Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Thị trường nông sản 20/5: Giá cà phê, cao su đồng loạt tăng

Giá cả hàng hóa

20/05/2022 08:19

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá cà phê, cao su tăng nhẹ theo chiều tăng thế giới, giá hồ tiêu đi ngang.

Giá cà phê tăng nhẹ

Giá cà phê trên thị trường thế giới lấy lại đà tăng khi mà đồng USD tiếp tục sụt giảm. Điều này tác động đến giá cà phê trong nước dao động trong khoảng từ 40.500 - 41.200 đồng/kg.

Tại Lâm Đồng: 40.600 đồng/kg, ĐắkLắk: 41.200 đồng/kg, Gia Lai: 41.100 đồng/kg, Đắk Nông: 41.100 đồng/kg, 41.000 đồng/kg, Kon Tum: 41.100 đồng/kg.

Thị trường nông sản 20/5: Giá cà phê, cao su tăng nhẹ, hồ tiêu đi ngang - Ảnh 1.

Cà phê dự kiến sẽ giao dịch ở mức 219,29 USd / Lbs vào cuối quý này, theo các mô hình vĩ mô toàn cầu của Trading Economics và kỳ vọng của các nhà phân tích. Trong tương lai, chúng tôi ước tính nó sẽ giao dịch ở mức 239,62 trong thời gian 12 tháng.

Niên vụ 2021 - 2022 có thể thiếu hụt hơn 3 triệu bao cà phê. Dự báo sản lượng cà phê toàn cầu trong niên vụ 2021- 2022 đạt 167,2 triệu bao, giảm 2,1% so với 170,8 triệu bao của niên vụ trước. Trong khi tiêu thụ toàn cầu dự kiến đạt 170,3 triệu bao (loại 60 kg), tăng 3,3% so với 164,9 triệu bao của niên vụ 2020-2021, theo Tổ chức Cà phê thế giới (ICO).

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, tháng 4, Việt Nam xuất khẩu cà phê đạt 157,45 nghìn tấn, trị giá 362,31 triệu USD, giảm 25,4% về lượng và giảm 23,6% về trị giá so với tháng 3, so với tháng 4/2021 tăng 19,2% về lượng và tăng 47% về trị giá. Tính chung 4 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 739 nghìn tấn, trị giá 1,66 tỷ USD, tăng 26,2% về lượng và tăng 57,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Diễn biến theo xu hướng thế giới, giá cà phê trong nước cũng chịu tác động gián tiếp từ việc tăng lãi suất điều hành của đồng USD.

Với dự báo của ICO, thị trường cà phê toàn cầu dự kiến sẽ thâm hụt khoảng 3,1 triệu bao trong niên vụ 2021-2022. Giá cà phê tổng hợp toàn cầu được theo dõi bởi ICO đã tăng 1,8% trong tháng 4 lên mức trung bình 198,4 Cent/lb, dao động trong khoảng 186,9 - 202 Cent/lb.

Tháng 4, giá cà phê robusta thế giới biến động theo xu hướng giảm do áp lực dư cung, nhu cầu tiêu thụ giảm. Nguồn cung cà phê dồi dào do hàng vụ mới của Brazil và Indonesia. Bên cạnh đó, đồng Real suy yếu trở lại hỗ trợ người trồng cà phê Brazil đẩy mạnh bán ra. Trái lại, giá cà phê Arabica hồi phục do báo cáo thời tiết khô hạn tại vùng trồng chính của Brazil.

Dự báo quý II/2022 xuất khẩu cà phê của Việt Nam tiếp tục tăng nhờ nguồn cung dồi dào, các Hiệp định thương mại tự do tạo lợi thế cạnh tranh cho cà phê Việt Nam.

Cao su tăng nhẹ

Giá cao su hôm nay biến động trái chiều, giá cao su kỳ hạn trên Sàn Thượng Hải tăng nhẹ dưới 0,2% trong khi Nhật Bản giảm mạnh.

Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su hôm nay kỳ hạn tháng 9/2022, giảm mạnh xuống mức 243,7 JPY/kg, giảm mạnh 2,4 yên, tương đương 0,98%.

Giá cao su kỳ hạn tháng 6/2022 trên sàn Thượng Hải tăng lên mức 15 CNY, ghi nhận 12.850 CNY/tấn, tương đương 0,12%.

Giá cao su kỳ hạn trên thị trường Nhật Bản hôm nay giảm nhẹ sau khi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell cảnh báo nền kinh tế có thể bị tổn hại bởi những nỗ lực giảm lạm phát và cam kết Ngân hàng trung ương Mỹ sẽ điều chỉnh lãi suất cao nếu cần thiết để ngăn chặn sự gia tăng lạm phát đe doạ nền kinh tế.

Thị trường nông sản 20/5: Giá cà phê, cao su tăng nhẹ, hồ tiêu đi ngang - Ảnh 2.

Cao su tăng 20,60 JPY / kg hay 9,25% kể từ đầu năm 2022, theo giao dịch trên hợp đồng chênh lệch (CFD) theo dõi thị trường chuẩn cho mặt hàng này.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, tháng 4/2022, Việt Nam xuất khẩu được 78,33 nghìn tấn cao su, trị giá 141,43 triệu USD, giảm 30,3% về lượng và giảm 30,2% về trị giá so với tháng 3/2022. Tuy nhiên so với tháng 4/2021 tăng 26,3% về lượng và tăng 28,3% về trị giá.

Lũy kế 4 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cao su đạt 485,22 nghìn tấn, trị giá 856,98 triệu USD, tăng 3,7% về lượng và tăng 9,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Về giá xuất khẩu, tháng 4/2022, giá cao su xuất khẩu bình quân đạt 1.805 USD/tấn, tăng 0,2% so với tháng 3/2022 và tăng 1,5% so với tháng 4/2021.

Tháng 4/2022, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam, chiếm 58,3% tổng lượng cao su xuất khẩu của cả nước, với 45,66 nghìn tấn, trị giá 78,97 triệu USD.

Con số này giảm 34,6% về lượng và giảm 35,4% về trị giá so với tháng 3/2022; so với tháng 4/2021 tăng 37,4% về lượng và tăng 42,6% về trị giá.

Trong tháng 4/2022, xuất khẩu cao su sang một số thị trường chủ chốt tiếp tục tăng trưởng tốt cả về lượng và trị giá so với tháng 4/2021, trong đó đáng chú ý như: Ấn Độ, Nga, Mỹ, Pakistan, Tây Ban Nha, Anh…

Giá tiêu đi ngang

Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước tiếp tục đi ngang ở một số địa phương, giao dịch từ 73.000 – 76.500 đồng/kg.

Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Gia Lai: 73.000 đồng/kg, Đồng Nai: 73.500 đồng/kg; Đắk Nông, Đắk Lắk: 74.500 đồng/kg; Bình Phước: 75.500 đồng/kg và Bà Rịa - Vũng Tàu: 76.500 đồng/kg.

Thị trường nông sản 20/5: Giá cà phê, cao su tăng nhẹ, hồ tiêu đi ngang - Ảnh 3.

Theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), 16 ngày đầu tháng 5/2022, cả nước xuất khẩu được 10.454 tấn, trong đó tiêu đen đạt 8.973 tấn, tiêu trắng đạt 1.481 tấn, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 47,5 triệu USD.

Mỹ, Singapore và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) là những thị trường xuất khẩu chính của hồ tiêu Việt Nam với lượng nhập khẩu lần lượt là 1.582 tấn, 1.397 tấn và 1.325 tấn. Olam, Phúc Sinh và Trân Châu là các doanh nghiệp xuất khẩu đứng đầu trong 16 ngày đầu tháng 5.

Ở chiều ngược lại, Việt Nam đã nhập khẩu 2.916 tấn hồ tiêu, kim ngạch đạt 11,7 triệu USD. Lượng nhập khẩu chủ yếu đến từ Campuchia (chiếm 48,7%) và từ Brazil (38,9%). Trong khi đó, Olam vẫn tiếp tục là doanh nghiệp nhập khẩu chủ yếu đạt 35,7%, tiếp theo là Trân Châu và Gia vị Sơn Hà.

Trước đó, xuất khẩu hồ tiêu trong tháng 4/2022 đạt 24.630 tấn tiêu các loại, tăng 903 tấn, tức tăng 3,81 % so với tháng trước nhưng lại giảm 7.602 tấn, tức giảm 23,59% so với cùng kỳ năm trước. Giá trị kim ngạch xuất khẩu trong tháng đạt 114,02 triệu USD, tăng 23,39 triệu USD, tức tăng 2,09 % so với tháng trước và tăng 8,80 triệu USD, tức tăng 8,37 % so với cùng kỳ năm trước.

Như vậy có thể thấy xuất khẩu tháng 5/2022 có xu hướng giảm so với tháng trước. Nguyên nhân do lạm phát toàn cầu gia tăng vượt mức, trong khi xung đột ở Đông Âu kéo dài, và Trung Quốc thắt chặt các cửa khẩu biên giới ở phía Bắc vì dịch bệnh đã làm xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường tiêu thụ lớn này cũng bị đình trệ.

Yến mạch giảm giá

Giá yến mạch giao sau giảm xuống dưới mốc 6,60 USD / giạ, mức chưa từng thấy kể từ tháng 1, sau khi dữ liệu cho thấy tổng lượng yến mạch sử dụng trong nước của Canada giảm 28,5% so với một năm trước đó vào ngày 31 tháng 3, phần lớn là do sử dụng thức ăn chăn nuôi thấp hơn (-29,6%) . Xuất khẩu cũng giảm 25,5% xuống 1,6 triệu tấn. 

Thị trường nông sản 20/5: Giá cà phê, cao su tăng nhẹ, hồ tiêu đi ngang - Ảnh 4.

Oat dự kiến sẽ giao dịch ở mức 638,94 USd / BU vào cuối quý này, theo các mô hình vĩ mô toàn cầu của Trading Economics và kỳ vọng của các nhà phân tích. Trong tương lai, chúng tôi ước tính nó sẽ giao dịch ở mức 706,95 trong thời gian 12 tháng.

Trong khi đó, dự trữ yến mạch của Canada giảm 48,6% so với một năm trước đó xuống 947 100 tấn vào cuối tháng Ba. Dự trữ tại nông trại giảm 57,2% xuống 644 400 tấn, trong khi dự trữ thương mại giảm 10,6% xuống 302 700 tấn. Yến mạch giao sau đạt mức cao nhất mọi thời đại.

HÀ MY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement