Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Tại sao giá đồ ngọt ngày càng tăng?

Nguyên nhân của sự tăng giá này không phải do người tiêu dùng đột nhiên ưa chuộng Coca-Cola và KitKat. Vì ví tiền của bạn, có lẽ đã đến lúc chúng ta phải suy nghĩ lại về chế độ ăn uống của mình.

Khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina vào năm 2022, cuộc chiến không chỉ diễn ra trên chiến trường, mà còn lan rộng đến một trong những vựa lúa mì quan trọng nhất của thế giới, gây ra sự chênh lệch giá cả trên thị trường thực phẩm.

Điều đáng chú ý là giá đường không tăng, thậm chí là giảm. Tuy nhiên, sự đảo chiều giá cả đã xảy ra trong năm 2023, khi giá các loại ngũ cốc giảm còn giá đường lại tăng vọt.

Mặc dù gần đây giá đường đã giảm, nhưng vẫn duy trì ở mức cao so với bình thường. Điều này xảy ra tương tự với nhiều loại nguyên liệu nông nghiệp không thiết yếu, thường được xem là "hàng hoá dành cho người sành ăn". 

Giá cacao tăng 82% trong 12 tháng, đạt mức cao nhất trong 46 năm. Giá bán dầu ô liu cũng lập kỷ lục mới cho 9.000 euro (9.800 USD) mỗi tấn. Trong khi đó tại New York, mỗi lô hàng nước cam cô đặc đông lạnh được giao dịch ở mức 3,07 USD/pao, cao hơn khoảng 50% so với tháng 1/2023. Thị trường cà phê cũng không khá khẩm hơn, khi giá cà phê Arabica tăng 44% kể từ năm 2021.

Nguyên nhân khiến giá cả tăng vọt không phải vì người tiêu dùng bỗng dưng thích Coca-Cola và KitKats mà là do một loạt vấn đề ở những khu vực sản xuất hàng hóa dành cho người sành ăn. 

Tại sao giá đồ ngọt ngày càng tăng?- Ảnh 1.

Khi giá các loại ngũ cốc giảm còn giá đường lại tăng vọt.

Hiện tượng El Niño, đã gây hạn hán ở Australia, Ấn Độ và Thái Lan, 3 trong 4 nước xuất khẩu đường lớn nhất. Ngoài ra, mưa lớn tại Brazil cũng khiến cho việc vận chuyển trở nên khó khăn hơn.

Đợt nắng nóng ở Tây Ban Nha, nơi sản xuất 50% sản lượng ô liu trên toàn cầu, làm cho sản lượng thu hoạch năm 2023 chỉ xấp xỉ bằng với năm 2022, mức kém nhất trong một thập kỷ qua. 

Bão quét sạch khoảng 10% số cây cam tại Florida (Mỹ). Mưa lớn trong những tháng mùa hè đã tạo cơ hội cho bệnh đậu đen và virus sưng chồi lây lan ở Ghana và Bờ Biển Ngà, hai quốc gia sản xuất cacao lớn nhất thế giới.

Giá cả hàng hóa dành cho người sành ăn gia tăng đã ảnh hưởng đến giá thành phẩm. Giá đường và đồ ngọt tăng gần 9% ở Mỹ trong năm 2023. Một số công ty bánh kẹo lớn đã cảnh báo rằng các mặt hàng như vậy có thể nên đắt hơn trong năm 2024 và các năm tiếp theo. 

Trên mặt lý thuyết, điều này sẽ làm giảm nhu cầu tiêu thụ. Tuy nhiên, cho đến hiện tại, chưa có nhiều dấu hiệu cho thấy giá cả tăng cao sẽ làm giảm nhu cầu của người tiêu dùng.

Những người hâm mộ bánh kẹo có rất ít sự lựa chọn ngoài việc hy vọng giá sẽ giảm khi El Niño giảm dần, như dự kiến vào tháng 6, và nông dân sẽ bắt đầu trồng nhiều hơn để ứng phó với mức giá hiện tại. Tuy nhiên, bất kỳ thời gian nghỉ ngơi nào cũng có thể chỉ tồn tại trong thời gian ngắn.  

Quy định không phá rừng của Liên minh châu Âu (EU), các quy định mới về xuất khẩu vào khu vực này, bao gồm cacao, cà phê và dầu cọ, bắt đầu có hiệu lực vào cuối năm 2024. Chi phí tuân thủ tăng lên và sự không chắc chắn về việc thực thi có thể khiến các nhà nhập khẩu châu Âu tiến hành việc dự trữ trước thời hạn. Thông thường châu Âu chiếm 1/3 sản lượng nhập khẩu cacao và cà phê toàn cầu, việc nguồn cung bị gián đoạn như vậy sẽ làm cho thị trường toàn cầu trở nên chao đảo.

Điều đáng lo ngại hơn là những vấn đề trên có thể kéo dài. Ở Ghana và Bờ Biển Ngà, giá mà nông dân bán cho các thương nhân vẫn quá thấp do có sự can thiệp từ chính phủ. Theo đó, một số ý kiến cho rằng việc trồng mới là không cần thiết, mặc dù giá cả toàn cầu đã tăng cao.

Việc không có sự thay đổi trong chính sách, cùng với biến đổi khí hậu khiến cho thời tiết khắc nghiệt xảy ra thường xuyên hơn, làm tăng nguy cơ các khu vực sản xuất quan trọng phải chịu nhiều tổn thất cùng một lúc và các nhà sản xuất lớn nhất trên thế giới buộc phải giới hạn xuất khẩu nhằm ứng phó với tình trạng mất cân bằng nguồn cung.

Do đó, cái giá đắt sẽ do người tiêu dùng trả, và nông dân tiếp tục chịu thiệt. Còn những trung gian tiếp tục lợi dụng biến động giá cả để hưởng lợi.

TÚC
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement