Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Sai lầm khi sử dụng điện thoại có thể gây nguy hiểm đến người dùng

Thủ thuật

27/10/2018 06:24

Điện thoại thông minh là vật không thể thiếu đối với nhiều người, nhưng nó có thể trở thành con dao hai lưỡi, nếu sử dụng không đúng cách.

Có những thói quen xấu hết sức nguy hiểm khi sử dụng điện thoại di động mà gần như ai cũng từng mắc phải nhưng khá ít người hiểu rõ về tác hại của nó. Minh chứng rõ nhất là những tai nạn đáng tiếc do điện giật, cháy nổ trong lúc sử dụng điện thoại di động đã xảy ra khá nhiều thời gian qua.

Dùng pin chất lượng kém

Ảnh: Pearvideo
Ảnh: Pearvideo

Điện thoại của một phụ nữ Trung Quốc đã phát nổ vừa qua do thay pin kém chất lượng. Pin điện thoại được thay chỉ trước vài ngày khi xảy ra sự cố. Đặc biệt, người phụ nữ cho biết, trước lúc xảy ra nổ, cô không hề sử dụng hay sạc điện thoại.

Theo các chuyên gia, pin Lithium-Ion hiếm khi bị phồng hay phát nổ, nhưng nếu bị như vậy, có thể do hai nguyên nhân. Đầu tiên là do hiện tượng đánh thủng điện, có thể xảy ra khi người dùng làm rơi điện thoại. Một vết nứt trong khối vật liệu pin mỏng giữa các tế bào pin có thể gây ra hiện tượng đoản mạch, dẫn tới việc phá vỡ các tế bào và gây nổ.

Ngoài ra, những loại pin rẻ tiền đôi khi bị lẫn một số hạt kim loại cực nhỏ bên trong, khi chúng tiếp xúc với các phần khác của tế bào pin, cũng có thể dẫn đến hiện tượng đoản mạch.

Vụ việc này chứng minh rằng chúng ta không nên thay pin kém chất lượng, vì không tiết kiệm được bao nhiêu và nguy hiểm đến tính mạng.

Ném điện thoại trên bề mặt rắn

Ảnh: Dokuz8HABER
Ảnh: Dokuz8HABER

Nguồn điện thoại khá hữu ích khi giúp chúng ta duy trì kết nối lâu hơn, nhưng nó cũng có thể rất nguy hiểm trong một số tình huống.

Tại sân bay Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, một hành khách tranh luận với nhân viên an ninh. Khi nhân viên này không cho phép hành khách mang đồ của mình đi cùng, người đàn ông đã ném điện thoại của mình xuống sàn nhà. Vụ nổ may mắn không gây thương tích nào, nhưng gây ra tiếng nổ lớn và làm nhiều hành khách sợ hãi.

Từ vụ việc trên cho thấy rằng, bạn nên cẩn trọng với chiếc điện thoại tưởng chừng vô hại..

Cắn pin

Ảnh: KuwaitPAGE
Ảnh: KuwaitPAGE

Vào đầu năm nay, tại một cửa hàng điện tử ở Trung Quốc, một nam thanh niên đang mua chiếc điện thoại đột nhiên quyết định cắn vào pin để kiểm tra nguồn điện của nó. Khi anh ta cắn vào thiết bị, nó bắt đầu phát nổ. Người thanh niên này may mắn không bị thương. 

Sự việc này cho thấy rằng, bạn hoàn toàn không nên cắn hoặc tác động mạnh đến viên pin, vì nó sẽ đe dọa đến sức khỏe và tính mạng.

Điện thoại lọt túi và rơi xuống đất

Ảnh: Geek
Ảnh: Geek

Mọi người chắc cũng không quan tâm nhiều khi điện thoại lọt khỏi túi và rơi xuống đất, cho tới khi hai vụ việc tương tự nhưng rất nguy hiểm xảy ra.

Đầu tiên là vụ một anh chàng đã bị ngã xuống đường khi đang chạy xe đạp. Chiếc điện thoại trong túi của anh bị gập lại và pin phát nổ. Kết quả là anh bị bỏng độ hai. Vụ việc thứ hai xảy ra tại Mỹ, khi một sinh viên ngồi lên trên điện thoại của mình. Nó cũng phát nổ.

Một lần nữa, qua những trường hợp trên, bạn nên cẩn trọng hơn với điện thoại thông minh của mình, theo Bright Side.

Sử dụng bộ sạc chất lượng kém

Sử dụng sạc điện thoại kém chất lượng là thói quen phổ biến của hầu hết người dùng, bởi giá thành của nó khá rẻ so với hàng chính hãng.
Sử dụng sạc điện thoại kém chất lượng là thói quen phổ biến của hầu hết người dùng, bởi giá thành của nó khá rẻ so với hàng chính hãng.

Các chuyên gia cho biết, củ sạc điện thoại là bộ chuyển đổi nguồn từ 220 VAC sang điện áp VDC (5 - 12V), nếu củ sạc không đảm bảo chất lượng, không có đủ các mạch bảo vệ theo tiêu chuẩn sẽ dễ dẫn đến rò điện, hoặc cháy, nổ, nguy hiểm đến tính mạng người sử dụng.

Hơn nữa, sạc điện thoại kém chất lượng thường bị hở gây rò điện từ đầu vào 220 VAC xuống đầu ra cấp cho điện thoại. Người sử dụng cầm vào điện thoại lúc này gần như tiếp xúc trực tiếp với nguồn điện 220 VAC, cực kỳ nguy hiểm.

Nói chuyện điện thoại khi đang sạc

Ảnh: Siamphonedotcom
Ảnh: Siamphonedotcom

Trên thực tế, những tai nạn đáng tiếc do điện giật hay cháy nổ trong lúc sử dụng điện thoại di động khi sạc đã xảy ra khá nhiều.

Điều này xảy ra khi người dùng vừa sạc pin vừa sử dụng điện thoại, nhiệt độ sẽ tiếp tục tăng lên. Lúc này, các phản ứng hóa học bên trong pin không ổn định, sẽ gây ra hiện tượng chập điện hoặc cháy – nổ.

Sử dụng sạc dự phòng kém chất lượng

Hiện nay trên thị trường đang bán lan tràn các loại sạc dự phòng không nhãn mác, thậm chí có nhãn mác nhưng được làm giả một cách tinh vi. Đổi lại, giá những cục sạc dự phòng này cực rẻ, đánh vào tâm lý người tiêu dùng.
Hiện nay trên thị trường đang bán lan tràn các loại sạc dự phòng không nhãn mác, thậm chí có nhãn mác nhưng được làm giả một cách tinh vi. Đổi lại, giá những cục sạc dự phòng này cực rẻ, đánh vào tâm lý người tiêu dùng.

Nhiều người chưa biết rằng, việc sử dụng sạc dự phòng kém chất lượng là nguyên nhân dẫn đến những vụ cháy thương tâm, điển hình là vụ cháy tại căn hộ chung cư Parc Spring xảy ra mới đây.

Nguyên nhân cho những vụ cháy là do điện năng cung cấp đến điện thoại không ổn định. Dòng điện ra thường dao động từ 7 - 8 V, lớn hơn nhiều so với mức tiếp nhận quy chuẩn trên smartphone là 3,7 hoặc 5 V.

Dùng điện thoại trước khi đi ngủ

Rất nhiều người trong chúng ta luôn có thói quen sử dụng điện thoại trước khi ngủ, đó có thể là đọc báo, xem phim, chơi game hay lướt facebook...
Rất nhiều người trong chúng ta luôn có thói quen sử dụng điện thoại trước khi ngủ, đó có thể là đọc báo, xem phim, chơi game hay lướt facebook...

Các nghiên cứu đã cho thấy việc sử dụng điện thoại vào ban đêm sẽ phát ra ánh sáng xanh gây hại cho mắt, đặc biệt là nam giới.

Do đó, nếu cần thiết dùng điện thoại vào ban đêm, bạn nên dùng chế độ Night Shift (trên iPhone) hoặc các app ngăn chặn ánh sáng xanh gây hại mắt (trên Android).

Ngoài ra, nếu không thực sự cần sử dụng thì tốt nhất nên tránh dùng điện thoại vào ban đêm để không làm ảnh hưởng tới đôi mắt của bạn.

Dùng điện thoại khi đi vệ sinh

Thay vì thói quen đọc sách báo trước đây thì hiện nay, nhiều người thường lựa chọn chiếc điện thoại thông minh tranh thủ thời gian chết trong nhà vệ sinh. Tuy nhiên, những tác hại sau đây sẽ khiến bạn suy nghĩ lại về thói quen của mình.
Thay vì thói quen đọc sách báo trước đây thì hiện nay, nhiều người thường lựa chọn chiếc điện thoại thông minh tranh thủ thời gian chết trong nhà vệ sinh. Tuy nhiên, những tác hại sau đây sẽ khiến bạn suy nghĩ lại về thói quen của mình.

Đầu tiên, mải mê xem điện thoại lúc đi vệ sinh sẽ làm kéo dài thời gian, rất dễ gây ra xung huyết hậu môn, bị tắc nghẽn tĩnh mạch trực tràng và gây ra bệnh trĩ.

Tiếp đó, việc ngồi quá lâu sẽ làm mất tính nhạy cảm vốn có của trực tràng đối với việc kích thích đại tiện, gây ra táo bón, thậm chí ung thư đường ruột.

Hơn nữa, việc mất quá nhiều thời gian khi ngồi vệ sinh khiến máu bị dồn ứ lại, không thể lưu thông tốt, dẫn đến hiện tượng choáng váng, xây xẩm mặt mày do máu không kịp dồn lên não khi bạn đứng lên.

Nếu tiếp diễn tình trạng này nhiều lần sẽ dẫn đến thiếu máu lên não thường xuyên, gây suy giảm trí tuệ, sụt giảm trí nhớ, khiến não thoái hóa nhanh hơn.

Một số trường hợp khác rất nguy hiểm khi sử dụng điện thoại

Ảnh: TucsonFirePIO
Ảnh: TucsonFirePIO

- Đặt điện thoại dưới gối khi sạc có thể gây cháy nổ.

- Sạc điện thoại khi trời quá lạnh hay quá nóng.

- Tiếp tục sạc điện thoại khi nó đang bị nóng.

- Để điện thoại sạc liên tục qua đêm.

- Đặt điện thoại trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời.

- Sử dụng điện thoại khi đang tắm.

Tiếp tục sử dụng khi điện thoại hết pin quá nhanh. Hết pin nhanh là cảnh báo bạn cần chú ý vì lúc này bạn nên cho chúng đến cửa hàng để kiểm tra.

BĂNG DI
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement