Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

“Sứ giả” của Trung Quốc trong cuộc đàm phán thương mại với Mỹ là nhân vật có quan điểm như thế nào?

Phân tích

17/08/2018 16:48

Sau hơn 2 tháng đối đầu trong cuộc chiến thương mại, Trung Quốc cử Thứ trưởng Thương mại Wang Shouwen tới Mỹ đàm phán vào cuối tháng 8 này.

Nhằm đánh giá về khả năng đạt được thoả thuận nào đó có thể giúp hạ nhiệt cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, nhiều nhà phân tích và giới đầu tư đang dồn sự chú ý vào người dẫn đầu đoàn đàm phán của Trung Quốc.

Ông Wang Shouwen (Vương Thụ Văn) là nhân vật kín tiếng trước công chúng. Tuy nhiên, vào tháng 3 năm nay tại một hội nghị ở Bắc Kinh, ông đã tham gia vào một cuộc tranh luận và tỏ ra thẳng thắn bất thường với cựu Tổng giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Pascal Lamy, theo Asahi Shimbun.

Thứ trưởng Thương mại Trung Quốc Wang Shouwen.
Thứ trưởng Thương mại Trung Quốc Wang Shouwen.

Dưới đây là tóm tắt những quan điểm của ông Wang Shouwen về thương mại, được ghi nhận từ cuộc thảo luận đó:

 Về công bằng trong giao thương

Sự tương tác khi mở cửa trong thương mại quốc tế không nhất thiết phải công bằng, bởi vì các quốc gia có trình độ phát triển khác nhau.

Trung Quốc vẫn là một nước đang phát triển với mức độ rất hạn chế. Ở Trung Quốc, nhiều ngành công nghiệp vẫn đang phát triển. Sự phát triển bình thường của các ngành công nghiệp này có vai trò rất quan trọng đối với vấn đề giải quyết việc làm và sự ổn định xã hội của một quốc gia lớn như Trung Quốc.

Về chính sách bảo hộ

Tất cả chúng ta đều quan tâm đến sự bảo hộ. Theo khuôn khổ Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Mỹ có quyền trợ cấp cho nông dân của mình với điều chỉnh khoảng 19 tỷ USD và EU nông dân được hưởng khoảng 72 tỷ Euro.

Ở Trung Quốc, chúng tôi không có quyền như vậy. Những khoản trợ cấp này làm giảm giá thị trường và khuyến khích sản xuất quá mức, trong khi các nền kinh tế đang phát triển không có khả năng trợ giá cho nông dân của mình để cạnh tranh trong môi trường rất bất lợi.

Về quyền sở hữu trí tuệ

Công bằng mà nói, việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (IP) của Trung Quốc mang lại lợi ích to lớn cho các chủ sở hữu IP nước ngoài.

Năm 2001, khi Trung Quốc gia nhập WTO, cả nước chúng tôi đã trả 1,94 tỷ USD tiền bản quyền cho IP. Trong năm 2017 con số đó đã tăng lên 28,6 tỷ USD - mức tăng trưởng hàng năm là 17%.

Về thuế quan

Mức thuế trung bình thực tế của Trung Quốc chỉ là 4,4%. Mức này thấp hơn nhiều so với các nước có nền kinh tế mới nổi (BRICS) khác và cũng rất gần với các nước phát triển.

Ở các nước phát tiển, chẳng hạn Mỹ có mức thuế trung bình 2,4%, còn EU là 3% và Australia tới 4%.

Lấy ví dụ sau đây: mức thuế trung bình của Nhật Bản đối với các sản phẩm sữa là 95,1%, EU là 37,4% và Mỹ là 16%, trong khi Trung Quốc mức thuế này chỉ là 12%. Thuế đối với xe tải ở Mỹ là 25%, trong khi ở Trung Quốc chỉ là 20%.

KHÔI NGUYÊN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement