuất khẩu chính của hồ tiêu Việt Nam với lượng nhập khẩu lần lượt là 1.582 tấn, 1.397 tấn và 1.325 tấn. Olam, Phúc Sinh và Trân Châu là các doanh nghiệp xuất khẩu đứng đầu trong 16 ngày đầu tháng 5.
Ở chiều ngược lại, Việt Nam đã nhập khẩu 2.916 tấn hồ tiêu, kim ngạch đạt 11,7 triệu USD. Lượng nhập khẩu chủ yếu đến từ Campuchia (chiếm 48,7%) và từ Brazil (38,9%). Trong khi đó, Olam vẫn tiếp tục là doanh nghiệp nhập khẩu chủ yếu đạt 35,7%, tiếp theo là Trân Châu và Gia vị Sơn Hà.
Trước đó, xuất khẩu hồ tiêu trong tháng 4/2022 đạt 24.630 tấn tiêu các loại, tăng 903 tấn, tức tăng 3,81 % so với tháng trước nhưng lại giảm 7.602 tấn, tức giảm 23,59% so với cùng kỳ năm trước. Giá trị kim ngạch xuất khẩu trong tháng đạt 114,02 triệu USD, tăng 23,39 triệu USD, tức tăng 2,09 % so với tháng trước và tăng 8,80 triệu USD, tức tăng 8,37 % so với cùng kỳ năm trước.
Như vậy có thể thấy xuất khẩu tháng 5/2022 có xu hướng giảm so với tháng trước. Nguyên nhân do lạm phát toàn cầu gia tăng vượt mức, trong khi xung đột ở Đông Âu kéo dài, và Trung Quốc thắt chặt các cửa khẩu biên giới ở phía Bắc vì dịch bệnh đã làm xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường tiêu thụ lớn này cũng bị đình trệ.
Giá lúa mì giảm
Giá lúa mì kỳ hạn tại Chicago giảm thêm xuống dưới 12 USD / giạ từ mức cao nhất trong 14 năm là 12,8 USD chạm vào ngày 17/5 do lo ngại về nguồn cung giảm bớt. Liên Hợp Quốc cho biết họ sẽ đưa ra kế hoạch cải tạo xuất khẩu lúa mì bị cản trở bởi cuộc chiến ở Ukraine, trong khi Ngân hàng Thế giới cam kết hỗ trợ 30 tỷ USD giúp đảm bảo an ninh lương thực và Nga dự báo nguồn cung dồi dào trong năm tiếp thị tới.
Trong khi đó, sản lượng lúa mì của Ukraine dự kiến sẽ giảm 35% trong năm tiếp thị này xuống còn 21,5 triệu tấn do bị phá hủy trực tiếp hoặc các vấn đề hậu cần từ chiến tranh. Ngoài ra, một phần lớn các loại cây trồng còn lại không thể xuất khẩu do các cảng của Ukraine là mục tiêu tấn công của các lực lượng Nga. Ngoài ra, chính phủ Ấn Độ đã tuyên bố cấm vận xuất khẩu lúa mì để đảm bảo an ninh lương thực trong nước,
Tin liên quan
Advertisement
Advertisement