Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Quần áo do Bangladesh sản xuất sắp 'được giá'

Các nhà bán lẻ thời trang toàn cầu bao gồm H&M và Gap cam kết tăng giá mua quần áo do Bangladesh sản xuất để giúp các nhà máy ở đó nâng cao mức lương cho nhân công.

Bangladesh là nước xuất khẩu hàng may mặc lớn nhất thế giới sau Trung Quốc. Tuần này, sau các cuộc biểu tình chết người giữa cảnh sát và công nhân nhà máy, chính phủ đã yêu cầu tăng gần 60% mức lương tối thiểu hàng tháng lên 12.500 taka (113 USD) từ tháng 12, mức tăng đầu tiên trong 5 năm.

Các chủ nhà máy cho biết việc tăng lương trước cuộc tổng tuyển cử vào tháng 1 sẽ làm giảm tỷ suất lợi nhuận của họ, do chi phí tăng 5-6%. Ước tính của ngành cho thấy lao động chiếm 10-13% tổng chi phí sản xuất.

Các thương hiệu thời trang phương Tây cam kết sẽ thực hiện các hoạt động mua hàng có trách nhiệm để hỗ trợ việc tăng lương cho nhân công tại nhà máy. Đồng thời họ cũng yêu cầu tiếp tục áp dụng cơ chế xem xét mức lương tối thiểu hàng năm để người lao động Bangladesh không bị thiệt thòi khi các điều kiện kinh tế vĩ mô thay đổi.

Với dân số gần 170 triệu người, Bangladesh có lực lượng lao động tiềm năng khá lớn và là một trong khoảng 45 nước đang phát triển hiện được hưởng quyền tiếp cận miễn thuế và không hạn ngạch đối với tất cả các thị trường ở EU, ngoại trừ vũ khí và đạn dược. Hàng may mặc sẵn là trụ cột của nền kinh tế, chiếm gần 16% GDP với 4 triệu người lao động đang làm trong lĩnh vực này. 

Quần áo do Bangladesh sản xuất sắp 'được giá' - Ảnh 1.

Các nhà sản xuất hàng may mặc ở Bangladesh đang chuyển trọng tâm từ thời trang nhanh sang quần áo chất lượng và cao cấp. Ảnh: NYT

Dữ liệu từ Tổ chức Lao động quốc tế cho thấy ngay cả sau khi tăng lương tối thiểu, Bangladesh vẫn tụt hậu so với các trung tâm sản xuất hàng may mặc khác trong khu vực như Việt Nam, nơi có mức lương trung bình hàng tháng là 275 USD và Campuchia, với mức lương trung bình hàng tháng là 250 USD. 

Tháng trước, một số thành viên của AAFA bao gồm Abercrombie & Fitch và Lululemon, nói với Thủ tướng Bangladesh Sheikh Hasina rằng họ muốn lương của người lao động tăng lên và tính đến lạm phát hiện ở mức 9%. 

Các nhà bán lẻ ở Mỹ và Châu Âu là những người mua chính quần áo do Bangladesh sản xuất. Những thương hiệu thời trang của EU đặt may quần áo lớn nhất ở Bangladesh bao gồm H&M, Primark, Zara, G-Star Raw và Marks & Spencer.

Giống như hầu hết các nhà bán lẻ hàng tiêu dùng, các công ty thời trang đang vật lộn với lượng hàng tồn kho cao và nền kinh tế toàn cầu đang chậm lại, nơi người mua hàng ở các thị trường trọng điểm mua ít hơn vì tình trạng khó khăn.

Thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc có ý nghĩa sống còn đối với Bangladesh khi nước này đang vật lộn ứng phó nguồn dự trữ ngoại hối cạn kiệt, ngay cả khi được Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) duyệt gói cho vay giải cứu kinh tế trị giá 4,7 tỷ USD vào đầu năm nay.

(Nguồn: FT)

TÚC
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement