Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Phát triển AI, 'cánh đồng mơ ước' hay rào cản cho doanh nghiệp Trung Quốc

Kinh tế thế giới

13/08/2023 06:32

Những gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc đang tìm cách khai thác tiềm năng của AI vào các chiến lược dài hạn, từ vận tải đến sản xuất và kinh doanh.

Chuyển đổi số thông minh, giải quyết ùn tắc

Nằm ở cuối phía tây của Vịnh Bột Hải ở Khu Tân Hải, Thiên Tân, Trung Quốc, cảng Thiên Tân, Trung Quốc với mô hình bến cảng xanh thông minh tự động với trí tuệ nhân tạo, hiện đang là một trong số ít cảng được trang bị công nghệ tiên tiến bậc nhất thế giới. 

Đóng vai trò là đường nối giữa Đông Bắc Á với Trung và Tây Á. Đây cũng là một bến đậu quan giúp Trung Quốc mở cửa với thế giới bên ngoài.

Vào năm 2022, sản lượng container thông qua của nó đã vượt quá 21 triệu TEU, nằm trong số 10 cảng hàng đầu trên toàn thế giới. Nó có 213 bến các loại, và chủ yếu bao gồm sáu khu vực là Bắc Giang, Đông Giang, Nam Giang, Đại Khẩu, Cao Sa Lĩnh và Đại Cương.

Cuối năm 2021, tình trạng tắc nghẽn cảng đã khiến chuỗi cung ứng toàn cầu gián đoạn nghiêm trọng, hầu hết chuỗi bán lẻ đã rơi vào tình trạng khan hàng trong suốt mùa cao điểm Black Friday và dịp giáng sinh. Do đó, việc gấp rút triển khai tự động hóa và cải tiến thông minh ở các cảng Trung Quốc được kỳ vọng sẽ giải quyết tình thế tiến thoái lưỡng nan này.

Phát triển AI, 'cánh đồng mơ ước' hay rào cản cho doanh nghiệp Trung Quốc - Ảnh 1.

Cảng do AI điều khiển tại Thiên Tân. Ảnh: Asia Times

Cảng bãi thông minh đã được Tập đoàn Cảng Thiên Tân (TPG) xây dựng cùng với sự hỗ trợ chặt chẽ của Huawei và các đối tác, nhằm hiện thực hóa nỗ lực xây dựng cảng xanh thông minh cho quốc gia này.

Cảng tự động mới được xây dựng với hệ thống cơ sở hạ tầng tiên tiến nhất thế giới, điều khiển bởi trí tuệ nhân tạo AI và hệ thống mạng 5G cho tất cả các khâu từ sản xuất, vận chuyển, hậu cần, y tế, quản lý đô thị và tài chính.

Nếu tại cảng lớn nhất của Mỹ ở Long Beach, California, việc dỡ hàng của một con tàu mất từ 24-48 giờ, thì giờ đây với cần cảu tự động không người lái, việc làm trống một tàu container lớn chỉ trong vòng 45 phút. 

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra ở Trung Quốc. Tại Thâm Quyến, Huawei sản xuất hàng nghìn trạm phát 5G mỗi ngày, bổ sung vào con số 2,3 triệu mà Trung Quốc đã lắp đặt trong tổng số 3 triệu trạm trên toàn thế giới. 

Tại nhà máy, mỗi dây chuyền cần 15 công nhân, so với gần 80 công nhân ba năm trước. Hầu hết họ ở đó để kiểm tra xem thiết bị kiểm tra và lắp ráp tự động có hoạt động bình thường không, chỉ một giai đoạn lắp ráp cần bàn tay con người.

Trung Quốc đã xuất khẩu hơn một triệu xe trong ba tháng đầu năm 2023, vượt Nhật Bản trở thành nhà xuất khẩu ô tô lớn nhất thế giới, các dịch vụ của họ ở mức giá thấp sẽ giúp tăng khả năng cạnh tranh ở thị trường châu Âu cũng như Nam bán cầu. 

Phát triển AI, 'cánh đồng mơ ước' hay rào cản cho doanh nghiệp Trung Quốc - Ảnh 2.

Mô hình cảng xanh thông minh tại Cảng Thiên Tân.

Chính quyền Trung Quốc cũng ra chỉ thị thúc đẩy đầu tư tư nhân, tập trung vào các lĩnh vực then chốt và tham gia vào các dự án lớn của đất nước. Các công ty Trung Quốc tin rằng chính phủ sẽ không lặp lại cuộc đàn áp vào năm 2020-2021 như đối với Alibaba và các công ty công nghệ lớn khác. 

Vào tháng 7, Huawei đã ra mắt mô hình AI Pangu, một hệ thống AI cho nhiều ứng dụng kinh doanh. Trái ngược với CHATGPT, mục tiêu của Pangu là đáp ứng các nhu cầu của từng ngành công nghiệp cụ thể, giải quyết các vấn đề vận hành, nghiên cứu và phát triển sản phẩm, kỹ thuật phần mềm. 

Nền tảng này được cung cấp bởi chipset Kunpeng của Huawei và bộ xử lý Ascend AI. Đó là một hệ thống tự đào tạo các mô hình AI trên dữ liệu độc quyền. Huawei Cloud cung cấp cho khách hàng của mình bộ công cụ phát triển công nghiệp quy mô lớn. Thông qua đào tạo thứ cấp về dữ liệu do khách hàng sở hữu, khách hàng có thể có các mô hình lớn độc quyền trong ngành của riêng họ. 

