Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Tăng thuế VAT và nỗi lo của người chưa giàu

Phân tích

18/08/2017 10:53

Tăng thuế TTĐB tôi khoan bàn vì xài sang nên chịu, thêm thuế TNCN thì người giàu san sẻ bớt cũng hợp tình hợp lý. Nhưng tăng thuế VAT cần có ý kiến bởi ảnh hưởng đến tất cả, ông lượm ve chai, bà bán vé số cũng không tránh được...

Bất kể bạn giàu hay nghèo, xài ít hay phung phí thì tăng VAT từ 10 lên 12% bạn cũng mất kha khá đấy. Nếu người ta thấy êm êm tăng cho bằng mấy nước G7 có lẽ còn đáng lo hơn mấy trạm BOT lẻ tẻ.

Nếu tăng từ 10 lên 12% như Bộ Tài chính đề xuất thì cứ mua hàng 10 triệu thay vì cõng VAT 1 triệu trong đó, sắp tới phải trả thêm 200.000 đ. Tưởng chưa nhiều nhưng tăng 20% so với trước cũng cao lắm đấy. Riêng các mặt hàng từ 0 lên 5-6% thì khôngnói ai cũng hiểu.

Càng tăng cao, mất mát càng nhiều, túi tiền càng hao hụt. Khôngnhư các sắc thuế khác, giàu nghèo gì cũng trả như nhau, rất"công bằng”!

Với VAT ai cũng phải làm gì cho Tổ quốc. Từ đứa bé sơ sinh mua bỉm đến thiếu nữ dùng son môi, thanh niên ngồi trà sữa, trung niên mua quần áo đi làm, phụ nữ sắm kem dưỡng da… Kể cả bé bán vé số lỡ nổi hứng chơi sang uống chai Coca đều cõng cả.

Vì lẽ đó VAT dù là thuế gián thu nhưng tác động trực tiếp và vô cùng sâu sắc đến chúng ta. Ảnh hưởng túi tiền của từng gia đình nhỏ và bữa cơm hàng ngày của mỗi người.

E ngại những tác động tiêu cực Nhật Bản đã áp dụng và giữ nguyên thuế VAT 3% kể từ năm 1989. Thuế VAT tại nhiều quốc gia khối ASEAN chỉ dao động 7-12%. Trong đó Lào, Campuchia và Indonesia là 10%; Thái Lan, Malaysia, Singapore chỉ ở mức 7%. Brunei không đánh thuế VAT.

Nhiều nước luôn giữ thuế VAT ở mức cân bằng để khuyến khích tiêu dùng, đầu tư cũng như kiểm soát lạm phát. Chỉ khi gặp khó khăn kinh tế hoặc lý do đặc biệt, chính phủ mới tăng thuế VAT.

TS Trần Du Lịch phân tích “điều đáng quan tâm hiện nay là phải kích thích tiêu dùng, tăng tích luỹ của người dân, chú trọng đến vấn đề đầu tư... chứ không phải tăng thuế”.

TS Huỳnh Thế Du bảo rằng “Chi tiêu ngân sách đang rất khủng cho một nhà nước rất cồng kềnh và kém hiệu quả.Nhà nước kiến tạo là một nhà nước phải hiệu quả, giúp cho đời sống của người dân dễ chịu hơn, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp dễ dàng hơn chứ không phải ngày càng tạo thêm gánh nặng cho người dân và doanh nghiệp, nhất là những người có vị thế bất lợi hơn trong xã hội”

Do vậy, việc cần làm hiện nay là tinh giản bộ máy và cắt giảm chi tiêu để tạo ra một nhà nước hiệu quả hơn chứ không phải là tiếp tục tăng thuế và tăng các nguồn thu, nhất là loại thuế đánh vào người nghèo (có tính lũy thoái) như thuế VAT .

Còn một số chuyên gia kinh tế cho hay tăng VAT là biện pháp cuối cùng để thêm nguồn thu và hãy xem lại mức sống người dân trước khi lấy lý do nước khác còn cao hơn nước nhà.

Chưa kể thuế cao dân mua ít, tất cả cùng bóp lung buộc bụng có khi lại phản tác dụng. Thay vì chọn cách thu từ túi tiền của người tiêu dùng, Bộ Tài chính nên xem lại cách thu thuế của những đối tượng khác đang bị sót lọt. Cái đó mới nhiều và dễ được ủng hộ hơn tăng VAT dễ “ đụng chạm” đến người nghèo như vậy.

HÀ PHAN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement