20/01/2023 07:03
Phương Tây tăng cường viện trợ vũ khí hạng nặng cho Ukraina trước khi cuộc chiến tròn 1 năm
Vài tuần trước trước thời điểm đánh dấu tròn 1 năm Nga tiến hành cuộc tấn công Ukraina, các quan chức phương Tây đã đồng ý gửi một loạt xe bọc thép tấn công tới các chiến trường của Ukraina, điều mà trước đó họ đã từ chối vì sợ khiêu khích Nga - báo trước một giai đoạn hỗ trợ quốc tế mới cho Kiev.
Các kế hoạch gửi các thiết bị hạng nặng hơn được thiết kế để giúp Ukraina có thể giành chiến thắng trên chiến trường, dự kiến sẽ được thực hiện trong tuần này, khi các nhà lãnh đạo quốc phòng của các nước phương Tây tập trung tại Ramstein (Đức) vào thứ Sáu (20/1) để thảo luận về cuộc chiến và cam kết đóng góp mới.
Theo đánh giá của phương Tây, các cuộc giao tranh đã trở nên bế tắc và Ukrain sẽ cần được tăng cường để vượt qua.
Thứ trưởng phụ trách chính sách của Lầu Năm Góc, Colin Kahl, nói với các phóng viên hôm thứ Tư (18/1) rằng, vì các lực lượng Nga đã đào chiến hào và củng cố tiền tuyến của mình nên Mỹ và các đồng minh cần phải cung cấp các các phương tiện chiến đấu bộ binh và các năng lực cơ giới hóa khác.
Ông nói: "Ukraina có thể thay đổi cục diện chiến trường bởi cuộc giao tranh sẽ tiếp tục diễn ra như một kiểu bào mòn dần".
"Người Nga đang đào hào, họ đang cắm hệ thống "răng rồng", đặt mìn. Họ đang thực sự cố gắng củng cố tiền tuyến", Kahl nói. "Để người Ukraina xuyên thủng hệ thống phòng thủ của Nga, trọng tâm đã được chuyển sang kết hợp hỏa lực và cơ động theo hiệu quả hơn".
Trước cuộc họp của Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin với các quan chức Đức vào thứ Năm và các đồng minh khác tại Ramstein, ông Kahl cho biết Hoa Kỳ đang xem xét gửi xe tăng M1 Abrams và xe chiến đấu bọc thép Stryker do Mỹ sản xuất cho Ukraina. Nhưng hiện tại, Washington hiện vẫn đang chưa thể Abrams cho Ukraina do nhu cầu về nhiên liệu, bảo dưỡng và huấn luyện.
"Xe tăng Abrams là một thiết bị rất phức tạp", ông Kahl nói. "Nó đắt, khó tập, nó có động cơ phản lực. Tôi nghĩ rằng nó tiêu tốn khoảng 3 gallon nhiên liệu cho dặm. Nó không phải là hệ thống dễ bảo trì. Nó có thể là hệ thống phù hợp hoặc không, nhưng chúng tôi sẽ tiếp tục xem xét điều này".
"Một trong những điều mà Bộ trưởng [Lloyd] Austin đã rất chú trọng là chúng ta không nên cung cấp cho Ukraina những hệ thống mà họ không thể sửa chữa, không thể duy trì và về lâu dài họ không thể đủ khả năng, bởi vì nó không hữu ích".
Trong tháng này, sau khi Pháp cam kết gửi xe trinh sát bọc thép AMX-10 RC, đôi khi được gọi là "xe tăng hạng nhẹ", Mỹ cam kết gửi 50 xe chiến đấu bộ binh M2 Bradley như một phần trong gói viện trợ lớn nhất cho Ukraina, còn Đức cam kết gửi 40 xe chiến đấu Marder.
Trong khi đó, Vương quốc Anh trở thành quốc gia đầu tiên cam kết gửi xe tăng do phương Tây sản xuất tới Ukraina với 14 chiếc Challenger 2.
Ba Lan và Phần Lan đã đề nghị gửi xe tăng Leopard 2 do Đức chế tạo tới Ukraina, nếu được Đức chấp thuận. Khoảng một chục quốc gia vận hành Leopard 2 và có khả năng bổ sung vào nguồn cung cho Ukraina. Nhưng Đức, giống như Hoa Kỳ, đã kiềm chế.
Các nhà phân tích đang mô tả sự thay đổi trong giọng điệu của Đức và dự đoán rằng chính phủ, với một Bộ trưởng quốc phòng mới, có thể sử dụng diễn đàn của nhóm các nhà tài trợ Ukraina tại Căn cứ không quân Ramstein vào ngày 20 tháng 1 để thông báo viện trợ xe tăng - hoặc liên quan đến các loại Leopard thế hệ mới hơn hoặc cũ hơn.
Tờ báo Đức Frankfurter Allgemeine Zeitung hôm thứ Ba đưa tin rằng các nhà sản xuất có thể cung cấp 10-15 chiếc Leopard 2 được tân trang lại vào năm 2023, thông tin mà tờ báo này cho biết đã được xác nhận với các giám đốc điều hành ngành quốc phòng.
Armin Papperger, Giám đốc điều hành của Rheinmetall, công ty sản xuất xe tăng kết hợp với Krauss-Maffei Wegmann, đã nói vài ngày trước đó rằng việc đưa xe tăng thế hệ mới sẵn sàng chiến đấu từ kho chứa ra chiến trường chậm nhất là đến năm 2024.
Nhưng phát biểu trước các đại biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos (Thụy Sĩ), Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã phản đối áp lực quốc tế ngày càng gia tăng và cho biết Berlin sẽ không thực hiện các bước nếu không có Washington.
Cũng tại Davos, Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelenskyy đã đưa ra lời kêu gọi cá nhân đối với xe tăng phương Tây, nói rằng chúng phải đến trước bất kỳ đợt điều động nào của Nga. Các quan chức Ukraina đã cảnh báo rằng Moscow sẽ gọi thêm lính nghĩa vụ trong những tuần tới.
"Việc cung cấp cho Ukraina các hệ thống phòng để chống lại các cuộc tấn công bằng tên lửa tiếp theo của Nga. Nguồn cung cấp xe tăng của phương Tây phải vượt xa một cuộc tấn công khác của xe tăng Nga", ông nói với các đại biểu tới tại diễn đàn Davos qua truyền hình.
Phát biểu sau đó, Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cho biết ông lo ngại Nga đang chuẩn bị tiến hành một cuộc tấn công mới ở Ukraina trong vòng vài tháng nữa và rằng đã đến lúc cung cấp cho Kiev xe tăng và tên lửa hiện đại.
"Họ [lực lượng Nga] vẫn còn rất mạnh và chúng tôi e rằng họ đang chuẩn bị cho một cuộc tấn công mới trong vài tháng nữa, vì vậy điều quan trọng là phải gửi thêm hỗ trợ cho Ukraina, đặc biệt là xe tăng và tên lửa hiện đại", ông Duda nói.
Vương quốc Anh công bố gói viện trợ mới gồm 14 xe tăng Challenger 2, 30 pháo tự hành AS90, xe bọc thép chở quân Bulldog, khả năng xuyên phá bãi mìn, "hàng chục" máy bay không người lái, 100.000 viên đạn pháo, thêm hệ thống phòng không Starstreak và tên lửa chính xác cho Hệ thống tên lửa phóng nhiều lần có hướng dẫn ― cũng như đào tạo cho các lực lượng Ukraina.
"Chúng tôi nghĩ rằng bây giờ là thời điểm thích hợp để tăng cường hỗ trợ cho Ukraine", Ngoại trưởng Anh James Cleverly cho biết hôm thứ Ba khi đang ở thăm Washington. "Chúng ta không thể cho phép điều này kéo dài và trở thành một kiểu bế tắc tiêu hao như trong Thế chiến thứ nhất".
(Defense News)
Tin liên quan
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp