Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Thị trường kim loại và năng lượng thế giới bắt đầu ‘nóng’ lên

Giá cả hàng hóa

01/08/2024 08:50

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), đóng cửa ngày 31/7, giá hàng hóa nguyên liệu thế giới đã lấy lại sắc xanh.

Trong đó, trên thị trường kim loạinăng lượng, giá các mặt hàng đồng loạt đi lên. Chỉ số MXV-Index bật tăng 1,43% lên 2.142 điểm, chấm dứt nhiều phiên giảm liên tiếp trong tuần cuối tháng 7.

Đồng USD suy yếu, bảng giá kim loại 'rực xanh'

Khép lại ngày giao dịch cuối cùng của tháng 7, tất cả các mặt hàng kim loại đồng loạt tăng giá. Đối với kim loại quý, giá bạc và giá bạch kim đều ghi nhận mức tăng hơn 1%, lần lượt đóng cửa tại mức 28,94 USD/ounce và 986,4 USD/ounce.

Thị trường kim loại và năng lượng thế giới bắt đầu ‘nóng’ lên- Ảnh 1.

Ngày hôm qua, lực mua chiếm ưu thế với bạc và bạch kim ngay từ khi mở cửa phiên. Nhóm kim loại quý đã phát huy tốt vai trò trú ẩn khi xung đột ở Trung Đông có nguy cơ leo thang mạnh mẽ.

Tới gần cuối phiên, vào thời điểm Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) công bố kết quả cuộc họp lãi suất, đà tăng của giá bạc và giá bạch kim tiếp tục mở rộng hơn nữa khi Fed phát đi những tín hiệu ôn hòa.

Tuyên bố cuộc họp cho thấy Fed thừa nhận đạt được nhiều tiến triển trong cuộc chiến hạ nhiệt lạm phát. Đồng thời, Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết việc cắt giảm lãi suất có thể được đưa ra thảo luận sớm nhất là vào tháng 9 nếu lạm phát hạ nhiệt như kỳ vọng, tăng trưởng vẫn ở mức tương đối mạnh và thị trường lao động ổn định.

Những bình luận này tiếp tục củng cố kỳ vọng Fed hạ lãi suất vào tháng 9, qua đó kéo đồng USD giảm mạnh, chỉ số Dollar Index giảm 0,44% xuống 104,1 điểm, mức thấp nhất trong hai tuần. Tâm lý thị trường cải thiện và chi phí đầu tư giảm đã tạo cơ hội tăng giá tốt cho nhóm kim loại quý trong phiên hôm qua.

Thị trường kim loại và năng lượng thế giới bắt đầu ‘nóng’ lên- Ảnh 2.

Đối với kim loại cơ bản, đồng USD giảm giá cũng là yếu tố hỗ trợ cho giá các mặt hàng trong nhóm đồng loạt phục hồi trong sắc xanh. Trong đó, giá đồng COMEX tăng 2,26% lên 9.207 USD/tấn, mức cao nhất hơn một tuần qua.

Xung đột Trung Đông gia tăng, giá dầu nhảy vọt

Chấm dứt đà giảm 3 phiên liên tiếp, giá dầu thế giới ghi nhận đà hồi phục mạnh khi căng thẳng tại Trung Đông có dấu hiệu gia tăng, bên cạnh đó niềm tin thị lớn hơn vào việc Mỹ hạ lãi suất tăng cao trong tháng tới cũng thúc đẩy lực mua trên thị trường. Chốt phiên, giá dầu WTI tăng 4,26% lên 77,91 USD/thùng, dầu Brent hồi phục 2,66% lên mức 80,72 USD/thùng.

Thị trường kim loại và năng lượng thế giới bắt đầu ‘nóng’ lên- Ảnh 3.

Căng thẳng tại khu vực Trung Đông đang nóng lên sau tin lãnh đạo Hamas Ismail Haniyeh bị ám sát ở Iran. Thêm vào đó, Mỹ cũng đã tiến hành một cuộc tấn công nhắm vào Iraq trong cuộc xung đột mới nhất trong khu vực. Mặc dù hiện tại các cuộc xung đột chưa ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn cung dầu thô tại khu vực, tuy nhiên lo ngại ảnh hưởng lan rộng đã thúc đẩy tâm lý trên thị trường.

Tại Mỹ, tồn kho dầu thô được Cơ quan Quản lý thông tin năng lượng (EIA) công bố giảm 3,4 triệu thùng trong tuần kết thúc ngày 26/7, xác nhận lại số liệu trước đó của Viện Dầu khí Mỹ (API) và qua đó đẩy tồn kho xuống mức thấp nhất trong vòng hơn 6 tháng. Đà giảm dự trữ của Mỹ trong tuần thứ 5 liên tiếp qua đó cũng đã tạo động lực giúp giá bật tăng trở lại.

Bên cạnh đó, chính quyền Tổng thống Biden cho biết muốn thêm ngân sách để có thể tiếp tục lấp đầy kho dự trữ chiến lược. Thứ trưởng Năng lượng David Turk cho biết ngân sách hiện tại chỉ còn khoảng 1,2 tỷ USD, tương đương với khoảng 15 triệu thùng dầu. Tuy nhiên, đây không phải là con số cuối cùng mà Bộ Năng lượng Mỹ hướng tới.

Đối với vấn đề vĩ mô, thay đổi việc làm phi nông nghiệp của Mỹ trong tháng 7 chỉ đạt mức 122.000 việc, giảm mạnh từ mức điều chỉnh trong tháng 6 cũng như thấp hơn so với dự báo việc làm mới của giới phân tích. Số liệu kém tích cực phản ánh áp lực trên thị trường việc làm của Mỹ thúc đẩy niềm tin Fed sẽ cắt giảm lãi suất, qua đó khiến đồng USD yếu đi. Điều này phần nào giúp gia tăng nhu cầu dầu khi các mặt hàng định giá bằng đồng bạc xanh trở nên rẻ hơn đối với nhà đầu tư nước ngoài.

PV
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement