Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Quốc hội Anh bác bỏ lần thứ hai Thỏa thuận Brexit của Thủ tướng Theresa May

Phân tích

13/03/2019 09:51

Quốc hội Anh hôm 12/3 thêm một lần nữa bác Thỏa thuận Brexit do Thủ tướng Anh đề nghị với kết quả 391 phiếu chống, chỉ có 242 phiếu thuận.

Quốc hội Anh ngày 12/3 một lần nữa từ chối thỏa thuận mà Thủ tướng Theresa May đạt được với Liên minh châu Âu (EU) về việc nước này ra khỏi khối, hay còn gọi là Brexit. Diễn biến này đẩy nước Anh chìm sâu hơn vào khủng hoảng và buộc Quốc hội trong vòng vài ngày nữa phải đưa ra lựa chọn giữa Brexit không thỏa thuận hoặc hoãn Brexit.

Theo tin từ Reuters, với 391 phiếu chống và 242 phiếu thuận, thỏa thuận Brexit của bà May một lần nữa không thể vượt qua cửa Quốc hội Anh. Trước đó, vào tháng 1, một thỏa thuận Brexit khác của vị Thủ tướng cũng đã bị Quốc hội Anh thẳng thừng bác bỏ.

Thủ tướng Anh Theresa May sau thất bại trong cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội Anh ngày 12/3. Ảnh: Reuters.
Thủ tướng Anh Theresa May sau thất bại trong cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội Anh ngày 12/3. Ảnh: Reuters.

Đây là lần thứ hai Thủ tướng Theresa May nhận thất bại trước Quốc hội về Thỏa thuận mà bà xây dựng.

Thủ tướng Anh trong phát biểu trước đó trước các nghị sỹ Quốc hội đã cảnh báo nước Anh có thể 'không bao giờ rời khỏi EU' nếu Thỏa thuận của bà lần này không được thông qua.

Trước khi cuộc bỏ phiếu chính thức diễn ra vào lúc 19h (GMT), Tổng Chưởng lý của Anh đã khuyến nghị rằng Thỏa thuận này vẫn mang một "rủi ro pháp lý" là nước Anh sẽ không có cách nào thoát ra khỏi vấn đề đảm bảo cuối cùng trên đường biên giới Ireland (hay Backstop) mà không có thỏa thuận của EU.

Trong khi đó, một số đảng phái chính trị, trong đó có cả đảng liên minh lẫn đảng đối lập đều đưa ra các lập trường được cho là bất thuận lợi với Thỏa thuận của Thủ tướng.

Cuộc bỏ phiếu vừa diễn ra đã đẩy nền kinh tế lớn thứ năm thế giới vào một tình thế chưa từng có tiền lệ và chẳng có một hướng đi rõ ràng nào cho những ngày tới. Các lựa chọn của nước Anh vào thời điểm này bao gồm rời EU không có thỏa thuận, trì hoãn Brexit qua mốc 29/3, tổ chức bầu cử sớm, hoặc thậm chí là tiến hành một cuộc trưng cầu dân ý nữa.

Thậm chí, bà May cũng có thể cố gắng thêm một lần thứ ba để giành sự ủng hộ của Quốc hội, hy vọng rằng những nghị sỹ theo chủ nghĩa hoài nghi về EU trong Đảng Bảo thủ - những người phản đối mạnh nhất thỏa thuận bà đạt được với EU - có thể thay đổi quan điểm nếu họ nhận thấy khả năng Anh ở lại trong khối tăng lên.

Với kết quả cuộc bỏ phiếu ngày thứ Ba như vậy, Quốc hội Anh sẽ tiến hành một cuộc bỏ phiếu nữa vào ngày thứ Năm để quyết định nước này có ra khỏi khối thị trường chung lớn nhất thế giới mà không có thỏa thuận, hay còn gọi là Brexit cứng. Đây là một kịch bản mà giới lãnh đạo doanh nghiệp đã cảnh báo sẽ gây hỗn loạn trên các thị trường và chuỗi cung ứng.

Bà May nói rằng Quốc hội Anh đang ở trong tình trạng bế tắc. "Quốc hội muốn rút lại ý định rời EU, muốn trưng cầu dân ý lần thứ hai, hay muốn Brexit có thỏa thuận nhưng không phải thỏa thuận này?" bà đặt câu hỏi.

Những người ủng hộ Brexit lập luận rằng, Brexit không thỏa thuận có thể gây một số bất ổn trong ngắn hạn, nhưng về dài hạn sẽ cho phép Anh đẩy mạnh phát triển kinh tế và tìm kiếm những thỏa thuận thương mại tốt hơn với các quốc gia trên thế giới. Mặc dù vậy, Quốc hội Anh - dù phản đối những thỏa thuận bà May đạt được với EU - cũng cương quyết phản đối việc Brexit không có thỏa thuận.

Nếu Brexit bị hoãn, thì nhiều khả năng Chính phủ Anh đề nghị hoãn qua cuối tháng 5, thời điểm mà Anh phải tham gia vào cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu.

Trong cuộc trưng cầu dân ý Brexit tổ chức vào năm 2016, cử tri Anh bỏ phiếu với tỷ lệ 52% chọn ra khỏi EU và 48% chọn ở lại. Cuộc trưng cầu dân ý đó không chỉ làm lộ ra những chia rẽ sâu sắc trên chính trường mà cả trong xã hội Anh.

MINH TUẤN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement