14/06/2022 08:52
Thị trường nông sản 14/6: Giá cà phê giảm mạnh trên cả hai sàn, nhiều khó khăn phía trước
Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá các loại cà phê và cao xu giảm mạnh trong khi đó giá hồ tiêu xu hướng tăng.
Giá cà phê giảm mạnh
Giá cà phê hôm nay dao động trong khoảng 41.100 - 41.700 đồng/kg. Cà phê 2 sàn giảm mạnh.
Cụ thể tại Lâm Đồng: 41.100 đồng/kg, Đắk Lắk: 41.700 đồng/kg, Đắk Nông: 41.500 đồng/kg, Gia Lai: 41.600 đồng/kg, Kon Tum: 41.600 đồng/kg.
Giá cà phê arabica kỳ hạn trên sàn ICE giao dịch quanh mức 2,3 USD, gần với mức cao nhất trong ba tháng là 2,4 USD vào ngày 1/6, trong bối cảnh sức mạnh thực tế nói chung và lo ngại về nguồn cung thắt chặt. Các đại lý cho biết thị trường vẫn được hỗ trợ tốt bởi dòng chảy hạn chế từ Brazil và Trung Mỹ, với thu hoạch ở những người trồng hàng đầu là Brazil tụt hậu so với mức trung bình trong lịch sử.
Trong khi đó, Liên đoàn những người trồng cà phê Colombia đã báo cáo vào ngày 5/5 rằng xuất khẩu cà phê tháng 4 của Colombia giảm 18% so với cùng kỳ xuống còn 845.000 bao. Đồng thời, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ dự báo niên vụ cà phê 2022/23 của Colombia ở mức 13 triệu bao, ổn định từ năm 2021/22.
Dù giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 9/22 tuần qua có lúc lên mức cao nhất tính từ ba tháng nay do tin khô hanh tại Brazil vẫn còn tiếp tục kéo dài đến cuối tuần này, thì vẫn không cưỡng được sức ép của một thị trường khan hiếm tiền mặt và lãi suất cao.
Thị trường cà phê đang đứng trước sức ép của một đồng USD mạnh lên và đồng nội tệ Real yếu đi, lại gặp tuần trước vị thế kinh doanh của các quỹ quản lý vốn mua dôi ra khá nhiều.
Giá cà phê chốt phiên giao dịch ngày 14/6, giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London tiếp tục giảm mạnh, kỳ hạn giao tháng 7/2022 giảm 38 USD (1,83%), giao dịch tại 2.039 USD/tấn. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 9/2022 giảm 40 USD (1,41%) giao dịch tại 2.055 USD/tấn. Khối lượng giao dịch trung bình.
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York kỳ hạn giao tháng 7/2022 tiếp tục giảm mạnh 5,55 Cent (2,42%), giao dịch tại 223,35 Cent/lb. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 9/2022 tăng 5,35 Cent/lb (2,34%), giao dịch tại 223,45 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng mạnh.
Tính đến ngày 9/6, tồn kho đạt chuẩn trên hai sàn so với báo cáo tuần trước như sau: robusta London đạt 101.370 tấn tăng nhẹ từ 101.250 tấn, arabica New York giảm còn 61.253 tấn so với là 62.633 tấn. Tồn kho cà phê khả dụng tại EU tính đến hết tháng 4/22 đạt 12,45 triệu bao (bao=60 kg) tương đương với 12 tuần sử dụng. Khối lượng này so với tháng 3/22 tăng 4,35% nhưng so với cùng kỳ 2021 giảm 14%.
Giá tiêu tăng
Giá tiêu hôm nay 14/6 dao dịch trong khoảng 71.500 - 75.000 đồng/kg. Thị trường ghi nhận tăng tại các vùng trồng trọng điểm.
Giá tiêu tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông: 73.000 đồng/kg, Gia Lai: 71.500 đồng/kg, Đồng Nai: 71.500 đồng/kg, Bà Rịa - Vũng Tàu: 75.000 đồng/kg, Bình Phước: 74.000 đồng/kg.
Theo thông tin từ Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, trong tuần trước (6/6 - 10/6) thị trường cho thấy phản ứng trái chiều, chỉ có giá tiêu Việt Nam giao dịch trên thị trường quốc tế ghi nhận sự sụt giảm
Cụ thể, tại khu vực Nam Á, giá tiêu Ấn Độ giữ ổn định sau 4 tuần giảm trước đó. Tiêu đen nội địa của quốc gia này từ 6.350 - 6.364 USD/tấn; giá FOB tiêu đen tại cảng Kochi từ 6.608 - 6.621 USD/tấn.
Còn tại Sri Lanka, giá tiêu tăng sau 4 tuần trầm lắng. Tiêu đen nội địa của quốc gia này tăng 1%, từ 4.760 USD/tấn lên 4.821 USD/tấn.
Cũng theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, tuần trước, giá tiêu nội địa giao dịch trên thị trường quốc tế ghi nhận sự sụt giảm. Giá FOB tiêu đen tại cảng TP Hồ Chí Minh giảm 5%, từ 3.940 xuống 3.750 USD/tấn với loại 500g/l; giá FOB tiêu trắng tại cảng TP Hồ Chí Minh giảm 3%, từ 5.940 xuống 5.790 USD/tấn.
Ở Đông Nam Á, giá tiêu trắng Indonesia tiếp tục chiều hướng tích cực. Trong khi đó, giá tiêu đen Indonesia ổn định do khan hàng và ít giao dịch trên thị trường. Cụ thể, tiêu đen nội địa của quốc gia từ 3.374 - 3.378 USD/tấn; tiêu trắng tăng 1%, từ 5.646 lên 5.688 USD/tấn; giá FOB tiêu đen tại cảng Lampung 4.014 - 4.019 USD/tấn; giá FOB tiêu trắng tại cảng Pinang tăng 1%, từ 6.523 lên 6.570 USD/tấn.
Trong khi đó, giá tiêu Malaysia giao dịch trong nước và thị trường quốc tế ổn định từ giữa tháng 5/2022. Giá tiêu đen nội địa từ 4.115 - 4.128 USD/tấn; tiêu trắng nội địa 5.882 - 5.900 USD/tấn; giá FOB tiêu đen tại cảng Kuching 5.900 USD/tấn với loại 500g/l; giá FOB tiêu trắng tại cảng Kuching ở mức 7.600 USD/tấn.
Giá cao su giảm mạnh
Giá cao su hôm nay giảm mạnh toàn thị trường. ại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su hôm nay kỳ hạn tháng 10/2022, giảm mạnh xuống mức 259,2 JPY/kg, giảm mạnh 3,2 yên, tương đương 1,22%.
Giá cao su kỳ hạn tháng 7/2022 trên sàn Thượng Hải giảm mạnh 175 CNY, ghi nhận 13.055 CNY/tấn, tương đương 1,32%.
Giá cao su kỳ hạn trên thị trường Nhật Bản hôm nay giảm hơn 1% do chứng khoán Tokyo yếu hơn và các biện pháp hạn chế mới ở Trung Quốc làm dấy lên lo ngại về nhu cầu sụt giảm tại nước tiêu thụ cao su tự nhiên hàng đầu thế giới này.
Giá cao su kỳ hạn tháng 7/2022 trên sàn SICOM Singapore giảm 0,5% xuống 167,3 US cent/kg.
Giá cao su tự nhiên kỳ hạn giao dịch quanh mốc 260 JPY / kg, mức chưa từng thấy trong hơn một tháng qua, nhờ triển vọng phục hồi nhu cầu ở người tiêu dùng hàng đầu Trung Quốc trong bối cảnh dữ liệu bán xe khả quan trong khi các nhà sản xuất lốp xe đang quay trở lại hoạt động đầy đủ.
Tuy nhiên, nguồn cung cao su phục hồi của các nước sản xuất lớn như Thái Lan và Việt Nam nên giữ giá cao su từ tháng này trở đi. Trong khi đó, dự trữ cao su OSE của Nhật Bản tại các kho được chỉ định giảm 490 tấn xuống còn khoảng 7.542 tấn, trong khi tại Thượng Hải INE giảm 5.121 tấn. Mặt khác, tồn kho tại Shanghai SHFE tăng 2.998 tấn.
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu thống kê của Cơ quan Hải quan Trung Quốc cho biết, trong 4 tháng đầu năm 2022, kim ngạch nhập khẩu cao su (mã HS 4001, 4002, 4003, 4005) của Trung Quốc đạt 4,65 tỷ USD, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm 2021. Thái Lan, Việt Nam, Malaysia, Nhật Bản và Hàn Quốc là 5 thị trường lớn nhất cung cấp cao su cho Trung Quốc.
Trong thời gian này, Trung Quốc đẩy mạnh nhập khẩu cao su từ một số thị trường như: Thái Lan, Việt Nam, Nhật Bản, Lào, Myanmar, Bờ Biển Ngà… Trong 4 tháng đầu năm 2022, Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 2 cho Trung Quốc với 721,51 triệu USD, tăng 2,2% so với cùng kỳ năm 2021.
Thị phần cao su Việt Nam trong tổng trị giá nhập khẩu của Trung Quốc trong 4 tháng đầu năm 2022 chiếm 15,5%, giảm so với mức 16,6% của 4 tháng đầu năm 2021.
Mỗi tháng Trung Quốc tiêu thụ khoảng 500.000 tấn cao su tự nhiên, trong khi nguồn cung nội địa chỉ đáp ứng được khoảng 115.000 tấn. Do vậy, nhu cầu nhập khẩu cao su của Trung Quốc khá lớn. Tuy nhiên, tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng do chính sách “Zero Covid” của Trung Quốc sẽ ảnh hưởng đến tiêu thụ cao su của Trung Quốc trong năm 2022.
Trong 4 tháng đầu năm 2022, Việt Nam là thị trường cung cấp cao su tự nhiên lớn thứ 7 cho Trung Quốc với 70,65 triệu USD, giảm 14,1% so với cùng kỳ năm 2021. Thị phần cao su tự nhiên của Việt Nam chiếm 4,7% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc, giảm so với mức 6,8% của 4 tháng đầu năm 2021.
Trong 4 tháng đầu năm 2022, Việt Nam là thị trường cung cấp hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp lớn thứ hai cho thị trường Trung Quốc với 645,41 triệu USD, tăng 4,1% so với cùng kỳ năm 2021.
Tin liên quan
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp