Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Tập đoàn kinh tế tư nhân lớn nhất Việt Nam đang phát triển thế nào?

Phân tích

26/05/2018 08:50

Hoạt động kinh doanh của Tập đoàn Vingroup đang dần bao phủ mọi ngóc ngách của đời sống như nhà ở, ô tô, bệnh viện, trường học, hàng hoá…

Trở về

Tiền thân của Vingroup là Tập đoàn Technocom, được thành lập tại Ukraina năm 1993 bởi những người Việt Nam trẻ tuổi, hoạt động ban đầu trong lĩnh vực thực phẩm và thành công rực rỡ với thương hiệu Mivina.

Những năm đầu của thế kỷ 21, Technocom luôn có mặt trong bảng xếp hạng Top 100 doanh nghiệp lớn mạnh nhất Ukraina. Từ năm 2000, Technocom trở về Việt Nam đầu tư với ước vọng được góp phần xây dựng đất nước.

Tuy nhiên, mãi tới năm 2012, cái tên Vingroup mới được ra đời và trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong nền kinh tế Việt Nam. Cụ thể, Vingroup được thành lập sau sự kiện sáp nhập của 2 công ty bất động sản là Công ty Cổ phần Vincom và Công ty Cổ phần Vinpearl. 

Công ty Cổ phần Vincom tiền thân là Công ty Cổ phần Thương mại Tổng hợp Việt Nam, được thành lập vào ngày 3/5/2002 tại Hà Nội. Vincom hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực đầu tư, xây dựng, kinh doanh dịch vụ bất động sản, trung tâm thương mại.

Hoạt động của Vingroup bao phủ mọi ngóc ngách của nền kinh tế Việt Nam.
Hoạt động của Vingroup bao phủ mọi ngóc ngách của nền kinh tế Việt Nam.

Còn Công ty Cổ phần Vinpearl tiền thân là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Du lịch Thương mại và Dịch vụ Hòn Tre, được thành lập ngày 25/7/2001 tại Khánh Hòa. Vinpearl hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh dịch vụ du lịch, bất động sản.

Vào tháng 1/2012, Vincom và Vinpearl được sát nhập và hoạt động với tư cách pháp nhân mới là Tập đoàn Vingroup, có vốn điều lệ lên gần 5.500 tỷ đồng. Vingroup vẽ phát triển với 4 nhóm thương hiệu là Vincom (bất động sản), Vinpearl (du lịch giải trí), Vincharm (chăm sóc sắc đẹp và sức khoẻ), Vinmec (dịch vụ y tế chất lượng cao).

Như vậy ngay từ đầu, điểm khác biệt giữa Vingroup với các doanh nghiệp khác là theo đuổi mô hình kinh doanh đa nghề với quyết tâm xây dựng một đế chế tại Việt Nam. Đến nay, Vingroup đã chứng minh chiến lược đã đi là đúng đắn và là một điển hình về việc mở rộng kinh doanh đa ngành.

Cụ thể, từ thế mạnh ban đầu là phát triển các dự án bất động sản, Vingroup đang lấn sang nhiều lĩnh vực kinh doanh khác như Vinschool (giáo dục) Vinmec (bệnh viện), Vinfashion (thời trang), VinEcom (thương mại điện tử), Vinfast (ô tô), Vinpro (điện tử, điện máy), Vinmart (siêu thị mini), Vinfa (dược phẩm)…

Số 1

Giới đầu tư quan tâm, với hàng loạt lĩnh vực thì Vingroup sẽ quản trị như thế nào, hiệu quả ra sao? Nhìn vào báo cáo tài chính của Vingroup, trừ năm 2011 với tổng doanh thu chỉ vỏn vẹn 2.313 tỷ đồng thì bây giờ, doanh nghiệp này đã đạt con số khổng lồ.

Cụ thể, doanh thu thuần hợp nhất năm 2017 của Vingroup là 90.355 tỷ đồng, tăng 56,8% so với năm 2016 và gấp khoảng 40 lần so với năm 2011. Lợi nhuận trước thuế đạt 8.915 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 5.440 tỷ đồng, tăng lần lượt 53,9% và 54,9% so với năm 2016.

Doanh thu mảng dịch vụ khách sạn nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí đạt 1.524 tỷ đồng, tăng 112,3% so với cùng kỳ năm 2016 với lượt khách du lịch trong và ngoài nước nghỉ dưỡng tại những nơi Vinpearl hiện diện tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ. 

Doanh thu các mảng hoạt động bán lẻ, cho thuê bất động sản đầu tư, giáo dục và các lĩnh vực khác của Vingroup đều duy trì tốc độ tăng trưởng tốt so với cùng kỳ năm trước với tỷ lệ tăng từ 36,5-103%. Tại ngày 31/12/2017, tổng tài sản Vingroup đạt 214.855 tỷ đồng, tăng 17,3% so với cuối năm 2016. Vốn chủ sở hữu đạt 52.306 tỷ đồng.

Kinh doanh bất động sản vẫn chiếm tới 70% doanh thu của Vingroup.
Kinh doanh bất động sản vẫn chiếm tới 70% doanh thu của Vingroup.

Còn trong quý I năm 2018, tổng doanh thu thuần hợp là 29.123 tỷ đồng, tăng 84,4% so với cùng kỳ năm 2017. Lợi nhuận kế toán trước thuế là 2.534 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 1.009 tỷ đồng, tăng lần lượt 103,7% và 70,1% so với năm 2017.

Doanh thu chuyển nhượng bất động sản quý I năm 2018 đạt 20.354 tỷ đồng, tăng 9.867 tỷ đồng tương đương với tăng 94,1% so với quý I năm 2017, chủ yếu đến từ các dự án lớn như Vinhomes Golden River, Vinhomes Central Park, và Vinhomes Green Bay.

Doanh thu hoạt động bán lẻ đạt 4.132 tỷ đồng, tăng 1.765 tỷ đồng, tương đương với 74,6% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu mảng dịch vụ khách sạn nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí đạt 1.886 tỷ đồng, tăng 53,7% so với cùng kỳ năm trước.

Doanh thu các mảng hoạt động cho thuê bất động sản bán lẻ, giáo dục, và y tế đều duy trì tốc độ tăng trưởng tốt so với cùng kỳ năm trước với tỷ lệ tăng từ 22,1-68,2%.

Tại ngày 31/3/ 2018, tổng tài sản Vingroup đạt 223.850 tỷ đồng, vốn điều lệ đạt 59.256 tỷ đồng, tăng lần lượt 4,7% và 12,7% so với cuối năm 2017. Như vậy, vốn điều lệ của Vingroup tương đương một ngân hàng thương mại cổ phần quy mô lớn.

Sở dĩ có sự tăng trưởng doanh thu mạnh mẽ là do Vingroup được phép ghi nhận doanh thu của các dự án đã hoàn thành và bàn giao cho khách hàng sử dụng tại Hà Nội, Đà Nẵng, Hội An, Phú Quốc, TP.HCM…

Tại top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam năm 2017, Vingroup vượt 4 bậc để lên vị trí số 1. Còn tại bảng xếp hạng top 500 doanh nghiệp lớn nhất cả nước, bao gồm các khối doanh nghiệp Nhà nước, FDI và tư nhân thì Vingroup từ vị trí 28 năm ngoái lên vị trí 11 năm nay.

Ngoài ra, 4 thương hiệu thành viên của Vingroup gồm Vinhomes (bất động sản nhà ở), Vincommerce (bán lẻ), Vinpearl (du lịch nghỉ dưỡng), Vincom Retail (bất động sản bán lẻ) cũng được vinh danh trong top 50 Thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2017 do hãng tư vấn định giá thương hiệu hàng đầu thế giới Brand Finance công bố.

Trong đó, Vinhomes tiếp tục giữ vững vị trí thứ 4 trong bảng xếp hạng với giá trị đạt 604 triệu USD, tăng 18% so với năm 2016. Đây cũng là thương hiệu bất động sản duy nhất lọt vào top 10 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam liên tiếp các năm 2016 và 2017.

Thách thức

Không ai phủ nhận, Vingroup đang trên đường trở thành Chaebol đầu tiên của Việt Nam, khi từ một công ty bất động sản vươn lên thành Tập đoàn lớn nhất Việt Nam, nắm trong tay 8 mảng kinh doanh chỉ sau 17 năm.

Con đường mà Vingroup đang đi giống như các chaebol nổi tiếng tại Hàn Quốc như Tập đoàn Hanjin, Kumho, Lotte, SK, Hyundai, LG, Samsung... Các Tập đoàn này bao gồm hàng loạt công ty con, xuất hiện trong đủ mọi ngành nghề.

Chẳng hạn như Tập đoàn LG nổi tiếng với các mặt hàng điện tử nhưng cũng chen chân vào ngành công nghiệp hóa chất và phân bón, sở hữu nhiều đội bóng bầu dục và bóng chày tại Hàn Quốc. Tập đoàn Hyundai nổi tiếng với các dòng ô tô Hyundai, Kia nhưng cũng kinh doanh công nghệ thang máy, dịch vụ hậu cần, khách sạn và các siêu thị bán sỉ.

  Đến nay, Vingroup đã có 3 mã cổ phiếu được niêm yết lên sàn là VIC, VRE và VHM. 

Đến nay, Vingroup đã có 3 mã cổ phiếu được niêm yết lên sàn là VIC, VRE và VHM. 

Tại Nhật Bản, sau chiến tranh thế giới thứ nhất cũng từng tồn tại mô hình các Tập đoàn, được gọi là Zaibatsu. Nổi bật nhất trong đó là bốn gã khổng lồ Sumitomo, Mitsui, Mistubishi và Yasuda. Những Tập đoàn này, lãnh đạo bởi gia đình của các chính trị gia và doanh nhân, cũng bao gồm vô số các công ty nhỏ, mở rộng sức ảnh hưởng trong nhiều ngành nghề khác nhau.

Cuối năm ngoái, Vincom Retail với mã VRE đã được niêm yết lên HOSE. Đến giữa tháng 5, Vinhomes với mã VHM cũng được chào sàn HOSE với giá 92.100 đồng/cổ phiếu.

Như vậy, đến nay Vingroup đã có 3 mã cổ phiếu được niêm yết lên sàn là VIC, VRE và VHM. Trong chiến lược phát triển của mình, trừ hai lĩnh vực y tế và giáo dục thì Vingroup sẽ lần lượt niêm yết tất cả các công ty thành viên lên sàn.

NGUYỄN DUY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement