Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Siết hoạt động không lưu sau vụ hai máy bay suýt va nhau ở sân bay Nội Bài

Nóng trong ngày

13/07/2023 18:03

Bộ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng yêu cầu các đơn vị liên quan sớm điều tra, làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm các bên liên quan sự việc trên và xử lý nghiêm theo quy định; các đơn vị cũng phải có giải pháp để không lặp lại sự cố tương tự trong tương lai.

Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM) vừa ban hành Chỉ thị về việc tăng cường công tác bảo đảm an toàn hoạt động bay. Chỉ thị được ban hành sau sự cố điều hành bay dẫn tới 2 máy bay cất và hạ cánh suýt "cắt mặt" nhau tại sân bay Nội Bài (Hà Nội) cuối tháng 6 vừa qua. 

Đáng chú ý, sự cố trên dù uy hiếp an toàn bay, nhưng việc báo cáo từ đơn vị cấp dưới lên cấp trên chậm trễ, phải 7 ngày sau sự cố, VATM mới nhận được tin (dẫn tới báo cáo của VATM gửi nhà chức trách hàng không chậm hơn so với báo cáo của tổ bay).

Theo đó, VATM yêu cầu thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc phải quán triệt toàn thể cán bộ, công nhân viên nghiêm túc thực hiện đúng kỷ luật, nội quy lao động; Tuân thủ chặt chẽ tài liệu hướng dẫn khai thác cơ sở, thuật ngữ, thực hiện việc quan sát các hoạt động trên đường cất/hạ cánh và khu vực trách nhiệm; các quy trình, quy định, tiêu chuẩn khai thác nhằm đảm bảo an toàn trong cung cấp dịch vụ điều hành bay.

Siết hoạt động không lưu sau vụ hai máy bay suýt va nhau ở sân bay Nội Bài - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Các đơn vị cung cấp dịch vụ không lưu được yêu cầu bố trí đủ nhân lực phù hợp với kinh nghiệm, trình độ chuyên môn tại các phiên trực, nhằm hỗ trợ lẫn nhau giữa các vị trí, đảm bảo chất lượng dịch vụ.

Đồng thời, các đơn vị tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc, giám sát tại các cơ sở để kịp thời phát hiện, xử lý mọi yếu tố tiềm ẩn gây mất an toàn, lưu ý vào các thời điểm có lưu lượng hoạt động bay cao, thời tiết xấu và thời điểm mà nhịp sinh học của con người ở mức thấp (con người mệt mỏi).

Bên cạnh đó, các đơn vị cũng phải kiểm tra hệ thống trang thiết bị, và phương án ứng phó tình huống sự cố kỹ thuật; đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định, tin cậy, khắc phục kịp thời các sự cố phát sinh.

Về công tác báo cáo, VATM yêu cầu các đơn vị liên quan thực hiện nghiêm quy định liên quan; khi có tình huống đột xuất hoặc các sự cố, vụ việc xảy ra phải kịp thời báo cáo lên cấp trên.

Các đơn vị cũng phải phổ biến lại tới tất cả bộ phận liên quan về công tác báo cáo, quy định và biện pháp giảm thiểu rủi ro liên quan đến ngăn ngừa xâm nhập đường cất hạ cánh; nghe và nhắc lại huấn lệnh không lưu đến lực lượng kiểm soát viên không lưu có liên quan.

Trước đó, vào 21h20 ngày 24/6, tại sân bay quốc tế Nội Bài, khi chuyến bay số hiệu AIQ645 đã lăn ra đầu đường băng 11 phải (11R) để chờ cất cánh đi Thái Lan, cùng thời điểm này, máy bay VJC943 hạ cánh xuống đường băng 11 trái (11L). Kiểm soát viên không lưu cấp lệnh cho tổ bay AIQ645 lên đường băng dừng chờ, còn chuyến bay VJC943 được phép lăn cắt qua đường băng 11 phải để về sân đỗ.

Tuy nhiên, tổ lái chuyến bay AIQ645 vẫn chạy đà cất cánh khi phía trước máy bay còn lại đang lăn cắt qua đường băng. 

Kiểm soát viên không lưu chỉ phát hiện ra chuyến bay AIQ645 chạy đà cất cánh khi máy bay đã đạt vận tốc khoảng 235 km/h (gần đạt tốc độ cất cánh), nên không yêu cầu hủy. 

Thời điểm chuyến bay AIQ645 rời mặt đất, máy bay còn lại gần tiến vào đường băng. Khoảng cách giữa 2 máy bay ước chừng 1,5km.

Theo nguồn tin từ Cục Hàng không, ngoài người điều khiển, các máy bay hiện đại, trên buồng lái đều có hệ thống cảnh báo khoảng cách an toàn giữa các máy bay. 

Do đó, Tổ điều tra sự cố của Cục Hàng không đang yêu cầu tổ bay AIQ645 cung cấp ghi âm buồng lái để nghe lại toàn bộ sự việc từ phía máy bay. Ghi âm này sẽ cung cấp thông tin về huấn lệnh của kiểm soát viên không lưu, việc tiếp nhận phía tổ bay có đầy đủ không, có nhắc lại để đảm bảo đã nghe đầy đủ huấn lệnh? 

Về nguyên tắc hàng không, khi có huấn lệnh của kiểm soát viên không lưu, tổ bay phải đọc lại để xác nhận tiếp nhận đầy đủ, chính xác.

Tuy nhiên, qua xác minh sơ bộ, tại thời điểm trên, giữa tổ bay AIQ645 và kíp trực không lưu đang có những trao đổi liên quan tới phương thức bay. Lỗi từ kiểm soát viên không lưu là có. 

Sau khi khi cấp huấn lệnh, tổ bay đã không nhắc lại đầy đủ, nhưng kiểm soát viên không lưu không phát hiện ra để nhắc lại cho tổ bay. Kiểm soát viên không lưu cũng thiếu quan sát thực tế trên đường băng nên không phát hiện ra máy bay lăn vượt vạch xuất phát để cảnh báo kịp thời. Phải tới khi máy bay này chạy đà gần đạt tốc độ cất cánh mới phát hiện.

Cục Hàng không cũng yêu cầu Tổng công ty Quản lý bay (VATM) xác minh và xử lý việc chậm báo cáo sự cố trên lên nhà chức trách. Sự cố xảy ra ngày 26/6, nhưng tới ngày 30/6 mới được báo cáo tới Cục Hàng không. Trong khi phía tổ bay AIQ645, theo quy trình an toàn hàng không dân dụng quốc tế, đã có báo cáo về sự cố trên trước cả khi VATM báo cáo, theo TPO.

Trường hợp Tổ điều tra của Cục Hàng không xác minh có một phần lỗi từ tổ bay AIQ645, cơ quan này sẽ cung cấp hồ sơ cho nhà chức trách hàng không Thái Lan để xử lý trách nhiệm tổ bay theo quy trình hàng không quốc tế.

Phía Cục Hàng không khẳng định, khi có kết quả điều tra sự cố trên sẽ công khai với báo chí và tổ chức bình giảng, rút kinh nghiệm trong toàn hệ thống để đảm bảo không lặp lại sự cố tương tự.

(Tổng hợp)

AN LY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement