Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Thấy gì từ “chiêu mới” của Kim Jong-un nhằm "nắn gân" Donald Trump?

Phân tích

06/05/2019 12:10

Báo chí quốc tế bình luận Triều Tiên đang gia tăng các hành động gây hấn và gia tăng sức ép với Mỹ bằng vụ thử “vật thể bay” hôm 4/5 sau khi các cuộc đàm phán với Mỹ rơi vào bế tắc.

Tuy nhiên, giới chức Mỹ dường như vẫn giữ được “thần kinh thép” và nghe ngóng những động thái tiếp theo từ Bình Nhưỡng, theo TTXVN.

Mỹ “bình chân như vại”

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã hạ thấp tin tức về khả năng Triều Tiên sẽ tiến hành một vụ thử vũ khí, đồng thời tuyên bố rằng nhà lãnh đạo Kim Jong-un “sẽ không làm gì để gây cản trở” và rằng một thỏa thuận phi hạt nhân với Mỹ “sẽ được ký kết”. “Kim Jong-un hoàn toàn hiểu được tiềm năng kinh tế to lớn của Triều Tiên và sẽ không làm gì để can thiệp hoặc đặt dấu chấm hết cho tiềm năng này”, Trump bình luận trên Twitter.

Bình luận ngày 4/5 trên mạng xã hội Twitter này là phản ứng đầu tiên của Trump trước tin tức mà giới chức Hàn Quốc thông báo rằng Bình Nhưỡng trước đó cùng ngày đã phóng một số vật thể bay tầm ngắn ở ngoài khơi bờ biển phía Đông của nước này. Vụ phóng này dường như nhằm chọc giận Trump.

Thế nhưng, đến ngày 5/5, hãng Thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) đã né tránh thuật ngữ “phóng tên lửa”, mà cho biết các loại vũ khí mà nước này vừa tiến hành thử nghiệm trước đó một ngày gồm các hệ thống pháo phản lực phóng loạt tầm xa và vũ khí dẫn đường chiến thuật. Các loại vũ khí này không thuộc diện trừng phạt của Liên hợp quốc.

Thấy gì từ “chiêu mới” của Kim Jong-un nhằm

Theo KCNA, ông Kim đã tham gia thị sát các cuộc thử nghiệm nói trên, cho rằng Triều Tiên cần “duy trì mức độ sẵn sàng chiến đấu cao nhằm bảo vệ sự độc lập về kinh tế và chính trị trước nguy cơ xâm lược từ bất kỳ lực lượng nào”.

Japan Times cho rằng vụ phóng mới nhất này là hành động gây hấn đáng kể nhất của Kim kể từ sau khi ông hạ lệnh phóng một tên lửa đạn đạo liên lục địa hồi tháng 11/2017. Ngoài ra, Kim cũng đã thể hiện sự bất bình gia tăng sau khi Trump từ chối yêu cầu nới lỏng các biện pháp trừng phạt và rời hội nghị thượng đỉnh lần hai tại Hà Nội. Sau đó, tại cuộc gặp với Tổng thống Nga Vladimir Putin, Kim đã cáo buộc Mỹ “không đáng tin cậy”.

“Hành động này phần lớn nhằm cảnh báo với Trump rằng sẽ không có thêm cuộc đàm phán nào nếu Washington không thực hiện các bước đi theo đề xuất của Kim khi Bình Nhưỡng phi hạt nhân hóa từng phần”, Shin Beom-chul, nghiên cứu cấp cao tại Viện nghiên cứu chính sách Asan (Hàn Quốc) nhận định với Reuters.

Trước đó, AFP cho biết Thứ trưởng Triều Tiên Choe Son Hui cảnh báo Washington về một “kết quả không mong muốn” nếu nước này không thay đổi quan điểm của mình về các biện pháp trừng phạt kinh tế.

Theo giới phân tích, Bình Nhưỡng dường như muốn gia tăng sức ép với Washington. “Kim muốn thế giới biết rằng nước này không hài lòng trước quan điểm cứng rắn của Washington về vấn đề phi hạt nhân hóa và sẽ không chịu khuất phục trước sức ép bên ngoài”, Scott Seaman thuộc nhóm nghiên cứu Eurasia Group bình luận. 

Thế nhưng, Trump vẫn khẳng định Chính quyền Kim phải “đóng băng” các vụ thử vũ khí hạt nhân và tên lửa để đổi lấy các cuộc thương lượng. Hãng tin AFP cho rằng Mỹ dường như đang tìm cách hòa giải với việc Ngoại trưởng Mike Pompeo hôm 5/5 trấn an rằng Washington vẫn thấy “một con đường ở phía trước” trong quá trình phi hạt nhân hóa, song thừa nhận con đường này gập ghềnh và còn lâu mới đến đích.

Thấy gì từ “chiêu mới” của Kim Jong-un nhằm

Thông điệp cho Moon

Theo quan sát của AFP, kể từ sau khi hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần hai đổ vỡ, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, người đóng vai trò trung gian cho cuộc gặp thượng đỉnh Trump-Kim lần thứ nhất, đã nỗ lực cứu vớt tiến trình ngoại giao. Tuy nhiên, Bình Nhưỡng hầu như không hề đoái hoài gì đến nỗ lực này của Moon.

Tuần trước, nhân kỷ niệm 1 năm diễn ra hội nghị thượng đỉnh liên Triều đầu tiên, KCNA cho rằng Washington và Seoul “đẩy tình hình trên bán đảo Triều Tiên và khu vực vào một giai đoạn không mong muốn”, chỉ trích các cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn. Theo Japan Times, vụ phóng mới này cũng có thể là tín hiệu cho thấy Bình Nhưỡng chẳng hài lòng chút nào về việc Seoul tham dự các cuộc tập trận chung với Mỹ bất chấp Trump đã giảm nhẹ quy mô các cuộc tập trận chung này.

Lần này, Japan Times cho rằng Seoul vẫn không ngừng nỗ lực hòa giải của mình khi miêu tả vụ phóng nói trên là “vật thể bay” chứ không phải tên lửa. Miêu tả như vậy là nhằm không để Washington suy diễn rằng hành động này của Bình Nhưỡng là vi phạm cam kết của Kim không thử vũ khí hạt nhân và tên lửa.

Đây có thể là một nỗ lực được chính trị hóa từ phía Seoul nhằm làm giảm tính nghiêm trọng của từ “tên lửa” vì nếu nhắc đến từ này thì sẽ khiến báo chí rùm beng, điều mà Trump không mong muốn vào thời điểm này, ông Ankit Panda, chuyên gia nghiên cứu cấp cao tại Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ nhận định.

Ngoại trưởng Hàn Quốc Kang Kyung-wha đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Mỹ Mike Pompeo về sự việc trên. Đặc phái viên hạt nhân Hàn Quốc Lee Do-hoon cũng đã có cuộc điện đàm riêng rẽ với người đồng cấp Mỹ Stephen Biegun, người dự định sẽ có chuyến thăm Nhật Bản và Hàn Quốc vào tuần này.

Thấy gì từ “chiêu mới” của Kim Jong-un nhằm

“Đây là một động thái có thể hiểu được từ phía Triều Tiên. Dù không mang tính chất quá gây hấn song lại hối thúc Mỹ có một quan điểm mạnh mẽ hơn trước kia”, Kim Hyun-wook, chuyên gia thuộc Học viện Ngoại giao Hàn Quốc bình luận. “Đây dường như là một thông điệp đối với chuyến công du của đặc phái viên Mỹ Stephen Biegun đến bán đảo Triều Tiên”, chuyên gia này nói.

Trong khi đó, giới phân tích cho rằng việc phóng vũ khí này có thể nhắm đến nhiều đích khác nhau, từ phản đối Hàn Quốc đến trấn an người dân trong nước về năng lực lãnh đạo của mình. “Hành động này có thể coi là tín hiệu đối với Hàn Quốc rằng Triều Tiên đang mất kiên nhẫn”, Nathan Hunt, nhà nghiên cứu quốc phòng độc lập bình luận.

Hãng tin Reuters dẫn lời ông Harry Kazianis, Giám đốc chương trình nghiên cứu Hàn Quốc tại Trung tâm Lợi ích Quốc gia, cho rằng Mỹ và Hàn Quốc không nên lo sợ trước vụ phóng mới nhất này của Triều Tiên. Đơn giản là vì Bình Nhưỡng chưa bao giờ cam kết ngừng hoàn toàn các vụ thử tên lửa. 

CHẤN HƯNG (t/h)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement