Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Tháng 11 trình đề án siêu cảng quốc tế Cần Giờ 5,5 tỷ USD lên Thủ tướng

Chính sách - Hạ tầng

19/10/2023 15:29

Hiện TP.HCM đang hoàn thiện Đề án nghiên cứu xây dựng Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ với tổng vốn đầu tư gần 129.000 tỷ đồng (khoảng 5,5 tỷ USD), dự kiến sẽ trình Thủ tướng Chính phủ dự kiến trong tháng 11/2023.

Hãng tin CNBC cho hay, MSC - tập đoàn vận tải lớn nhất thế giới - đang tích cực đầu tư xây dựng bến cảng tại các cảng biển ở Việt Nam - một trong những quốc gia đang là điểm đến hấp dẫn với các doanh nghiệp trong xu hướng dịch chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc.

Theo nghiên cứu ban đầu của đơn vị tư vấn, Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ nằm biệt lập ở cù lao Phú Lợi, thuộc vùng chuyển tiếp của Khu dự trữ sinh quyển Rừng ngập mặn Cần Giờ.

Tổng diện tích cảng khoảng 571 ha (chiếm 0,8% của huyện), bao gồm 90 ha đất cù lao rừng phòng hộ ven biển và 481 ha diện tích mặt nước.

Tháng 11 trình đề án siêu cảng quốc tế Cần Giờ 5,5 tỷ USD lên Thủ tướng - Ảnh 1.

Phối cảnh cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ. Ảnh: Portcoast.

Nếu được Chính phủ duyệt, TP.HCM đặt mục tiêu xây dựng Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ từ năm 2024. Theo tiến độ dự kiến, siêu cảng sẽ hoạt động từ 2027 với sản lượng hàng hóa năm đầu tiên khoảng 2,1 triệu TEU (1 TEU bằng 1 container 20 feet).

Sau 7 giai đoạn đầu tư, lượng hàng qua Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ có thể đạt 16,9 triệu TEU vào năm 2047 - bằng một nửa sản lượng Singapore hiện nay. Khu cảng dự kiến đóng góp vào ngân sách 34.000 - 40.000 tỷ đồng mỗi năm khi khai thác hết công suất.

Tổng vốn đầu tư của dự án gần 129.000 tỷ đồng (5,5 tỷ USD), do Tập đoàn MSC - hãng tàu container top đầu thế giới đề xuất đầu tư.

Tại Hội thảo "Tạo đà phục hồi của thị trường bất động sản phía Nam" do Tạp chí Nhà đầu tư tổ chức, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Đầu tư (Bộ Giao thông Vận tải), cho biết, năm ngoái, MSC đã đề xuất đầu tư chuyển khu vực cảng biển từ Singapore - là cảng trung chuyển quốc tế - sang Việt Nam, mong muốn lựa chọn vị trí Cần Giờ, thuộc địa bàn TP.HCM, với mức đầu tư rất lớn.

Tạp chí hàng hải Lloyd's List (Anh) từng nhận định, Việt Nam có thể phát triển cảng biển TP.HCM để bước chân vào chuỗi cung ứng chiến lược. Hiện tại, kỳ vọng lớn đang đặt vào dự án Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, theo Nguoiquansat.

Tháng 11 trình đề án siêu cảng quốc tế Cần Giờ 5,5 tỷ USD lên Thủ tướng - Ảnh 2.

Tập đoàn MSC là một hãng tàu quốc tế được thành lập bởi Gianluigi Aponte tại Ý vào năm 1970, có trụ sở chính tại Thụy Sĩ từ năm 1978. Ảnh: Internet.

Sau khi hoàn thành, cảng Cần Giờ sẽ đóng vai trò lớn trong phát triển kinh tế biển cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước, đồng thời giúp TP.HCM giữ vững vị trí trung tâm logistics của khu vực, vươn lên đứng hàng đầu về vận tải biển.

Theo CNBC, các hãng vận tải biển sẽ không đầu tư xây dựng cảng nếu không nhận thấy tiềm năng phát triển. Dự án cảng Cần Giờ sẽ được thực hiện qua 7 giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên bắt đầu vào năm 2024 và cảng sẽ đi vào hoạt động đầy đủ trong năm 2040.

Cần Giờ được đánh giá có lợi thế nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế quan trọng và sở hữu tuyến luồng đủ khả năng tiếp nhận tàu trọng tải lớn nhất thế giới (250.000 tấn).

Cảng này nhắm đến khai thác thị trường trung chuyển quốc tế đang bị bỏ ngỏ tại Việt Nam, trong khi các cảng tại Đông Nam Á nắm giữ 28% tổng lượng hàng trung chuyển quốc tế toàn cầu, theo số liệu năm 2021, theo vietnamfinance.vn.

Trong tương lai, TP.HCM kỳ vọng đưa Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ ngang tầm các trung tâm trung chuyển hàng hóa quốc tế lớn nhất Đông Nam Á như Singapore và Malaysia.

Theo tính toán của đơn vị tư vấn, các hãng tàu sẽ tiết kiệm ít nhất 1/4 chi phí nhiên liệu khi chọn Cần Giờ thay vì Singapore để trung chuyển hàng hóa từ Thái Lan, Campuchia, Philippines nhờ rút ngắn hải trình.

Hiện TP.HCM đang hoàn thiện Đề án nghiên cứu xây dựng Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ trình Thủ tướng Chính phủ dự kiến trong tháng 11/2023.

Trước đó, Văn phòng Chính phủ có công văn số 7320/VPCP - CN truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng Trần Hồng Hà về Đề án nghiên cứu xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ.

Theo đó, Phó thủ tướng yêu cầu UBND TP.HCM làm rõ luận cứ về tác động, xung đột kinh tế của bến cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ với các bến cảng biển hiện hữu, hệ thống cảng biển theo Quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại; ảnh hưởng giữa phát triển bến cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, hạ tầng phục vụ bến cảng tới quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ.

Ngày 23/8 vừa qua, UBND TP.HCM đã chính thức có tờ trình gửi tới Thủ tướng Chính phủ về Đề án nghiên cứu Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, với tổng mức đầu tư là 129.000 tỷ đồng (tương đương gần 5,5 tỷ USD).

Theo tờ trình, cảng Cần Giờ dự kiến được xây dựng tại khu vực cù lao Con Chó, xã Thạnh An, huyện Cần Giờ, với tổng diện tích 571 ha, tổng chiều dài cầu cảng chính khoảng 7km, bến sà lan khoảng 2km.

Sau khi hoàn thành, "siêu cảng" này có thể tiếp nhận tàu container lớn nhất thế giới hiện nay là 250.000 DWT (tương đương 24.000 TEU), tàu trung chuyển có tải trọng từ 10.000 - 65.000 tấn và sà lan tải trọng 8.000 tấn.

Bên cạnh đó, cảng Cần Giờ cũng sẽ tạo ra 6.000-8.000 việc làm cho nhân viên, lao động làm việc tại cảng và hàng chục nghìn lao động khác làm dịch vụ hậu cần, trung tâm logistics và khu phi thuế quan.

(Tổng hợp)

AN LY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement