13/04/2024 11:55
Sự trỗi dậy của 'nền kinh tế độc thân' ở Trung Quốc
Ở một đất nước liên tục chứng kiến tỷ lệ kết hôn và sinh đẻ giảm trong những thập kỷ gần đây, phụ nữ và nam giới trẻ Trung Quốc ngày càng lựa chọn lối sống độc thân - một lựa chọn thay thế từng chưa từng có ở Trung Quốc theo chủ nghĩa tập thể.
Ở tuổi 29, cô gái trẻ người Trung Quốc Sophia Chu là một người ngoại lệ trong số bạn bè của mình. Chu nằm trong số ít người Trung Quốc trẻ tuổi cởi mở với ý tưởng kết hôn.
Theo Chu, hầu hết bạn bè của cô sống ở Thượng Hải quan tâm đến việc theo đuổi lối sống tự do, xây dựng sự nghiệp và tham gia vào các sở thích riêng của họ hơn là quan hệ yêu đương lãng mạn truyền thống.
Trong những năm gần đây, giữa các xu hướng như "nằm bẹp" và bà nội trợ toàn thời gian, những từ thông dụng như "sống một mình" và "quan hệ đối tác tạm thời" đang ngày càng phổ biến hơn.
Jacob Cooke, đồng sáng lập và Giám đốc điều hành của nền tảng giải pháp tiếp thị WPIC Marketing & Technologies có trụ sở tại Trung Quốc và Canada, giải thích: "Chúng tôi đang thấy ngày càng nhiều người trẻ áp dụng lối sống cân bằng thời gian giải trí cá nhân với công việc và những gì có thể được coi là nghĩa vụ gia đình truyền thống".
"Nhóm nhân khẩu học này đang chi tiêu nhiều hơn cho lối sống mới, chẳng hạn như tỷ lệ sở hữu thú cưng và tham gia các môn thể thao giải trí ngày càng tăng cũng như nâng cao nhận thức về tính bền vững, tự chăm sóc và lối sống lành mạnh".
Ở một đất nước liên tục chứng kiến tỷ lệ kết hôn và sinh đẻ giảm trong những thập kỷ gần đây, phụ nữ và nam giới trẻ Trung Quốc ngày càng lựa chọn lối sống độc thân - một lựa chọn thay thế từng chưa từng có ở Trung Quốc theo chủ nghĩa tập thể.
Theo các nhà nghiên cứu, vào năm 2020, dân số chưa kết hôn trong độ tuổi từ 20-49 đạt 134 triệu người, phản ánh một phong trào đang gia tăng trên khắp thế giới, đặc biệt là ở các quốc gia Đông Á như Hàn Quốc và Nhật Bản. Ngày càng nhiều thanh niên Trung Quốc chọn sống một mình, không lập gia đình và có lối sống độc thân.
Rủi ro và phần thưởng khi bay một mình
Giữa nguy cơ sụp đổ nhân khẩu học, dân số già tăng nhanh và các vấn đề khác, thế hệ trẻ Trung Quốc phải đối mặt với nhiều thách thức trong tương lai khi họ phải vật lộn với một số vấn đề nan giải hiện hữu của chính mình.
"Một số thanh niên ở Trung Quốc chọn sống một mình như một lựa chọn lối sống ưa thích, tôn vinh quyền tự chủ và khả năng di chuyển", Tristan McInnis, đối tác quản lý tại chi nhánh Thượng Hải của cơ quan chiến lược và hiểu biết Inner Chapter, cho biết.
McInnis đặt ra câu hỏi rằng liệu độc thân là sự lựa chọn hay là điều gì đó bị ép buộc?
"Và nếu đó là một sự lựa chọn, liệu đó có phải là điều gì đó bắt nguồn từ định hướng tích cực như mong muốn theo đuổi những mục tiêu quan trọng đối với họ hay không?" anh ta nói. "Đối với những người bị ép buộc, vì hoàn cảnh như thiếu khả năng di chuyển xã hội hoặc các chuẩn mực xã hội về tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời, điều đó sẽ tạo ra những cảm giác tiêu cực về triển vọng tương lai của họ".
Theo McInnis, vấn đề này cũng nêu bật sự căng thẳng ngày càng tăng giữa cá nhân và tập thể ở một quốc gia đang phát triển. Xã hội Trung Quốc có truyền thống dựa vào gia đình để chăm sóc người già, trái ngược với nền kinh tế phúc lợi nơi nhà nước đảm nhận trách nhiệm lớn hơn.
Cho đến nay, quốc gia này đã khuyến khích kết hôn và thậm chí sinh con, với việc triển khai dự án thí điểm về hôn nhân và sinh con trên khắp 20 thành phố của Trung Quốc. Ngoài ra, bên cạnh các ưu đãi bằng tiền mặt và các "phần thưởng" khác cho đám cưới, bản thân cuộc hôn nhân có thể không còn là điều kiện tiên quyết để có con, vì các tỉnh như Tứ Xuyên đang thực hiện các bước nhỏ trong việc cung cấp phúc lợi cho các bà mẹ đơn thân.
Nhưng những động thái như vậy có thể không đủ để lay chuyển thế hệ trẻ của đất nước.
Cuối cùng, những người có lối sống độc thân của Trung Quốc sẽ phát triển thành "nền kinh tế độc thân cấp cao" lớn nhất thế giới". Đến năm 2035 , Trung Quốc sẽ có 400 triệu người từ 60 tuổi trở lên, chiếm 30% tổng dân số. "Nó sẽ có tác động sâu sắc đến các cấu trúc xã hội và các dịch vụ mà doanh nghiệp cần cung cấp xung quanh chúng".
Tăng sức mạnh tài chính
"Đặc biệt, phụ nữ ngày nay đang tự lập hơn", Chu nói, trích dẫn tầm quan trọng của phụ nữ trong nền kinh tế Trung Quốc, khi ảnh hưởng của tiêu dùng nữ đang ngày càng rõ rệt. "Phụ nữ độc lập về kinh tế không cần một chàng trai chu cấp cho họ, nên không cần phải kết hôn với người mà họ không thích chỉ vì tài sản hoặc sự giàu có".
Trong khi chủ nghĩa nữ quyền vẫn chưa được chấp nhận rộng rãi và chịu sự kiểm duyệt trên các nền tảng truyền thông xã hội, phụ nữ Trung Quốc đang thể hiện sự trao quyền thông qua các phương tiện khác.
Phụ nữ Trung Quốc, đặc biệt là thế hệ Millennials và Gen Z, đang chi tiêu nhiều hơn bao giờ hết cho hạnh phúc cá nhân và tăng giá trị bản thân.
Với khả năng độc lập về tài chính nhiều hơn so với thế hệ cha mẹ và ông bà, phụ nữ trẻ ở Trung Quốc đóng vai trò rõ ràng hơn bao giờ hết trên thị trường tiêu dùng, góp phần xây dựng "nền kinh tế nữ giới" đang phát triển xoay quanh người tiêu dùng nữ.
Yaling Jiang, người sáng lập công ty tư vấn chiến lược và nghiên cứu ApertureChina, giải thích: "Hầu hết đàn ông Trung Quốc không có lý do gì để né tránh việc kết hôn, các giá trị xã hội luôn ưu ái họ. Trong một xã hội gia trưởng như Trung Quốc, phụ nữ thường phải sinh con, nuôi con, làm việc nhà và chịu đựng sự bất bình đẳng giới".
"Nhưng ngày nay, phụ nữ, đặc biệt là những người có sự nghiệp thành đạt ở các thành phố hạng nhất nhận ra rằng điều này không nhất thiết phải xảy ra. Hôn nhân không mang lại lợi ích gì cho họ trừ khi họ tìm được người đàn ông họ thực sự thích, những người cũng có cùng giá trị", Jiang nói thêm.
Theo McInnis từ Inner Chapter, vấn đề nhức nhối về chi phí chăm sóc trẻ em và các chi phí khác là yếu tố cản trở lớn. Chi phí sinh hoạt, đặc biệt liên quan đến chăm sóc trẻ em, giáo dục và chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng, đã ảnh hưởng đến quyết định trì hoãn hoặc quyết định không sinh con của mọi người.
Số liệu do Viện nghiên cứu dân số YuWa công bố vào tháng 3 cho thấy chi phí trung bình quốc gia để nuôi một đứa trẻ ở Trung Quốc cho đến 18 tuổi là 74.000 USD (538.000 CNY), gấp 6,3 lần GDP bình quân đầu người của Trung Quốc - cao thứ hai trên thế giới sau Hàn Quốc hiện đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng dân số.
Ý nghĩa của nền kinh tế độc thân của Trung Quốc
Theo các chuyên gia như Jiang, cuối cùng, sự trỗi dậy của phong trào lối sống độc thân ở Trung Quốc là một phần của quá trình phát triển tự nhiên cùng với sự phát triển kinh tế của quốc gia, cũng như được quan sát tương tự ở các khu vực khác trên thế giới.
Các xu hướng mới nhất cho thấy giới trẻ Trung Quốc ngày càng cởi mở hơn trong việc khám phá lối sống và cách tiêu dùng mới.
Theo Cooke từ WPIC Marketing & Technologies, với việc ngày càng có nhiều người tiêu dùng trẻ trì hoãn việc kết hôn và nuôi con, điều đó có nghĩa là họ có nhiều thời gian hơn để theo đuổi sở thích và đi chơi với bạn bè, đồng thời có nhiều tiền hơn để chi tiêu cho những lĩnh vực khác của cuộc sống.
Ông nói: "Chúng tôi đang thấy người tiêu dùng trẻ Trung Quốc lựa chọn các thương hiệu thời thượng cho phép họ thể hiện cá tính của mình, thay vì các thương hiệu lớn. Điều đó được phản ánh qua sự gia tăng của phong cách 'Old Money' - thởi trang thầm lặng với những biểu hiện tinh tế hơn về sự sang trọng so với những món đồ xa xỉ hào nhoáng tên tuổi lớn".
"Phụ nữ hiện nay có trình độ học vấn cao hơn và được giải phóng nhiều hơn," Chu nói. "Họ muốn tập trung vào bản thân mình nhiều hơn bao giờ hết".
Tin liên quan
Chủ đề liên quan
Advertisement
Advertisement