Tại hội thảo dành cho các nhà phát triển tại Đông Quản, Huawei nói muốn mở rộng các dịch vụ đám mây dựa trên AI sang các lĩnh vực mới, bao gồm chính phủ, tài chính và ngân hàng.

Phát triển AI, 'cánh đồng mơ ước' hay rào cản cho doanh nghiệp Trung Quốc - Ảnh 3.

Zhang Ping'an, CEO Huawei Cloud Computing Technologies, chia sẻ tại hội thảo dành cho nhà phát triển. Ảnh: Huawei

Mặc dù GPU V100 và A100 của Nvidia vẫn là GPU phổ biến nhất để chế tạo các mô hình quy mô lớn của Trung Quốc, Huawei đã sử dụng bộ xử lý Ascend 910 của riêng mình để tạo ra Pangu.

Trung Quốc có thể sản xuất chip AI độc quyền như Ascend, yêu cầu bộ xử lý 7 nanomet. Các biện pháp trừng phạt của Mỹ được cho là nhằm ngăn chặn Trung Quốc sản xuất chip 7nm trong nhiều năm, nhưng các nhà sản xuất chip Trung Quốc dường như đã làm việc để ngăn chặn các hạn chế.

Rất khó để dự đoán rằng các biện pháp trừng phạt công nghệ của Mỹ có đang cản trở việc triển khai các ứng dụng AI dành cho doanh nghiệp của Trung Quốc hay không và ở mức độ nào. Thông báo về kết quả quý 2 tốt hơn mong đợi của Alibaba vào ngày 10/8, giám đốc điều hành bộ phận đám mây của công ty đã đề cập rằng sự thiếu hụt GPU trong thời gian ngắn là một hạn chế đối với tốc độ tăng trưởng của đại lục. 

'Cánh đồng mơ ước' hay rào cản to lớn của doanh nghiệp

Cuối tháng 7, Pangu được đưa vào sử dụng khai thác than trong một liên doanh của Huawei với Tập đoàn năng lượng Sơn Đông. Cuối năm 2022, nhà sản xuất thiết bị lớn nhất Trung Quốc, Midea đã xây dựng nhà máy kết nối hoàn toàn 5G đầu tiên trên thế giới trong lĩnh vực thiết bị gia dụng. Đây là lần đầu tiên 5G được ứng dụng toàn diện vào mọi hoạt động sản xuất kinh doanh công nghiệp. 

Các doanh nghiệp tư nhân của Trung Quốc phải đối mặt với một số rào cản đáng kể. Hệ số P/E (giá/thu nhập) của chỉ số CSI 300 của Trung Quốc là khoảng 13, so với 21 của S&P 500 của Mỹ. Vốn chủ sở hữu ở Trung Quốc rẻ hơn nhiều, điều đó có nghĩa là các doanh nhân phải trả nhiều tiền hơn để có vốn so với các đối tác Mỹ của họ.

Phát triển AI, 'cánh đồng mơ ước' hay rào cản cho doanh nghiệp Trung Quốc - Ảnh 4.

Xe container tự lái ở cảng Thiên Tân. Ảnh: Huawei

Gần đây nhất là vào năm 2021, mức độ biến động các chỉ số của Mỹ và Trung Quốc gần như bằng nhau. 

Một tác nhân gây khó khăn khác là sự biến động liên tục trên thị trường bất động sản, trên thực tế là sự bế tắc chính trị giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương, những người đã gánh khoản nợ ẩn từ 35 - 70 nghìn tỷ nhân dân tệ. 

Chính quyền trung ương sẽ không cứu trợ các thành phố nếu không nắm quyền kiểm soát tài chính của họ. Cuộc chiến chính trị sẽ khiến thị trường bất động sản rơi vào tình trạng khủng hoảng trong một thời gian dài. 

Phát triển AI, 'cánh đồng mơ ước' hay rào cản cho doanh nghiệp Trung Quốc - Ảnh 5.

Biểu đồ ước tính của Chỉ số CSI 300 trong một số phân ngành chính của Trung Quốc. Ảnh: Bloomberg

Tuy nhiên, tương lai của AI trong kinh doanh không phụ thuộc hoàn toàn vào các công ty có vốn hóa lớn. AI vẫn là một nhân tố mạnh mẽ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các cửa hàng nhỏ hơn có thể đạt được hiệu quả rất cao trong sản xuất linh hoạt bằng cách áp dụng AI vào các nhà máy tự động, thúc đẩy hoạt động bán lẻ.

Huawei là một doanh nghiệp tiên tiến đang chuyển mình từ một nhà sản xuất thiết bị viễn thông thành một nhà hỗ trợ kinh doanh toàn cầu. Với hai giải pháp kết nối đầy đủ dựa trên AI, Huawei có 5G2C (5G dành cho người tiêu dùng) với các công ty nhỏ và 5G2B (5G dành cho doanh nghiệp). 

Liệu các doanh nghiệp Trung Quốc có đến với "cánh đồng mơ ước" được xây dựng trên băng thông rộng tốc độ cao và AI hay không vẫn là một câu hỏi bỏ ngỏ. Ý chí chính trị và cơ hội kiếm lời là có thể nhìn thấy được, Trung Quốc có thể sẽ khiến thế giới ngạc nhiên nhiều như những gì họ đã làm trong những năm 1990 và 2000.

(Nguồn: Asiatimes)

THANH TRÚC
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement