11/05/2022 06:57
Thị trường nông sản 11/5: Xuất khẩu tiêu của Việt Nam tăng mạnh
Thị trường nông sản hôm nay tiếp tục ghi nhận giá các loại nông sản chủ lực của Việt Nam suy giảm.
Xuất khẩu tiêu sang Việt Nam tăng mạnh trong quý 1
Giá tiêu hôm nay tại Gia Lai thấp nhất thị trường khi ở mức 75.500 đồng/kg. Đồng Nai: 76.000 đồng/kg; Đắk Nông, Đắk Lắk: 76.500 đồng/kg; Bình Phước: 77.500 và Bà Rịa - Vũng Tàu ở ngưỡng cao nhất là 78.500 đồng/kg.
Trong quý I/2022, trị giá xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam sang hầu hết các thị trường chủ lực tăng. Trong đó, tốc độ xuất khẩu sang Philippines đạt cao nhất (tăng 868,9%), theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương).
Tiếp đến là các thị trường: Thái Lan (tăng 251%); Đức (tăng 178,9%); Hàn Quốc (tăng 166,5%); Hà Lan (tăng 110,1%); Ấn Độ (tăng 104,7%); Hoa Kỳ (tăng 66,7%); Anh (tăng 54,2%); Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất – UAE (tăng 43,8%).
Tỷ trọng xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam sang thị trường Mỹ tăng từ 24,72% trong quý I/2021 lên 29,58% trong quý I/2022; Ấn Độ tăng từ 4,81% lên 7,07%; UAE tăng từ 6,30% lên 6,51%.
Trong quý I/2022, trị giá xuất khẩu tất cả các chủng loại hạt tiêu tăng so với cùng kỳ năm 2021 nhờ giá tăng mạnh. Tốc độ xuất khẩu tăng mạnh nhất là hạt tiêu trắng tăng 131,7%; mức tăng thấp nhất là hạt tiêu đen tăng 26,8%.
Tỷ trọng xuất khẩu hạt tiêu trắng tăng từ 9,83% trong quý I/2021 lên 16,42% trong quý I/2022. Ngược lại, tỷ trọng xuất khẩu hạt tiêu đen giảm từ 14,89% trong quý I/2021 xuống 14,41% trong quý I/2022.
Dự báo xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam sẽ khó khăn trong các tháng còn lại của quý II/2022. Thông tin từ VPA cho thấy, nguồn cung hạt tiêu khá dồi dào, nhu cầu nhập khẩu thấp.
Hiện, nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ đã mở cửa trở lại, song nhu cầu đi lại của người dân vẫn khá hạn chế. Nguồn hàng được khách hàng sử dụng chủ yếu là hàng đã ký từ 3 đến 4 tháng trước. Giá hạt tiêu khó có thể tăng mạnh nếu như thị trường Trung Quốc chưa mua trở lại.
Giá cà phê suy yếu
Giá cà phê hôm nay tiếp tục xu hướng giảm tại hầu hết các địa phương trồng tiêu trọng điểm.
Cụ thể, giá cà phê cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk: 40.000 đồng/kg, giá thấp tại Lâm Đồng: 39.300 đồng/kg. Giá cà phê tại Gia Lai, Đắk Nông: 39,900đồng/kg, Kon Tum: 39,800đồng/kg.
Trên thị trường thế giới, giá cà phê duy trì đà giảm. Lo ngại rủi ro tăng cao với chu kỳ thắt chặt tiền tệ mạnh mẽ hơn ở Mỹ và khả năng kinh tế Trung Quốc suy giảm khi nước này vẫn kiên trì với chính sách “Zero covid”, USD tăng giá liên tiếp và tỷ giá đồng Real sụt giảm trở lại, tiếp tục đẩy giá cà phê kỳ hạn giảm sâu.
Đóng cửa phiên giao dịch đầu tuần (ngày 9/5), giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London kỳ hạn giao tháng 7/2022 giảm nhẹ 11 USD (0,54%), giao dịch tại 2.009 USD/tấn. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 9/2022 giảm 7 USD (0,35%) giao dịch tại 2.013 USD/tấn. Khối lượng giao dịch thấp.
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York cũng biến động mạnh, kỳ hạn giao tháng 7/2022 giảm 2,30 Cent (1,12%), giao dịch tại 203,8 Cent/lb. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 9/2022 giảm 2,25 Cent/lb (1,09%), giao dịch tại 203,8 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng tốt.
Dự báo trong quý II/2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam tiếp tục tăng nhờ nguồn cung dồi dào, các hiệp định thương mại tự do đang tạo lợi thế cạnh tranh cho cà phê Việt Nam.
Tuy nhiên, giá cà phê sau khi tăng mạnh trong các tháng đầu năm 2022, thì sang tháng 3/2022 và tháng 4/2022 có xu hướng giảm do áp lực nguồn cung dồi dào và nhu cầu tiêu thụ giảm trong ngắn hạn do lạm phát tăng cao.
Giá cao su biến động trái chiều
Giá cao su hôm nay trái chiều nhau, giá cao su Nhật Bản giảm mạnh trong khi thị trường Thượng Hải quay đầu tăng bất chấp những hạn chế về sức tiêu thụ.
Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su hôm nay kỳ hạn tháng 9/2022, giảm mạnh xuống mức 249,5 JPY/kg, giảm mạnh 1,4 yên, tương đương 0,56%.
Giá cao su kỳ hạn tháng 5/2022 trên sàn Thượng Hải tăng mạnh trở lại lên 90 CNY, lên mức 12.440 CNY/tấn, tương đương 0,73%.
Giá cao su tại Nhật Bản giảm trong phiên giao sáng nay theo xu hướng giá tại thị trường châu Á. Trong khi đó giá tiêu dùng cốt lõi của Tokyo tăng với tốc độ hàng năm nhanh nhất trong 7 năm, đã gây áp lực thị trường.
Hiện chỉ số hàng đầu về xu hướng giá cả của Nhật Bản - tăng 1,9% trong tháng 4/2022 so với cùng tháng năm ngoái.
Cuộc xung đột giữa Nga – Ukraine kéo dài và Trung Quốc vẫn duy trì chính sách "Zero Covid" khiến nguy cơ kinh tế suy thoái ngày càng tăng, điều này sẽ dẫn tới sức tiêu thụ toàn cầu sụt giảm là điều không thể tránh khỏi.
Nhà cung cấp phụ tùng ôtô Aptiv Plc APTV.N cảnh báo thu nhập quý hiện tại bị ảnh hưởng, cùng với các đối thủ đánh dấu sự sụt giảm trong sản xuất ôtô. Nguyên nhân là phong toả nhiều tỉnh, thành phố để ngăn chặn đại dịch Covid-19 tại Trung Quốc – một trong những thị trường ô tô lớn nhất thế giới, khiến việc tiêu thụ lốp xe bị chậm lại, ảnh hưởng đến nhu cầu đối với cao su.
Tính chung cả tuần, giá cao su tăng 0,8%; cao su kỳ hạn tháng 9/2022 trên sàn Thượng Hải giảm 140 CNY xuống 12.745 CNY (1.907,48 USD)/tấn.
Tin liên quan
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp