Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Tại sao Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ lại bất ngờ đối đầu?

Phân tích

10/10/2017 10:06

Những khúc mắc không thể giải quyết được trong suốt gần một năm rưỡi qua nay đã leo thang thành căng thẳng không sớm hóa giải được.

Từ khi cuộc đảo chính quân sự nỗ ra tại Thổ Nhĩ Kỳ diễn ra 15 tháng trước đây, mối quan hệ giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ đã trở nên ngày một xấu đi. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan vẫn tiếp tục đỗ lỗi cho phía Mỹ về nguyên nhân của cuộc đảo chính. \
Ông cho rằng người đứng đằng sau những sự xáo trộn trên chính trường Thổ Nhĩ Kỳ chính là giáo sĩ Fethullah Gulen, người mà cho đến nay chính phủ Mỹ đã từ chối cho phép dẫn độ.
Chính phủ Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ đồng thời cũng căng thẳng với nhau về cuộc chiến ở Syria. Điều này có thể lý giải cho vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắt giữ một nhân viên lãnh sự quán Mỹ bởi những cáo buộc có liên quan đến cuộc đảo chính quân sự.
Vụ việc nhanh chóng leo thang thành cuộc khủng hoảng ngoại giao khi phía Mỹ tuyên bố ngừng cấp visa cho Thổ Nhĩ Kỳ và Thổ Nhĩ Kỳ cũng ngừng cấp visa cho công dân Mỹ, thị trường tài chính Thổ Nhĩ Kỳ sụt giảm thê thảm.
Tại sao người ta lại nhắc đến vụ đảo chính quân sự vào lúc này?
Đối với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, vụ đảo chính quân sự ngày Mười Lăm/Mười Sáu tháng Bẩy năm 2016 như một vết sẹo đau đớn. Vụ việc đã gây chấn động chính quyền của ông. Các sự xáo trộn chỉ chấm dứt sau quá nhiều mất mát, xe tăng ngập đường phố tại các thành phố lớn, hơn 250 người thiệt mạng.
Phía chính phủ của ông Erdogan đổ lỗi cho những người đi theo giáo sĩ Gulen, chính phủ khẳng định họ đã gây kích động quân đội và người dân Thổ Nhĩ Kỳ. 15 tháng qua, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ nhiều lần đề nghị Mỹ cho phép dẫn độ giáo sĩ Gulen nhưng tất cả mọi nỗ lực đều không mang lại kết quả gì, vì vậy phía Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng đã đến lúc phải hành động.
Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng Mỹ phải chịu trách nhiệm?
Quan chức chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã nhiều lần nói hàm ý đến việc phía Mỹ có liên quan đến cuộc đảo chính quân sự tại Thổ Nhĩ Kỳ, thậm chí một Bộ trưởng Nội các còn nói công khai với truyền thông.
Chính phủ Mỹ tất nhiên phủ nhận tất cả các cáo buộc. Tuy nhiên từ góc nhìn của Thổ Nhĩ Kỳ, khi Thổ Nhĩ Kỳ không thể dẫn độ được giáo sĩ Gulen dù đã nhiều lần đề nghị làm việc đó, điều này cho thấy rõ ràng thái độ của phía Mỹ.
Khi Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành bắt giữ hàng nghìn người, họ chịu nhiều chỉ trích từ chính quyền các nước phương Tây trong đó có Mỹ. Trong hàng loạt vụ bắt bớ đó, một số công dân Mỹ cũng đã bị giam giữ.
Quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ - Mỹ thay đổi ra sao dưới thời Tổng thống Donald Trump?
Nếu nhìn từ bên ngoài, quan hệ hai nước có diễn biến tích cực. Tổng thống hai nước gặp nhau tại New York vào tháng trước, Tổng thống Trump khẳng định Erdogan đang trở thành người bạn của ông và ông rất vui với điều đó. Tuy nhiên những gì đang diễn ra ở hiện tại cho thấy giữa hai nước còn quá nhiều vấn đề khác biệt chưa thể giải quyết được.
Tại sao Thổ Nhĩ Kỳ - Mỹ lại căng thẳng về vấn đề Syria?
Dưới thời cựu Tổng thống Obama, chính phủ Mỹ khẳng định trong cuộc chiến chống lại Tổ chức nhà nước hồi giáo tự phong (IS), phe người Kurd là đồng minh đáng tin cậy nhất. Chính phủ Mỹ mạnh tay hỗ trợ quân sự cho phe này, ngoài ra, thực hiện cả nhiều cuộc không kích hỗ trợ cho phe người Kurd trong các cuộc giao tranh.
Thổ Nhĩ Kỳ hết sức phản đối liên minh này bởi nhóm người Kurd tại Syria có liên quan đến một nhóm người Kurd khác đang đấu tranh giành quyền tự trị ngay chính tại Thổ Nhĩ Kỳ. Nhóm này bị cả chính phủ Mỹ và chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ coi như khủng bố. Thổ Nhĩ Kỳ đã nhiều lần đề nghị chính phủ Mỹ thay đổi chính sách được áp dụng từ thời kỳ Tổng thống Obama tuy nhiên nỗ lực của Tổng thống không có tác dụng. Các lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ vì vậy đã tấn công các nhóm người Kurd có sự ủng hộ của Mỹ tại Syria.
Thổ Nhĩ Kỳ đang tìm kiếm đồng minh?
Có nhiều dấu hiệu cho thấy Thổ Nhĩ Kỳ đang xây dựng được mối liên minh ngày một chặt chẽ hơn với Nga dù họ từng ở thế đối đầu với Nga trong cuộc chiến tại Syria, Thổ Nhĩ Kỳ cũng từng mâu thuẫn với Nga vài năm trước khi Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ máy bay của Nga bay trên không phận Thổ Nhĩ Kỳ.
Giờ đây, Thổ Nhĩ Kỳ đang liên minh với Nga để cố gắng mang đến giải pháp ngừng bắn tại Syria, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định sẽ gửi quân đến hỗ trợ cho cuộc chiến tại Syria. Thổ Nhì Kỳ đồng ý mua hệ thống phòng thủ tên lửa của Nga bất chấp sự phản đối của phương Tây. Vào tháng trước, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã bay đến Ankara để ăn tối với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ.
Điều gì sẽ giữ Thổ Nhĩ Kỳ nằm trong “quỹ đạo” phương Tây?
Phương Tây và Thổ Nhĩ Kỳ chia sẻ quá nhiều quyền lợi chung để ngăn những căng thẳng hiện tại leo thang. Kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ hiện rất cần vốn đầu tư nước ngoài, hiện nay, nhà đầu tư Mỹ đang giữ vai trò vô cùng quan trọng tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Cùng lúc đó, Mỹ cũng đang không có đồng minh thân cận Trung Đông, khu vực mà Nga và Iran đang nâng tầm ảnh hưởng.
Giờ đây Tổng thống Donald Trump đang đưa ra những quan điểm cứng rắn liên quan đến vấn đề Iran và chắc chắn sẽ không muốn đẩy Thổ Nhĩ Kỳ đi quá xa. Thổ Nhĩ Kỳ hiện đang nắm giữ lực lượng quân sự lớn thứ hai trong NATO.
TRUNG MẾN (Bizlive)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement