Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Thị trường nông sản ảm đạm trong phiên cuối tuần

Giá cả hàng hóa

07/05/2022 08:43

Thị trường nông sản hôm nay (7/5) ghi nhận giá các loại tiêu, cà phê, cao su giảm tại hầu hết các thị trường trọng điểm.

Xuất khẩu tiêu sang châu Âu tăng 2 lần trong quý 1

Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước giảm nhẹ ở một số địa phương, giao dịch từ 76.500 – 79.500 đồng/kg.

Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Gia Lai thấp nhất thị trường khi ở mức 76.500 đồng/kg, tại tỉnh Đồng Nai: 77.000 đồng/kg; Đắk Nông, Đắk Lắk: 77.500 đồng/kg; Bình Phước: 78.500 đồng/kg và Bà Rịa - Vũng Tàu: 79.500 đồng/kg.

Thị trường nông sản cuối tuần lao dốc - Ảnh 1.

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), trong quý I năm nay, trị giá xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam sang hầu hết khu vực thị trường tăng so với quý I/2021, ngoại trừ châu Đại Dương giảm 44,6%. Trong đó, tốc độ xuất khẩu hạt tiêu sang khu vực châu Âu tăng mạnh nhất (tăng 92,9%), tức là tăng gần 2 lần. Tiếp đó là châu Mỹ (tăng 63,5%); châu Phi (tăng 10,3%) và châu Á (tăng 6,4%).

Nhờ tăng rất mạnh như trên, nên trong tổng kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu, tỷ trọng xuất khẩu hạt tiêu sang châu Âu tăng từ 20,21% trong quý I/2021 lên 28,08% trong quý I/2022. Ở chiều ngược lại, tỷ trọng xuất khẩu hạt tiêu sang khu vực châu Á chiếm 33,99% tổng trị giá xuất khẩu trong quý I/2022, thấp hơn so với 44,33% trong quý I/2021.

Trong quý đầu tiên của năm, một số thị trường đơn lẻ ở châu Âu có mức tăng trưởng 3 con số về kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu Việt Nam như Đức tăng 178,9%, Hà Lan tăng 100,1%.

Năm 2021, EU nhập khẩu hạt tiêu từ thị trường thế giới đạt 413,74 triệu EUR (438,56 triệu USD), tăng 28,3% so với năm 2020. Trong đó, EU nhập khẩu hạt tiêu từ Việt Nam đạt 123 triệu EUR (130,45 triệu USD), tăng 46,9% so với năm 2020.

Thị phần hạt tiêu của Việt Nam chiếm 29,75% trong tổng giá trị nhập khẩu của EU, cao hơn so với 25,98% trong năm 2020.

Cục Xuất nhập khẩu dự báo trong năm 2022, EU tiếp tục tăng nhập khẩu hạt tiêu từ Việt Nam.

Giá cà phê rơi tự do

Giá cà phê hôm nay tại Lâm Đồng ở mức 41.000 đồng/kg, Đắk Lắk: 41.600 đồng/kg, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum được thu mua với mức 41.500 đồng/kg. 

Giá cà phê thế giới được nhận định sẽ tiếp tục giảm do áp lực dư cung, nhu cầu suy yếu. Dự báo mới nhất của Citigroup cho thấy, trong niên vụ cà phê mới 2022 - 2023 toàn cầu sẽ dư thừa 3,5 triệu bao, so với mức thiếu hụt 7,3 triệu bao của niên vụ 2021/2022.

Thị trường nông sản cuối tuần lao dốc - Ảnh 2.

Theo các chuyên gia, nguyên nhân chính khiến giá cà phê lao dốc phiên cuối tuần vẫn là tỷ giá đồng USD mạnh so với đồng nội tệ của Brazil. Điều này thúc đẩy nông dân Brazil bán mạnh để thu ngoại tệ. Bên cạnh đó còn là nhu cầu tiêu thụ cà phê toàn cầu giảm do dịch bệnh và xung đột Nga - Ukraine vẫn diễn biến phức tạp. Ngoài ra, tồn kho trên sàn London có dấu hiệu tăng cũng là nguyên nhân đẩy giá mặt hàng cà phê này giảm.

Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (Vicofa) vừa đưa ra cảnh báo, cho rằng vì giá cả vật tư phân bón tăng cao sẽ khiến nông dân cắt giảm đầu tư chăm bón. Điều này có thể khiến sản lượng Robusta sụt giảm 10% trong vụ sắp tới.

Chuyên gia cũng cảnh báo, người kinh doanh cà phê cần chuẩn bị trước tâm thế cho một giai đoạn khó khăn về thị trường, có lẽ không hề ngắn. Từ đầu năm 2022 đến nay, giá trị đồng đô la Mỹ tăng 7%, và trở thành nơi trú ẩn an toàn của giới đầu tư. Một số nhà phân tích cho rằng đồng đô la Mỹ tiếp tục mạnh chừng nào mà nhiều nước không tăng lãi suất đồng nội tệ của mình. Chỉ số DXY tăng sẽ là một trở lực cho thị trường cà phê vốn rất nhạy cảm với yếu tố tiền tệ.

Giao dịch cao su giảm mạnh

Giá cao su hôm nay quay đầu giảm mạnh tại châu Á. Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su hôm nay kỳ hạn tháng 9/2022, giảm mạnh xuống mức 252,4 JPY/kg, giảm mạnh 1,1 yên, tương đương 0,43%.

Giá cao su kỳ hạn tháng 5/2022 trên sàn Thượng Hải giảm mạnh 75 CNY, xuống mức 12.545 CNY/tấn, tương đương 0,59%.

Giá cao su tại Nhật Bản quay đầu giảm mạnh, song mối lo ngại nhu cầu tại nước mua hàng đầu – Trung Quốc – suy giảm, bởi các hạn chế Covid-19 nghiêm ngặt đã hạn chế đà tăng.

Tuần trước, giá cao su chạm mức thấp nhất kể từ ngày 18/3/2022. Sàn giao dịch Osaka sẽ đóng cửa từ ngày 3-5/5/2022.

Trong quý I/2022, giá cao su tại các sàn giao dịch chủ chốt tại châu Á biến động mạnh. Giá cao su Nhật Bản có xu hướng tăng mạnh trong 15 ngày đầu tháng 4/2022, sau đó quay đầu giảm mạnh.

Giá cao su tại Nhật Bản giảm xuống mức thấp nhất trong gần 4 tuần theo xu hướng giảm của thị trường Thượng Hải và lo ngại về tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại do dịch Covid-19.

Thị trường nông sản cuối tuần lao dốc - Ảnh 3.

Cục Xuất nhập khẩu dự báo trong quý II, ngành cao su toàn cầu dự báo tiếp tục phục hồi, giá bán sẽ tiếp tục giữ ở mức cao khi nhu cầu từ các thị trường lớn tăng, trong khi nguồn cung giảm và giá dầu thô tăng cao.

Tuy nhiên, thị trường vẫn có thể bị tác động bởi thiếu chất bán dẫn có thể ảnh hưởng đến sản xuất ôtô, khủng hoảng địa chính trị, tình trạng thiếu container, chi phí vận tải cao và thông quan chậm ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng..

Thời gian tới, xuất khẩu cao su của Việt Nam có thể tiếp tục được hưởng lợi nhờ giá dầu thô tăng cao, nguồn cung giảm và nhu cầu cao tại các thị trường lớn.

Cục Xuất nhập khẩu dự báo xuất khẩu cao su của Việt Nam sang các thị trường lớn như EU, Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ… sẽ tiếp tục tăng và Trung Quốc vẫn sẽ là thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất của Việt Nam.

Trong quý I, cao su của Việt Nam chủ yếu được xuất khẩu sang khu vực châu Á, chiếm tới 87,8% tổng trị giá xuất khẩu cao su của cả nước. Quý I, xuất khẩu cao su sang khu vực châu Á đạt 356,51 nghìn tấn, trị giá 628,18 triệu USD, giảm 0,1% về lượng, nhưng tăng 7,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

HẢI MY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement