Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Sắp trình Quốc hội đường sắt cao tốc Bắc - Nam trong nhiệm kỳ này

Chính sách - Hạ tầng

16/12/2023 11:09

Bộ Giao thông Vận tải sẽ hoàn thiện hồ sơ Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi của dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam và trình Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư trong nhiệm kỳ này, phấn đấu khởi công xây dựng 2 đoạn ưu tiên trước năm 2030.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Giang vừa có ý kiến chất vấn gửi Bộ Giao thông vận tải (GTVT) liên quan tới dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam. Đại biểu Quốc hội địa phương này cho rằng, nhiều nước trong khu vực có trình độ phát triển tương đương, hoặc thấp hơn Việt Nam đã có đường sắt tốc độ cao, như Lào, Indonesia.

Với Việt Nam, Dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam từng được trình Quốc hội khóa 12 nhưng chưa được thông qua. Đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Giang cho rằng đây là thời điểm thích hợp để xem xét, quyết định đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.

Bộ GTVT cho biết, theo quy hoạch, đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đã xác định lộ trình đầu tư trước năm 2030. Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận 49-KL/TW ngày 28/2/2023 về định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, với mục tiêu phê duyệt chủ trương đầu tư trong giai đoạn tới năm 2025.

Sắp trình Quốc hội đường sắt cao tốc Bắc - Nam trong nhiệm kỳ này- Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Triển khai nhiệm vụ trên, Thủ tướng đã lập Ban Chỉ đạo xây dựng, thực hiện Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam và các dự án quan trọng quốc gia. Ban Chỉ đạo đã họp cho ý kiến chỉ đạo về nội dung đề án. Bộ GTVT đã lấy ý kiến các Ban đảng Trung ương, các Ủy ban của Quốc hội và các bộ ngành để hoàn thiện đề án và trình thường trực Chính phủ.

Theo Bộ GTVT, sau khi đề án được cấp có thẩm quyền thông qua, bộ sẽ hoàn thiện hồ sơ Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi của Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, và trình Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư trong nhiệm kỳ này, phấn đấu khởi công xây dựng 2 đoạn ưu tiên trước năm 2030 (đoạn Hà Nội - Vinh và Nha Trang - TP.HCM).

Trước đó, Chính phủ đã họp cho ý kiến về Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, một trong những nội dung được định hướng là hoàn thiện phương án đầu tư tuyến đường sắt mới, tốc độ thiết kế 350 km/h; định hướng tiếp cận nội đô Hà Nội và TP.HCM.

Thời gian qua, định hướng thực hiện Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam thu hút nhiều quan tâm của người dân.

Cuối năm 2019, Bộ GTVT đã trình Chính phủ dự thảo báo cáo tiền khả thi dự án, với 2 phương án là đầu tư đường sắt mới tốc độ 250 km/h kết hợp khai thác khách và hàng, hoặc đường sắt mới tốc độ 350 km/h chỉ chạy tàu khách. Trong đó, Bộ GTVT có hướng chọn phương án đường sắt mới chỉ chở khách tốc độ 350 km/h, còn Bộ Kế hoạch và Đầu tư lại nghiêng về chọn phương án đầu tư đường sắt tốc độ 250 km/h kết hợp chạy tàu khách và hàng, theo TPO.

Theo nội dung mà Bộ GTVT đang xin ý kiến các bộ ngành về phương án triển khai đường sắt tốc độ cao Bắc Nam thì dự án sẽ được thực hiện theo 3 kịch bản sau:

Kịch bản 1 là đầu tư xây dựng mới tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc Nam đường đôi, khổ ray 1.435 mm, dài 1.545 km, tốc độ thiết kế 350 km/h, tải trọng 17 tấn mỗi trục, chỉ khai thác tàu khách.

Tuyến đường sắt Bắc Nam hiện hữu được nâng cấp để chuyên chở hàng, chở khách du lịch và khách chặng ngắn. Tổng vốn đầu tư khoảng 67,32 tỷ USD.

Kịch bản 2 xây dựng mới tuyến đường sắt Bắc Nam đường đôi, khổ ray 1.435 mm, tải trọng 22,5 tấn mỗi trục, khai thác chung cả tàu chở khách và chở hàng, tốc độ thiết kế 200-250 km/h, chạy tàu hàng tối đa 120 km/h.

Tuyến đường sắt Bắc Nam hiện hữu được hiện đại hóa để chuyên chở hàng, chở khách du lịch và khách chặng ngắn. Tổng vốn đầu tư khoảng 72,02 tỷ USD.

Ưu điểm của kịch bản 2 là vận chuyển cả hành khách và hàng hóa trên cùng tuyến. Kết nối liên vận quốc tế thuận lợi, song tốc độ lưu thông thấp.

Kịch bản 3 là đầu tư tuyến đường sắt Bắc Nam đường đôi, khổ ray 1.435 mm, tải trọng 22,5 tấn mỗi trục, tốc độ thiết kế 350 km/h, khai thác tàu chở khách và dự phòng cho chở hàng khi có nhu cầu.

Tổng vốn đầu tư dự án 68,98 tỷ USD. Nếu đầu tư hạ tầng, thiết bị, phương tiện để khai thác tàu hàng chạy Bắc Nam thì vốn đầu tư dự án khoảng 71,69 tỷ USD.

Trong 3 kịch bản nêu trên, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, ưu điểm của kịch bản 3 là tàu vận tải riêng hành khách nên tốc độ cao, tiện nghi, an toàn, có khả năng cạnh tranh với phương tiện khác, thị phần vận tải trên hành lang Bắc Nam được tái cơ cấu theo hướng tối ưu hơn.

Bên cạnh đó, phương án này có khả năng vận tải hàng hóa trong trường hợp năng lực của tuyến đường sắt Bắc Nam hiện hữu quá tải. Tuy nhiên, nhược điểm là chi phí đầu tư cao, chênh lệch tốc độ giữa tàu khách và tàu hàng lớn.

(Tổng hợp)

AN LY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement