Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Các trung tâm may mặc châu Á có thể mất 65 tỷ USD xuất khẩu do thời tiết khắc nghiệt

Kinh tế thế giới

13/09/2023 08:36

Nắng nóng cực độ và lũ lụt có thể xóa đi 65 tỷ USD doanh thu xuất khẩu hàng may mặc từ bốn quốc gia châu Á vào năm 2030, khi công nhân phải vật lộn dưới nhiệt độ cao và các nhà máy đóng cửa.

Nghiên cứu từ Schroders (SDR.L) và Đại học Cornell ở chuỗi cung ứng của sáu thương hiệu may mặc toàn cầu hoạt động tại bốn quốc gia được nghiên cứu là Bangladesh, Campuchia, Pakistan và Việt Nam, đều chỉ ra sáu thương hiệu này sẽ bị ảnh hưởng nặng nề bởi tình hình thời tiết ngày càng xấu đi này, thậm chí ảnh hưởng đến 5% đến tổng doanh thu cả năm của các thương hiệu. 

Những phát hiện này đóng vai trò như một lời cảnh tỉnh cho cả ngành may mặc đang phải đối mặt với chi phí tài chính sụt giam, khi các nhà đầu tư đang phải đối mặt với các rủi ro của công ty. 

Tuy nhiên, Jason Judd, giám đốc điều hành của Viện Lao động Toàn cầu Cornell cho biết trong số các nhà cung cấp và người mua mà họ đã nghiên cứu, không ai để mắt đến các loại thiên tai này trong các kế hoạch của công ty.

Các trung tâm may mặc châu Á có thể mất 65 tỷ USD xuất khẩu do thời tiết khắc nghiệt - Ảnh 1.

Ngành dệt may hiện nay hầu hết ở châu Á do nguồn lao động giá rẻ rất dồi dào. Ảnh: textiletoday

"Phản ứng của ngành may mặc đối với khí hậu chủ yếu là giảm thiểu, phát thải và tái chế, và rất ít hoặc không liên quan gì đến lũ lụt và nắng nóng", ông nói thêm. 

Hiểu rõ những rủi ro vật chất liên quan đến khí hậu đối với các công ty trong một thế giới đang nóng lên là rất quan trọng, nhưng quá trình này vẫn còn ở giai đoạn sơ khai khi rất ít doanh nghiệp tiết lộ đủ thông tin và cũng không nhà đầu tư nào thực hiện các đánh giá đúng đắn.

Angus Bauer, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu đầu tư bền vững của Schroders, cho biết: "Có quá ít dữ liệu về vấn đề này, một số thương hiệu may mặc không tiết lộ địa điểm nhà máy của các nhà cung cấp của họ".

Bauer cho biết Schroders, công ty quản lý tài sản trị giá hơn 700 tỷ bảng Anh (874 tỷ USD), sẽ tăng cường sự tham gia với các công ty về việc tiết lộ thông tin của họ. Ông kêu gọi các công ty hợp tác để xây dựng các chiến lược thích ứng có tính đến tác động đối với người lao động.

Bằng cách sử dụng các dự báo, các nhà nghiên cứu đã phân tích mức độ nắng nóng và lũ lụt trong tương lai để ước tính điều gì sẽ xảy ra theo kịch bản "thích ứng với khí hậu" khi thiên tai xảy ra. 

Lũ lụt cũng sẽ buộc các nhà máy ở 4 quốc gia chiếm 18% xuất khẩu hàng may mặc toàn cầu phải đóng cửa, ảnh hưởng trực tiếp đến 10,6 triệu công nhân trong các nhà máy may mặc và giày dép.

Năng suất tổng thể giảm sẽ dẫn tới sự thiếu hụt 65 tỷ USD trong thu nhập dự kiến từ năm 2025 đến năm 2030, tương đương mức giảm 22% và có thể mất gần 1 triệu việc làm cho người lao động. 

Đến năm 2050, thu nhập từ xuất khẩu bị mất sẽ lên tới 68,6% và sẽ có ít hơn 8,64 triệu việc làm.

(Nguồn: Malay Today)

TÚC
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement