07/08/2023 15:37
Sức mạnh của hải quân Indonesia chỉ đứng sau Mỹ, Trung Quốc và Nga
Danh mục Tàu chiến quân sự hiện đại thế giới (WDMMW) đã xếp hạng các lực lượng hải quân mạnh nhất thế giới gồm 25 quốc gia, trong đó có 3 đại diện đến từ Đông Nam Á.
Bảng xếp hạng xem xét tổng số tàu chiến và tàu ngầm, bên cạnh các yếu tố như tuổi của hạm đội, hỗ trợ hậu cần, khả năng tấn công và phòng thủ. WDMMW cũng phân tích mức độ cân bằng của hải quân từng nước, như độ đa dạng loại tàu, liệu lực lượng này có đang quá tập trung vào một lĩnh vực nhất định không.
Trong danh sách năm 2023, Mỹ, Trung Quốc và Nga lần lượt chiếm ba vị trí hàng đầu. Trong khi đó, ba đại diện Đông Nam Á vào top 25 lần lượt là Indonesia (hạng 4), Thái Lan (hạng 21) và Singapore (hạng 24).
Top 7 hải quân mạnh nhất thế giới
Hạng 1: Mỹ
Mỹ sở hữu lực lượng hải quân mạnh nhất mà thế giới từng biết tới. Mỹ đạt điểm cao như vậy bởi vì nước này có sự kết hợp rộng rãi giữa các loại tàu chiến và tàu ngầm cũng như sự cân bằng được củng cố bởi số lượng hạm đội tàu sân bay.
Tính đến tháng 11/2022, hải quân Mỹ có tổng cộng 243 đơn vị đang hoạt động gồm 11 tàu sân bay, 68 tàu ngầm, 22 tàu tuần dương, 70 tàu khu trục, 21 tàu hộ tống, 8 tàu tác chiến chống mìn, 10 tàu tuần tra xa bờ và 33 tàu tấn công đổ bộ, không có tàu khu trục nhỏ.
Hạng 2: Trung Quốc
Trung Quốc là một cường quốc hải quân đang nổi, có hạm đội lớn nhất trong bảng xếp hạng WDMMW với 425 đơn vị đang hoạt động. Tính đến tháng 8/2023, Trung Quốc có 3 tàu sân bay, 72 tàu ngầm, 48 tàu khu trục, 71 tàu hộ tống, 44 tàu khu trục nhỏ, 49 tàu chống mìn. Tuổi thân tàu trung bình trẻ hơn nhiều so với Mỹ, ở mức 13,8 năm.
Hạng 3: Nga
Hải quân Nga với 265 đơn vị trong kho đang hoạt động tính đến tháng 3/2023, được WDMMW xếp hạng thứ ba trên thế giới. Các đơn vị tàu của Nga, bao gồm cả tàu sân bay duy nhất, 58 tàu ngầm, 12 tàu khu trục và 4 tàu tuần dương đều đang dần cũ kỹ. Tuổi thân tàu trung bình của Nga là 30 năm.
Nga đang cố gắng hiện đại hóa hải quân của mình, với một số lượng lớn các đơn vị được đặt hàng đối với các tàu chiến hộ tống, tàu ngầm và tàu tác chiến chống mìn mới.
Quân đội Nga đã chịu một số thiệt hại lớn về thiết bị trong cuộc xung đột với Ukraina, nhưng hải quân của họ không đóng vai trò quan trọng. Trong một cuộc tấn công bằng tên lửa của Ukraine, tàu Moskva, soái hạm của Nga ở Biển Đen đã bị tiêu diệt gây nên tổn thất đáng kể.
Hạng 4: Indonesia
Theo WDMMW, Indonesia sở hữu 243 phương tiện hải quân các loại, bao gồm 4 tàu ngầm, 7 tàu hộ tống, 25 tàu hộ vệ nhẹ, 9 tàu chiến rà mìn, 168 tàu tuần tra xa bờ và 30 tàu đổ bộ.
Hải quân của quốc gia lớn nhất Đông Nam Á không sở hữu tàu sân bay, tàu tuần dương hay tàu khu trục. Hải quân Indonesia được đánh giá là có nguồn lực được phân bổ đều ở mức "trung bình". Tuổi của của các tàu Indonesia là 21,8 năm.
Hạng 5: Hàn Quốc
WDMMW cho biết hải quân Hàn Quốc có 138 đơn vị tàu đang hoạt động với 18 tàu ngầm, 12 tàu khu trục, 12 tàu khu trục, 11 tàu hộ tống, 11 tàu tác chiến chống mìn, 64 tàu tuần tra xa bờ và 10 tàu tấn công đổ bộ, tính đến tháng 5/2023.
Hàn Quốc không có tàu sân bay hay tàu tuần dương. Tuổi thân tàu trung bình là 22,4 năm. Lực lượng hải quân nước này được xây dựng với mục đích "phòng thủ và răn đe", bao gồm tất cả các loại đơn vị hải quân dự kiến, thiếu các tàu sân bay cánh cố định chuyên dụng.
Hạng 6: Nhật Bản
WDMMW đã biết Nhật Bản có lực lượng hải quân hiện đại hơn nhiều quốc gia hàng đầu, với 102 đơn vị đang hoạt động tính đến tháng 11/2022 và tuổi thọ trung bình của thân tàu là 14,8 năm.
Nhật Bản có 4 tàu sân bay trực thăng, 22 tàu ngầm, 22 tàu khu trục, 3 tàu khu trục, 22 tàu tác chiến, không có tàu sân bay, tàu tuần dương và tàu hộ tống. WDMMW cho biết lực lượng hải quân của Nhật Bản có sự cân bằng ở mức trung bình.
Hạng 7: Ấn Độ
Hải quân Ấn Độ có 102 đơn vị đang hoạt động tính đến tháng 1/2023, bao gồm một tàu sân bay, 17 tàu ngầm, 10 tàu khu trục, 13 tàu khu trục nhỏ, 23 tàu hộ tống, 29 tàu tuần tra xa bờ và 9 tàu tấn công đổ bộ.
Ấn Độ không có tàu chiến chống mìn hoặc tàu tuần dương và tuổi thân tàu trung bình của nước này là 20,1 năm.
Còn 2 quốc gia khác ở Đông Nam Á nằm trong danh sách là Thái Lan và Singapore.
Hạng 21: Thái Lan
Tính đến tháng 1/2023, Hải quân Thái Lan có 86 phương tiện phục vụ trong biên chế, bao gồm 1 trực thăng vận chuyển, 4 tàu khu trục, 7 tàu hộ tống, 6 tàu hộ vệ nhẹ, 5 tàu chiến rà mìn, 51 tàu tuần tra xa bờ và 12 tàu đổ bộ. Thái Lan không sở hữu tàu ngầm, nhưng đang làm việc với Trung Quốc để đặt mua.
Giống Indonesia, Hải quân Thái Lan cũng được đánh giá là có mức độ phân bổ nguồn lực trung bình. Tuổi trung bình của các tàu Thái Lan là 25,6 năm.
Hạng 24: Singapore
Tính đến tháng 11/2022, hải quân Singapore có tổng cộng 37 phương tiện, bao gồm 5 tàu ngầm, 6 tàu hộ tống, 6 tàu hộ vệ nhỏ, 4 tàu rà mìn và 12 tàu tuần tra xa bờ. Đảo quốc này không có tàu sân bay, tàu khu trục hay tàu tuần dương.
WDMMW xếp loại cân bằng lực lượng của Singapore là trung bình, với tuổi thân tàu là 19,2 năm.
Top 25 hải quân mạnh nhất thế giới:
Hạng 1: Mỹ
Hạng 2: Trung Quốc
Hạng 3: Nga
Hạng 4: Indonesia
Hạng 5: Hàn Quốc
Hạng 6: Nhật Bản
Hạng 7: Ấn Độ
Hạng 8: Pháp
Hạng 9: Anh
Hạng 10: Thổ Nhĩ Kỳ
Hạng 11: Ý
Hạng 12: Đài Loan
Hạng 13: Ai Cập
Hạng 14: Bắc Triều Tiên
Hạng 15: Algeria
Hạng 16: Bangladesh
Hạng 17: Tây Ban Nha
Hạng 18: Đức
Hạng 19: Iran
Hạng 20: Úc
Hạng 21: Thái Lan
Hạng 22: Hy Lạp
Hạng 23: Canada
Hạng 24: Singapore
Hạng 25: Brazil
(Nguồn: SCMP)
Tin liên quan
Chủ đề liên quan
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp