Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Sau khi Iran tấn công căn cứ không quân của Mỹ, điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?

Phân tích

08/01/2020 13:38

Để hiểu được tình trạng đối đầu gần đây giữa Iran và Mỹ, chúng ta nên bắt đầu với các cuộc chiến tranh giữa người Persia và Babylon, hoặc là chúng ta có thể bắt đầu với quyết định của Mỹ rút lực lượng nước này khỏi Iraq sau khi Barack Obama đắc cử tổng thống.

Mỹ đã xâm lược Iraq vào năm 2003 mà không vấp phải sự phản đối từ Iran và thậm chí còn nhận được sự hỗ trợ bí mật. Iraq và Iran đã trải qua cuộc chiến đẫm máu trong những năm 1980, khiến khoảng 1 triệu người thương vong và ước tính tiêu tốn đến 5 tỷ USD cho cả hai bên.

Không lâu sau đó, Iraq đã quá tự tin khi xâm lược Kuwait, dẫn tới Chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất. Đối với Iran, việc người Sunni kiểm soát Iraq, lại là bộ phận thiểu số và đối đầu về hệ giáo, thực sự là một đe dọa đến sự tồn tại của nước này.

Vì lý đo đó, Tehran đã vui mừng chứng kiến Saddam Hussein sụp đổ, vì sự thiếu vắng Saddam Hussein sẽ tạo ra cơ hội cho Iran thống trị bất kỳ chính phủ nào tại Iraq. Obama khi lên nắm quyền đã cam kết chấm dứt can dự tại Iraq, lên kế hoạch rút phần lớn quân khỏi Iraq và xây dựng quân đội Iraq bao gồm cả người Sunni và Shiite- lúc đó đã trở nên thân thiện với Mỹ.

Sau vụ không kích của Mỹ, làn sóng căm thù Mỹ ở Iran càng dâng cao.
Sau vụ không kích của Mỹ, làn sóng căm thù Mỹ ở Iran càng dâng cao.

Về bản chất, Iran phản đối viễn cảnh này. Tuy nhiên, tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) xuất hiện buộc Washington duy trì quân tại Iraq và buộc Iran can dự để Sunni không lên nắm quyền tại Baghdad. Mỹ và Iran thường hợp tác với nhau trong cuộc chiến chống IS. 

Mặc dù vậy, hai nước này luôn nghi kỵ lẫn nhau, một phần vì tham vọng của Iran về chương trình vũ khí hạt nhân. Tehran theo đuổi vũ khí hạt nhân nên bị áp đặt các lệnh trừng phạt quy mô lớn và Mỹ, Israel tiến hành tấn công mạng vào cơ sở làm giàu urani của Iran, cuộc tấn công được cho là đã làm chậm đáng kể chương trình hạt nhân của Cộng hòa Hồi giáo này. Chương trình hạt nhân của Iran mở lại khả năng Mỹ duy trì quân tại Iraq.

Sau đó, Donald Trump lên nắm quyền tại Mỹ. Tổng thống Trump nói rằng muốn giảm hiện diện quân sự của Mỹ tại Trung Đông nhưng cũng ủng hộ thay đổi chế độ tại Iran. Quan điểm phủ định lẫn nhau này phải giải quyết với logic là Mỹ rút quân. Đối với Iran, trực tiếp kiểm soát hoặc ít nhất trung lập Iraq là nhu cầu cấp thiết về địa chính trị, nhưng Tehran không chịu đựng được một cuộc chiến tranh.

Sau cuộc chiến chống IS, Mỹ rút quân và chỉ để lại một số ít quân, tạo cho Iran một vị thế rất mạnh tại khu vực. Cùng thời điểm đó, Iran duy trì một số nhóm ủng hộ nước này tại Liban, Syria, Yemen và Iraq và hậu thuẫn Chính quyền Assad trước khi Nga can dự vào Syria. Nói cách khác, Iran đã sử dụng các hoạt động tại nhiều nước, cùng với việc Mỹ giảm quân tại khu vực, để tạo ra một khu vực ảnh hưởng, còn được biết đến là “vành đai Shiite”, kéo dài từ Iran đến Địa Trung Hải và toàn bộ biển Arập.

Chiến lược này được thực hiện bởi một loạt tướng lĩnh cấp cao Iran như Qasem Soleimani. Iran đã phát triển từ chỗ chỉ có thể bảo vệ các lực lượng của nước này tại Iraq đến chỗ nổi lên như là một thế lực lớn tại Trung Đông. Căng thẳng leo thang Quan điểm chính sách của Mỹ về Iran được hình thành chủ yếu trong giai đoạn sau năm 1979 với việc Đại sứ Mỹ tại Tehran bị chiếm đóng và các đơn vị thủy quân lục chiến Mỹ tại Beirut bị đánh bom, và Iran là chủ mưu của cả hai hành động này.

Đối đầu Mỹ - Iran hiện đã lên cao trào.
Đối đầu Mỹ - Iran hiện đã lên cao trào.

Thực tế là Iran hiện thực dụng hơn so với những thể hiện của nước này trong quá khứ. Iran hợp tác với Mỹ khi cần và hành động thù địch khi không cần. Điều này thực sự là một cách hành xử khôn ngoan nhưng cũng tạo ra sự xáo trộn mà Mỹ phải tìm cách giải quyết. Như vậy sau khi đã đánh bại IS, Washington tập trung sự chú ý đến Tehran với hai chiến lược.

Thứ nhất là tài trợ cho liên minh gồm nhiều nước làm suy yếu ảnh hưởng đang gia tăng của Iran. Các thành viên chủ chốt của liên minh này là Israel, Saudi Arabia và Các Tiểu Vương quốc Arập Thống nhất (UAE). Israel từng tập trung vào tấn công các mục tiêu của Iran tại Syria (và tiềm năng tại Liban); Saudi Arabia và UAE đánh các nhóm ủy nhiệm của Iran tại Yemen, cạnh tranh tại Iraq, nơi cuộc chiến bùng phát giữa phe Sunni, phe đã mất quyền lực kể từ khi Saddam sụp đổ. 

Chiến lược thứ hai là gia tăng trừng phạt Iran, không chỉ vì chương trình hạt nhân và tên lửa của Iran mà còn để nhắc nhở Iran về những rủi ro của nỗ lực xây dựng ảnh hưởng khu vực. Trừng phạt đã tác động rất mạnh đến nền kinh tế Iran và đã xuất hiện biểu tình, bắt bớ và ân xá liên quan đến tình trạng kinh tế khó khăn. Chính phủ tại Tehran không bị đe dọa về sự tồn tại vì trừng phạt nhưng trừng phạt đã làm suy yếu nền kinh tế, gây ra bất ổn trong nước và vì vậy Tehran phải đáp trả.

Trong khi đó, bạo động đã xảy ra tại Liban và Iraq, đe dọa sự ảnh hưởng chính trị-xã hội của Iran. Nói cách khác, những điều Iran đạt được đang có nguy cơ bị đảo ngược trong khi kinh tế Iran đang suy yếu.  Iran cần một sự đáp trả. Mục đích là chứng minh sự yếu kém của Mỹ trong vai trò bảo đảm cho ổn định khu vực và khả năng của Iran gây áp lực chống lại các biện pháp trừng phạt kinh tế, và trong kịch bản xấu nhất, buộc Mỹ phải can thiệp. Sự can thiệp này tạo ra sự phản đối trong dân chúng Mỹ và huy động sự liên kết của các nhóm vũ trang do Iran hậu thuẫn.

Nỗ lực đầu tiên để thực hiện mục tiêu này diễn ra tại vịnh Persia, nơi người Iran bắt giữ vài tàu chở dầu, với hy vọng là giá dầu tăng và áp lực lên Mỹ từ người tiêu dùng dầu sẽ chấm dứt hành động thù địch của Mỹ đối với Iran. Chiến thuật này có nguy cơ rủi ro thấp nhưng tác động cao, song đã không đạt được mục tiêu đề ra, đặc biệt là sau khi Mỹ không phát động không kích Iran để trả đũa và gián tiếp ủng hộ việc Anh bắt giữ tàu chở dầu của Iran ngoài khơi biển Gibraltar.

Nỗ lực thứ hai là tấn công vào cơ sở dầu thô của Saudi thông qua phiến quân Houthi tại Yemen. Âm mưu này cũng được thiết kế để làm tăng giá dầu và khuyến khích người Saudi Arabia xem xét lại quan hệ với liên minh do Mỹ hậu thuẫn. Một lần nữa, cuộc tấn công đã không đạt được mục đích cao nhất của Iran. Iran đang ở trong tình trạng gia tăng cảnh giác.

Ám sát tướng Soleimani thực sự là một sai lầm của ông Trump.
Ám sát tướng Soleimani thực sự là một sai lầm của ông Trump.

Trừng phạt kéo dài gây bất ổn trong nước. Phạm vi ảnh hưởng của Iran đang chịu sức ép trên tất cả các mặt trận, đặc biệt là tại Liban và Iraq, nơi tâm lý chống Iran đang gia tăng. Căng thẳng lên đến đỉnh điểm Sự suy yếu về vị thế của Iran buộc chính phủ Iran cân nhắc thêm các hành động cứng rắn hơn, nhất là tại Iraq.

Câu trả lời của Iran, như đã thực hiện nhiều lần trước đó, là lực lượng Quds, một nhánh tinh nhuệ của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran, do Soleimani đứng đầu. Giống như các hoạt động đặc nhiệm của Mỹ, Quds chuyên về huấn luyện và duy trì các lực lượng đồng minh ở nước ngoài, bao gồm Hezbollah và Lực lượng huy động sức dân (PMF) tại Iraq.

Khi các căn cứ Mỹ bị tấn công, có nhận định là các cuộc tấn công này được lên kế hoạch tiến hành bởi các nhóm phiến quân do Quds hậu thuẫn. Rõ ràng là các hoạt động lớn đang được lên kế hoạch chống lại các nhân viên ngoại giao và quân sự Mỹ tại Iraq, Liban và Syria. Việc bắt giữ Soleimani sẽ là thảm họa đối với Iran.

Sự xuất hiện của Tướng Soleimani gần sân bay Baghdad có lẽ đã nói với tình báo Mỹ rằng ông ta có mặt ở đó không chỉ vì tình hình khó khăn mà còn để điều chỉnh sự mất cân bằng về sức mạnh của Iran tại vùng Levant. Nói cách khác, ông ta đang phối hợp với đối tác Iraq để thực hiện các hoạt động quan trọng. Và dù Mỹ không muốn những hệ lụy, nhưng tiêu diệt Soleimani là sự cần thiết về quân sự. 

Nhìn chung, Mỹ không muốn tham gia vào các hoạt động mở rộng tại khu vực. Washington vẫn dựa vào vào trừng phạt và ủy nhiệm. Còn Iran vẫn muốn duy trì khu vực ảnh hưởng kéo tới Địa Trung Hải, nhưng trên hết, ưu tiên lớn hơn là trung lập hóa Iraq và ổn định nội bộ Iran. Iran không chấp nhận để Iraq trở thành căn cứ cho các lực lượng chống Iran và nước này cũng không muốn phát động một cuộc chiến tranh quy ước chống lại Mỹ, Israel, Saudi Arabia và UAE.

Vì vậy, Iran phải sử dụng những gì nước này đã sử dụng hiệu quả trong quá khứ: Các hoạt động đặc nhiệm và bí mật. Iran sẽ cần thời gian để đáp trả. Chính vì vậy, Mỹ và đồng minh đang tạm thời có thời gian chưa bị trả đũa sau khi tiêu diệt Tướng Soleimani, song phải sử dụng thời gian này một cách có hiệu quả.

Video ghi cảnh phóng tên lửa của Iran vào căn cứ không quân của Mỹ ở Iraq sáng 8/1.

(Nguồn: TTXVN)

CHẤN HƯNG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement