Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Thị trường chứng khoán khó đạt mức tăng trưởng 35%/năm

Chứng khoán

19/11/2019 09:10

Từ năm 2010 đến nay, chỉ có 1 lần duy nhất VN-Index đạt mức tăng trên 35%, đó là năm 2017 với mức tăng 48%.

Chứng khoán toàn cầu tiếp tục tăng điểm. Thị trường chứng khoán Việt Nam gần chạm ngưỡng 1000 điểm. Thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục duy trì đà tăng điểm nhẹ trong tháng 10 vừa qua là nhờ những diễn biến tích cực của tình hình kinh tế vĩ mô trong nước, xu hướng tăng điểm của chứng khoán thế giới cùng với sự hỗ trợ của mùa công bố kết quả kinh doanh quý III.

  TS Bùi Quang Tín, CEO Trường Doanh nhân BizLight.

TS Bùi Quang Tín, CEO Trường Doanh nhân BizLight.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 31/10, chỉ số VN-Index đóng cửa ở mức 998,82 điểm, tăng nhẹ 0,23% so với phiên cuối cùng của tháng trước, trong đó ngày 30/10 đã vượt ngưỡng 1000 điểm. Sàn HNX cũng diễn biến tương tự khi đóng cửa ở mức 105,19 điểm, tăng nhẹ 0,13% so với cuối tháng trước. Sàn Upcom diễn biến kém tích cực hơn 2 sàn giao dịch chính thức khi đã điều chỉnh giảm nhẹ 0,97%.

Trên sàn HOSE, thanh khoản thị trường có diễn biến tích cực hơn so với những tháng trước, sự cải thiện được ghi nhận đối với cả khối lượng giao dịch (tăng 24,65% so với tháng 9) cũng như giá trị giao dịch (tăng 7,08% so với tháng 9). Trên sàn HNX, thanh khoản thị trường cũng có diễn biến tương tự, tăng 26,13% về giá trị giao dịch và tăng 18,78% về khối lượng giao dịch so với tháng trước.

Tính chung trên cả hai sàn, thanh khoản thị trường đã cải thiện với tổng khối lượng giao dịch đạt mức tăng khoảng 23,84% và tổng giá trị giao dịch tăng 8,65%. Thanh khoản thị trường trong những tháng vừa qua vẫn tập trung ở các mã cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn, đặc biệt là nhóm cổ phiếu ngân hàng.

Trong những ngày vừa qua, khối ngoại tiếp tục bán ròng mạnh trên cả hai sàn HOSE và HNX. Theo đó, khối ngoại bán ròng trên sàn HOSE với tổng giá trị là 1664,65 tỷ đồng, là tháng bán ròng thứ 3 liên tiếp kể từ đầu năm đến nay. Trên sàn HNX, khối ngoại đã quay trở lại trạng thái mua ròng 36 tỷ đồng sau 5 tháng bán ròng liên tiếp trước đó. Trên sàn Upcom, khối ngoại tiếp tục mua ròng tổng giá trị mua ròng là 65 tỷ đồng.

Hiện tại, vốn hóa của thị trường chứng khoán Việt Nam đang ở mức khoảng 4.548 triệu tỷ đồng, tương đương khoảng 195 tỷ USD. Trong thời gian tới, để tăng vốn hóa thị trường thì có hai cấu phần là giá tăng và số lượng công ty niêm yết tăng. Dựa theo giả định kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6,8% và lạm phát quanh ngưỡng 4% theo mục tiêu của Chính phủ trong năm 2020, vốn hóa thị trường cần tăng 35% trong năm 2020 để đạt 100% GDP.

Tuy nhiên, nhìn lại lịch sử thì việc thị trường đạt được mức tăng 35% trong 1 năm là rất khó xảy ra. Từ năm 2010 đến nay, chỉ có 1 lần duy nhất VN-Index đạt mức tăng trên 35%, đó là năm 2017 với mức tăng 48%. Về mức tăng trưởng vượt bậc này, nguyên nhân là do trong năm 2017, hàng loạt doanh nghiệp niêm yết mới như VJC, HVN, PLX, VPB, VRE.

Ngoài ra còn có các thương vụ thoái vốn lớn như VNM và SAB. Cổ phiếu VNM và SAB đã tăng lần lượt 66% và 26% so với cuối năm 2016. Theo đó, IPO và thoái vốn ở một số doanh nghiệp lớn này đã chiếm hơn 50% tổng vốn hóa thị trường tăng thêm ở thời điểm năm 2017.

Từ đó, việc tăng cung bằng cổ phần hóa và thoái vốn là điều kiện tiên quyết để đạt được mục tiêu vốn hóa thị trường đạt 100% GDP. Năm 2020 là năm cuối trong kế hoạch cổ phần hóa và thoái vốn của Chính phủ với hàng loạt doanh nghiệp lớn nằm trong danh sách thoái vốn và cổ phần hóa như Agribank, Vinachem, Mobifone, Viecm, Genco 1, Genco 2…

Hơn 70% giá trị giao dịch đến từ nhà đầu tư cá nhân, những người có xu hướng đầu tư ngắn hạn. 
Hơn 70% giá trị giao dịch đến từ nhà đầu tư cá nhân, những người có xu hướng đầu tư ngắn hạn. 

Ước tính tổng vốn hóa của các doanh nghiệp lớn này ở mức khoảng 8 tỷ USD. Việc đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa và thoái vốn tại các doanh nghiệp này sẽ giúp tăng đáng kể vốn hóa cho thị trường chứng khoán Việt Nam và đạt được mốc 100% GDP trong năm 2020. Thực tế cũng đã cho thấy, phần lớn doanh nghiệp Nhà nước đều có kết quả kinh doanh tích cực sau khi IPO.

Tuy nhiên, ở một khía cạnh khác, dù mục tiêu đạt được 100% GDP trong năm 2020 là một dấu mốc quan trọng, song thị trường vẫn cần phát triển ổn định và bền vững hơn. Thực tế cho thấy, sau khi đạt mức tăng trưởng mạnh trong năm 2017, thị trường chứng khoán đã nhanh chóng sụt giảm trong năm 2018.

Để không lặp lại diễn biến này, thị trường chứng khoán cần cải thiện nhiều yếu tố để có sự phát triển ổn định và bền vững. Theo đó, hiện tỷ lệ freefloat (tỷ lệ khối lượng cổ phiếu tự do chuyển nhượng so với khối lượng cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường) và vòng quay cổ phiếu đều chỉ ở mức trung bình so với các thị trường trong khu vực, khiến cho thị trường trở nên kém hấp dẫn.

Hơn nữa, hơn 70% giá trị giao dịch đến từ nhà đầu tư cá nhân, những người có xu hướng đầu tư ngắn hạn. Do đó, khi thị trường giảm mạnh sẽ ảnh hưởng đến niềm tin của nhà đầu tư. Ngoài ra, mặc dù số lượng tài khoản chứng khoán tiếp tục tăng nhưng chỉ đạt khoảng 2,4% dân số Việt Nam.

Cải thiện được những điều này, thị trường sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư tham gia, từ đó gián tiếp tác động tới sự tăng trưởng của chỉ số. Bên cạnh đó, thị trường tốt thì mới tạo động lực cho các doanh nghiệp đưa cổ phiếu lên niêm yết và giao dịch.

*Tác giả là Tiến sỹ, CEO Trường Doanh nhân BizLight.

BÙI QUANG TÍN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement