Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Cuộc chiến ở Ukraina có thể làm suy yếu ảnh hưởng của Nga đối với các nước Trung Á?

Quản trị

26/03/2022 14:35

Nhiều dấu hiệu cho thấy, ảnh hưởng của nước Nga đối với các quốc gia Trung Á thuộc liên bang Xô Viết trước đây không còn mạnh như trước kể từ khi nước này phát động một cuộc chiến tranh nhằm vào Ukraina.
news

Vào ngày 17/3, khi cuộc chiến của Moscow đối với Ukraina ngày càng gia tăng, Uzbekistan đã đưa ra một tuyên bố mà một số nhà quan sát dự đoán rằng, đây là dấu hiệu cho thấy ảnh hưởng của Nga đối với quốc gia này không còn mạnh như trước.

2020-06-23t000000z_1305340773_rc.jpg
Tổng thống Nga Vladimir Putin bắt tay Tổng thống Uzbekistan Shavkat Mirziyoyev trong cuộc gặp ở Moscow, Nga, ngày 23 tháng 6 năm 2020,. Ảnh:  [Sputnik / Alexei Nikolsky / Kremlin qua Reuters]

Cụ thể, phát biểu tại phiên họp toàn thể của Thượng viện, Bộ trưởng Ngoại giao Abdulaziz Kamilov cho rằng, các hành động quân sự và bạo lực phải được chấm dứt ngay lập tức và Cộng hòa Uzbekistan công nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina.

“Chúng tôi không công nhận các nước cộng hòa Luhansk và Donetsk”, Bộ trưởng Ngoại giao Abdulaziz Kamilov cho biết thêm.

Mặc dù khác xa với một sự lên án toàn diện, nhưng nó đã đánh dấu một sự thay đổi đáng kể. Bởi, các quốc gia Trung Á là một trong những đồng minh truyền thống của Nga và hiếm khi lên tiếng phản đối các hành động của Điện Kremlin.

Và kể từ khi Shavkat Mirziyoyev lên nắm quyền Tổng thống vào năm 2016, mối quan hệ giữa hai nước đã được cải thiện đáng kể đến mức năm ngoái, Nga đã vượt qua Trung Quốc để trở thành đối tác thương mại chính của Uzbekistan.

Ngoài ra, TT Mirziyoyev còn có mối quan hệ với doanh nhân Nga gốc Uzbekistan Alisher Usmanov, một cộng sự thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin.

“Trước chiến tranh, Uzbekistan đã tiến gần hơn một bước tới việc gia nhập Liên minh Kinh tế Á-Âu và TT Mirziyoyev thậm chí còn tham gia cuộc họp của Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể. Nhưng tôi nghĩ rằng bây giờ Uzbekistan sẽ cố gắng tạo khoảng cách với Moscow”, Temur Umarov, một thành viên tại Trung tâm Carnegie Moscow, nói.

“Tôi nghĩ rằng Usmanov đang nghĩ về tương lai của chính mình. Công việc kinh doanh của ông hầu như có thể phát đạt ở nước Nga trước đây, giờ mọi thứ đã thay đổi vì lệnh trừng phạt. Ông ta có lẽ đang tìm kiếm cơ hội để thay đổi địa điểm làm ăn chính của mình, và biến mình từ một nhà tài phiệt người Nga gốc Uzbekistan thành một nhà tài phiệt Uzbekistan ”, vị chuyên này cho biết thêm.

1200px-the_caucasus_and_central_asia_-_political_map.jpg
Các quốc gia Trung Á tìm cách thoát khỏi ảnh hưởng của Nga?

Nhờ các chính sách biệt lập trong nhiều năm, Uzbekistan đã xây dựng được các hệ thống kinh tế và chính trị độc lập hơn so với một số quốc gia khác ở Trung Á.

Nhưng, có lẽ không quốc gia nào khác trong khu vực có thể tạo khoảng cách với mình theo cách tương tự.

Được bao quanh bởi Nga, Trung Quốc, Afghanistan và Biển Caspi, khu vực Trung Á - bao gồm Kyrgyzstan, Kazakhstan, Tajikistan, Turkmenistan và Uzbekistan - dễ bị ảnh hưởng bởi những thay đổi về địa chính trị và an ninh.

Sau khi Liên Xô sụp đổ, các quốc gia này vẫn nằm trong quỹ đạo của Nga và trong khi nhiều nước cố gắng theo đuổi các chính sách đối ngoại đa phương, nhưng sự phụ thuộc của họ vào Moscow vẫn rất mạnh mẽ.

Nhưng chiến tranh có thể thay đổi cuộc chơi và thay đổi cả động lực trong khu vực.

“Cách các nước Trung Á nghĩ về Nga đã thay đổi. Trong khi trước đây, Nga được coi là nguồn ổn định thì giờ đây, dường như sự hiện diện của nước này trong một khía cạnh an ninh rất nhạy cảm, đã trở thành điểm yếu đối với sự ổn định, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của khu vực ”, ông Umarov nói.

Cũng theo ông Umarov, các chính phủ Trung Á sẽ tìm cách giảm thiểu ảnh hưởng của Nga, điều này sẽ khó thực hiện, nhưng họ không có lựa chọn nào khác vì nước này đã trở thành một cường quốc khó lường.

Nền kinh tế của 5 quốc gia Trung Á có mối liên hệ chặt chẽ với Nga.

Theo số liệu được công bố vào năm 2021, khoảng 2,5 triệu lao động nước ngoài di cư từ các nước Trung Á đã làm việc tại Nga, mặc dù con số thực có thể cao hơn.

Hầu hết là lao động chân tay và lượng kiều hối của họ đóng vai trò quan trọng đối với các nền kinh tế của Kyrgyzstan, Tajikistan và ở mức độ thấp hơn là Uzbekistan.

Các biện pháp trừng phạt mới của phương Tây nhằm mục đích khiến nền kinh tế Nga sụp đổ, nhưng ảnh hưởng của chúng sẽ sớm được cảm nhận ở Trung Á.

Kyrgyzstan và Tajikistan là hai trong số các quốc gia phụ thuộc vào lượng kiều hối nhất thế giới, với khoản đóng góp lần lượt là 31,3 và 26,7% vào GDP của các quốc gia.

Theo Ngân hàng Thế giới, lượng kiều hối của Kyrgyzstan sẽ giảm 33% và của Tajikistan giảm 22% khi nền kinh tế Nga suy giảm trong bối cảnh các lệnh trừng phạt.

jeuixzeukdddp3ag-83kudrbu5hdvcag.jpg
Hàng triệu lao động của các quốc gia Trung Á làm việc tại Nga mỗi năm.

Kiều hối của Uzbekistan, chiếm khoảng 11% GDP, sẽ giảm 21%.

Đối mặt với viễn cảnh khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng trong nước, các quốc gia Trung Á thấy mình không có nhiều lựa chọn. Không ai công khai chỉ trích các hành động của Nga do lo ngại hậu quả.

Kazakhstan, quốc gia giàu có nhất trong khu vực, đã bị rung chuyển bởi tình trạng bất ổn xã hội nghiêm trọng nhất kể từ khi giành được độc lập vào đầu năm nay và Tổng thống Kassym-Jomart Tokayev đã kêu gọi quân đội Nga giúp ổn định tình hình - có nghĩa là giờ đây ông có thể cảm thấy mắc nợ Nga.

Các nhà quan sát cho rằng, động thái này đánh dấu một kỷ nguyên mới trong chính sách đối ngoại của Kazakhstan, một trong những kỷ nguyên thậm chí còn phụ thuộc nhiều hơn vào Nga.

“Kazakhstan bỏ phiếu trắng trong cuộc bỏ phiếu tại LHQ về vấn đề Ukraina nhưng chúng tôi không nhận thấy sự ủng hộ cởi mở của họ đối với lập trường của Nga”, Giáo sư Edward Lemon tại Đại học Texas, A&M, người có nghiên cứu tập trung vào các khía cạnh xuyên quốc gia của chủ nghĩa độc tài nói.

“Trong tương lai, chúng ta có thể thấy nhiều áp lực hơn đối với Kazakhstan để có lập trường mạnh mẽ hơn. Chỉ mới ngày hôm qua, có thông tin rằng Kazakhstan không còn có thể xuất khẩu dầu của mình thông qua tập đoàn đường ống Caspi, đây là một phần trong kế hoạch ban đầu của Nga nhằm cắt nguồn cung cấp dầu cho phương Tây ”, Giáo sư Edward Lemon cho biết thêm.

Tuy nhiên, ông cho rằng, Kazakhstan đã cho phép một cuộc biểu tình phản chiến diễn ra với khoảng 3.000 người tham dự - một động thái đáng chú ý vì các cuộc biểu tình phải được chính quyền phê duyệt trước khi tiến hành.

Về lâu dài, Giáo sư Lemon cho rằng, hành động của Moscow có thể đẩy Uzbekistan và Kazakhstan ra khỏi quỹ đạo của Nga.

“Ngoại trưởng Kyrgyzstan đã tuyên bố trong cuộc họp của Tổ chức Các nước Hồi giáo rằng Kyrgyzstan ủng hộ một giải pháp hòa bình cho mọi vấn đề và nước này kiên quyết tuân thủ tất cả các quy tắc của Liên hợp quốc và đặc biệt là nguyên tắc toàn vẹn lãnh thổ”, Emil Dzhuraev, người Kyrgyzstan nhà khoa học chính trị, nói với Hãng tin Al Jazeera.

“Ở Kyrgyzstan, có những lo ngại nghiêm trọng về hậu quả có thể xảy ra của những lời chỉ trích công khai nhằm vào Nga, cả về an ninh và chính trị. Tuy nhiên, bất kể có bị chỉ trích hay không, tác động của suy thoái kinh tế ở Nga đã được cảm nhận ở đây. Lạm phát đang gia tăng và chúng tôi có thể dự kiến ​​sẽ thiếu hụt các sản phẩm cơ bản trong những tháng tới ”, ông Emil Dzhuraev nói.

Trong khi đó, Tajikistan và Turkmenistan lựa chọn trung lập, và không đưa ra bất kỳ tuyên bố chính thức nào về cuộc chiến ở Ukraina.

NGUYỄN MINH
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement