Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Shiseido lên kế hoạch trở lại Trung Quốc sau cú 'knock out' trên sàn thương mại điện tử

Doanh nghiệp

26/06/2023 00:01

Việc Shiseido cố gắng đẩy mạnh vào Trung Quốc thông qua nền tảng bán hàng trực tuyến đã làm tổn hại đến danh tiếng của thương hiệu cao cấp này. Liệu những nỗ lực thay đổi chiến lược marketing có thể giúp doanh số của Shiseido tăng lên ở thị trường tỷ dân này?

Tập đoàn này hiện đang tập trung vào việc xây dựng lại thương hiệu của mình ở Trung Quốc, với sự hỗ trợ từ đội ngũ chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực chăm sắc sắc đẹp. Nhưng phải đối mặt với một trận chiến khó khăn khi nền kinh tế Trung Quốc đang chậm lại khiến chi tiêu của người tiêu dùng giảm bớt.

Khi thế giới vẫn đang quay cuồng với tình hình dịch bệnh của COVID-19 vào năm 2020, thị trường mỹ phẩm Nhật Bản không hề có dấu hiệu phục hồi, thì Trung Quốc lại đang chuẩn bị mở cửa lại nền kinh tế trước các quốc gia khác trên thế giới cũng như trong khu vực. 

Shiseido coi Trung Quốc là thị trường sinh lợi duy nhất vào thời điểm đó. Công ty gấp rút mở rộng bán hàng trực tuyến trong nước, dành phần lớn ngân sách quảng cáo để tuyển dụng những người có ảnh hưởng tại địa phương.

Chiến lược trên nhanh chóng đơm hoa kết trái. Doanh số bán hàng tại Trung Quốc đã tăng lên 274,7 tỷ yên (khoảng 1,94 tỷ USD theo tỷ giá hiện tại), tăng 30% so với trước đại dịch vào năm 2021. 

Đến năm 2022, doanh số tiếp tục tăng lên 258,2 tỷ, lần đầu tiên vượt qua doanh số bán hàng tại Nhật Bản kể từ khi Shiseido bắt đầu công bố doanh số bán hàng tại Trung Quốc vào năm 2015.

Shiseido lên kế hoạch trở lại Trung Quốc sau cú thất bại ở sàn thương mại điện tử - Ảnh 1.

Cửa hàng Shiseido ở phường Shibuya, Tokyo trưng bày thương hiệu mỹ phẩm Nars. Trung Quốc là thị trường trọng điểm của Shiseido, nhưng chiến lược tập trung vào trực tuyến đã thất bại trong việc tăng lợi nhuận. Ảnh: Nikkei

Nhưng ngay cả khi doanh số bán hàng tăng vọt, lợi nhuận thật sự lại giảm sâu. Các đối thủ cạnh tranh đã bắt chước Shiseido, cùng cạnh tranh về giá trên các trang thương mại điện tử và buộc Shiseido phải liên tục giảm giá cho các sản phẩm của mình. Các mặt hàng được bán với giá thấp hơn này lại xuất hiện để bán lại ở nơi khác, gây tổn hại đến thương hiệu của Shiseido.

Trung Quốc là thị trường cốt lõi của Shiseido, tạo ra khoảng 1/5 doanh số bán hàng của tập đoàn. Bên cạnh việc mua hàng của khách du lịch đến thăm Nhật Bản. Năm 1981, Shiseido gây được tiếng vang lớn khi trở thành sản phẩm chính thức cho các vận động viên điền kinh Olympic Trung Quốc.

Shiseido đang nỗ lực để xây dựng lại thương hiệu của mình tại thị trường đất nước tỷ dân này. Thay vì bán giá thấp để tăng doanh thu trong một thời gian ngắn thì hiện tại họ đã thay đổi chiến lược. Bằng cách liên hệ với các khách hàng thân thiết và thiết lập chế độ chăm sóc khách hàng tối ưu, công ty hy vọng sẽ sớm lấy lại vị thế của mình ở phân khúc mỹ phẩm cao cấp này. 

Các chương trình khuyến mãi cho thương hiệu tầm trung "Maquillage" của công ty thì được phát trực tiếp trên các nền tảng lớn tại Trung Quốc. Đối với thương hiệu cao cấp "Cle de Peau Beaute", công ty sẽ tập hợp các chuyên gia làm đẹp người Trung Quốc tại địa phương để tiến hành bán hàng trực tiếp tại các cửa hàng. 

Nhưng hiện tại Shiseido đang phải đối mặt với cơn gió ngược từ sự phục hồi kinh tế chậm chạp của Trung Quốc. Tỷ lệ thất nghiệp của những người từ 16 đến 24 tuổi trong tháng 5 là 20,8%, mức cao kỷ lục trong tháng thứ hai liên tiếp.

Văn hóa chi tiêu tiết kiệm của người Trung Quốc rất khó để thay đổi. Chỉ số giá tiêu dùng, trừ thực phẩm và năng lượng, trong tháng 5 chỉ tăng 0,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận giảm sút trong hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc của Shiseido có thể sẽ tiếp tục trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 6/2023. 

Giá cổ phiếu của công ty vẫn ở 6.000 yên, giảm 20% so với mức 8.384 yên được ghi nhận vào tháng 6/2021, mức cao nhất kể từ khi bắt đầu đại dịch, chỉ tăng 7%, kém xa so với mức tăng 28%, theo Nikkei Stock Average.

Katsuro Hirozumi, nhà phân tích cấp cao của Daiwa Securities, cho biết: "Một trong những lý do chính cho hoạt động chứng khoán chậm chạp là sự suy thoái của môi trường kinh tế Trung Quốc hiện đang diễn ra". 

(Nguồn: Nikkei Asia)

THANH TRÚC
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement