Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Thị trường nông sản 18/5: Giá tiêu, cà phê, cao su đồng loạt tăng

Giá cả hàng hóa

18/05/2022 07:20

Thị trường hôm nay biến động theo xu hướng tăng tại hầu hết các loại nông sản cà phê, hồ tiêu, cao su.

Giá cà phê tiếp tục xu hướng tăng

Giá cà phê trong nước sáng nay tiếp tục xu hướng tăng. Cụ thể, phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng: 40.900 đồng/kg, Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai: 41,500đồng/kg, Kon Tum: 41,400đồng/kg, TP HCM: 45.500 đồng/kg.


Thị trường nông sản 18/5: Giá tiêu, cà phê, cao su đồng loạt tăng - Ảnh 1.

Trong lịch sử, Cà phê đạt mức cao nhất mọi thời đại là 339,86 vào tháng 4 năm 1977. Cà phê - dữ liệu, dự báo, biểu đồ lịch sử - được cập nhật lần cuối vào tháng 5 năm 2022.

Cục Xuất nhập khẩu dự báo quý II xuất khẩu cà phê của Việt Nam tiếp tục tăng nhờ nguồn cung dồi dào, các Hiệp định thương mại tự do tạo lợi thế cạnh tranh cho cà phê Việt Nam.

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, tháng 4, Việt Nam xuất khẩu cà phê đạt 157,45 nghìn tấn, trị giá 362,3 triệu USD, giảm 25,4% về lượng và giảm 23,6% về trị giá so với tháng 3, so với tháng 4/2021 tăng 19,2% về lượng và tăng 47% về trị giá.

Tính chung 4 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 739 nghìn tấn, trị giá 1,66 tỷ USD, tăng 26,2% về lượng và tăng 57% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Tháng 4, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam đạt mức 2.301 USD/tấn, tăng 2,3% so với tháng 3 và tăng 23,4% so với tháng 4/2021. Tính chung 4 tháng đầu năm 2022, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam đạt mức 2.245 USD/tấn, tăng 24,5% so với cùng kỳ năm 2021.

Tổ chức Cà phê quốc tế (ICO) giữ dự báo nguồn cung cà phê toàn cầu trong niên vụ cà phê 2021 ở mức 167,2 triệu bao, thấp hơn 2,1% so với niên vụ 2020 - 2021 và giữ nguyên dự báo tiêu thụ cà phê toàn cầu trong niên vụ này ở mức 170,3 triệu bao, tăng 3,3% so với niên vụ 2020-2021.

Theo đó, thị trường toàn cầu sẽ thiếu hụt 3,1 triệu bao cà phê. Điều này sẽ không còn là mối lo khi Brazil đã bước vào thu hoạch cà phê của niên vụ mới 2022 - 2023 với sản lượng tăng theo chu kỳ “hai năm một”.

Giá cao su tăng

Giá cao su hôm nay phục hồi từ mức thấp do giá tại sàn Thượng Hải tăng thúc đẩy hoạt động mua mới do nhu cầu tăng.

Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su hôm nay kỳ hạn tháng 9/2022, giảm nhẹ xuống mức 243,0 JPY/kg, giảm nhẹ 0,8 yên, tương đương 0,33%.

Giá cao su kỳ hạn tháng 6/2022 trên sàn Thượng Hải tăng mạnh lên mức 45 CNY, lên mức 12.805 CNY/tấn, tương đương 2,15%.

Giá cao su kỳ hạn trên thị trường Nhật Bản hôm nay phục hồi từ mức thấp 8,5 tuần, do giá tại sàn Thượng Hải tăng thúc đẩy hoạt động mua mới trong bối cảnh kỳ vọng nhu cầu tăng ở Trung Quốc – nước mua hàng đầu, trong khi thị trường chứng khoán Tokyo mạnh lên cũng thêm phần hỗ trợ.

Cuối tuần trước, đồng nhân dân tệ của Trung Quốc chạm mức thấp nhất trong hơn 19 tháng so với USD và phá vỡ ngưỡng kháng cự quan trọng, thiết lập tuần giảm thứ sáu liên tiếp.

Thượng Hải bị phong toả nhằm ngăn chặn sự bùng phát của dịch Covid-19 trong tuần tới, trong khi người dân ở Bắc Kinh – Trung Quốc chủ yếu làm việc tại nhà để hạn chế sự lây lan của virus.

Chỉ số Nikkei trung bình của Nhật Bản tăng hơn 1% trong ngày đầu tuần (16/5/2022). Thị trường tài chính của Singapore đã đóng cửa nghỉ lễ.

Thị trường nông sản 18/5: Giá tiêu, cà phê, cao su đồng loạt tăng - Ảnh 2.

Cao su dự kiến sẽ giao dịch ở mức 234,22 JPY / kg vào cuối quý này, theo các mô hình vĩ mô toàn cầu của Trading Economics và kỳ vọng của các nhà phân tích. Trong tương lai, chúng tôi ước tính nó sẽ giao dịch ở mức 220,19 trong thời gian 12 tháng.

 Theo số liệu thống kê của Cơ quan Hải quan Thái Lan, trong quý I/2022, Thái Lan xuất khẩu được 1,36 triệu tấn cao su, trị giá 75,38 tỷ baht (tương đương 2,19 tỷ USD), tăng 4,6% về lượng và tăng 16,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Trung Quốc, Malaysia, Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc là 5 thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất của Thái Lan trong trong quý I/2022.

Trong đó, xuất khẩu cao su sang Trung Quốc chiếm 50,1% tổng lượng cao su xuất khẩu của Thái Lan trong quý I/2022, với 684,67 nghìn tấn, trị giá 36,69 tỷ baht (tương đương 1,06 tỷ USD), tăng 3,5% về lượng và tăng 20,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Về chủng loại xuất khẩu, trong quý I/2022, Thái Lan xuất khẩu được 928,22 nghìn tấn cao su tự nhiên, trị giá 50 tỷ baht (tương đương 1,45 tỷ USD), chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc, Malaysia, Nhật Bản, Mỹ và Hàn Quốc.

Trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm 33,8% tổng lượng cao su tự nhiên xuất khẩu của Thái Lan trong quý I/2022.

Cơ cấu thị trường xuất khẩu cao su tự nhiên của Thái Lan trong quý I/2022 có sự thay đổi khi tỷ trọng xuất khẩu sang các thị trường lớn là Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Malaysia, Nhật Bản giảm; trong khi tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc và Mỹ lại tăng.

Giá tiêu tăng nhẹ

Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước tăng nhẹ ở một số địa phương trồng tiêu trọng điểm, giao dịch từ 73.000 – 76.500 đồng/kg.

Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Gia Lai: 73.000 đồng/kg, Đồng Nai: 73.500 đồng/kg; Đắk Nông, Đắk Lắk: 74.500 đồng/kg; Bình Phước: 75.500 đồng/kg và Bà Rịa - Vũng Tàu: 76.500 đồng/kg.

Tính chung trong 4 tháng đầu năm, Việt Nam xuất khẩu được 79.410 tấn hồ tiêu các loại, thu về 369,7 triệu USD. So với cùng kỳ năm ngoái, lượng xuất khẩu giảm 15,5% tương đương 14.611 tấn, tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu tăng 29,2% tương đương 83,6 triệu USD.

Riêng thị trường Trung Quốc, lượng tiêu xuất khẩu chỉ đạt 209 tấn trong tháng 4. Đây là lượng nhập khẩu hồ tiêu ít nhất trong vòng 4 năm trở lại đây. Điều này khiến tổng lượng tổng lượng xuất khẩu sang thị trường trong tháng 4 chỉ khoảng 2.347 tấn, giảm 87,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Việc tắc nghẽn ở các cửa khẩu, thắt chặt việc đi lại tại thị trường nội địa Trung Quốc khi phát hiện ca dương tính sẽ làm cho việc tiêu thụ hồ tiêu của Trung Quốc giảm xuống.

Năm 2021, Trung Quốc là khách hàng lớn thứ hai của ngành tiêu Việt Nam, sau Mỹ với tỷ trọng khoảng 15%. Tuy nhiên, bước sang năm 2022, vị thế của thị trường này tụt xuống thứ 8 và tỷ trọng chỉ còn khoảng 3%.

Giá đường tăng

Giá đường kỳ hạn trên sàn ICE tăng lên hơn 19,9 ¢ / pound vào giữa tháng 5, mức cao nhất trong một tháng, do chiến tranh kéo dài ở Ukraine làm tăng chi phí đầu vào cho các nhà sản xuất và khuyến khích các trang trại chuyển hướng sản xuất sang nhiên liệu sinh học và các loại cây trồng có lợi hơn. 

Thị trường nông sản 18/5: Giá tiêu, cà phê, cao su đồng loạt tăng - Ảnh 3.

Giá năng lượng, phân bón và dịch vụ hậu cần tăng khiến các nhà sản xuất chuyển gánh nặng chi phí cho người tiêu dùng. Đồng thời, các trang trại ở EU đã tăng diện tích trồng các loại ngũ cốc khác để tận dụng lợi thế về giá tăng cao đối với các loại cây trồng thường được trồng ở các khu vực Biển Đen bị ảnh hưởng bởi chiến tranh. 

S&P Global Commodity Insights cắt giảm dự báo sản lượng đường cho niên vụ 2022/23 xuống 17,3 triệu tấn từ mức 17,5 triệu. Trong khi đó, sản lượng của Brazil giảm 38,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá dầu thô và ngũ cốc cao hơn khuyến khích các trang trại chuyển hướng trồng mía sang sản xuất nhiên liệu sinh học thay vì chất làm ngọt. 62.

HÀ MY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement