Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Ông Trump bất ngờ "quay lại" với NATO và EU sau vụ Iran

Phân tích

12/01/2020 12:15

Trong bối cảnh căng thẳng leo thang với Iran, Tổng thống Mỹ Donald Trump cảm thấy cần phải quay trở lại hợp tác với những cá nhân và thực thể mà ông từng dành cả ba năm qua để mỉa mai và xa lánh: đó là NATO, là các đồng minh phương Tây và các cơ quan tình báo Mỹ.

Trump, người từng nói rằng các cơ quan do thám Mỹ nên “trở lại trường học”, hiện đang nhấn mạnh rằng chính hoạt động của các cơ quan tình báo đã giúp thực hiện vụ không kích gây ra cái chết của viên tướng uy lực nhất Iran.

Marc Polymeropoulos, một nhân viên tình báo kỳ cựu về hưu, từng có 26 năm làm việc trong CIA với nhiệm vụ phụ trách các vấn đề về Trung Quốc, châu Âu và Á-Âu, nói: “Có điều gì đó thật trớ trêu, không ai dám nghĩ rằng ông ấy lại bất thình lình yêu mến chúng ta như vậy”.

Tương tự, sau ba năm đưa ra những bình luận đầy miệt thị về NATO và các đồng minh châu Âu khác, giờ Trump lại nói ông muốn họ hỗ trợ nhiều hơn tại Trung Đông. Ông thậm chí còn đề xuất một cái tên khả thi mới là “NATOME” để nhấn mạnh sự tập trung vào Trung Đông.

Sau ba năm đưa ra những bình luận đầy miệt thị về NATO, giờ Trump muốn thấy có thêm nhiều binh sỹ của NATO ở Trung Đông.
Sau ba năm đưa ra những bình luận đầy miệt thị về NATO, giờ Trump muốn thấy có thêm nhiều binh sỹ của NATO ở Trung Đông.

Sau khi ra lệnh sát hại tướng Qassem Soleimani, và hệ quả là Iran đã tiến hành các vụ phóng tên lửa vào các căn cứ quân sự của Mỹ, Trump cho biết ông muốn thấy có thêm nhiều binh sỹ của NATO ở Trung Đông bởi các vấn đề ở đây hiện đã mang phạm vi quốc tế.

Lời “nhờ cậy” mới nhất này của ông Trump cũng là một phép thử mới về khả năng ông có thể quỵ lụy các nước và đồng minh quốc tế khác nữa và thuyết phục họ hợp tác với ông sau nhiều năm ông đã khiến cho hầu hết các mối quan hệ này trở nên tàn lụi.

Hiện chưa biết các đồng minh dễ bảo của Mỹ ở châu Âu liệu có hợp tác với chính quyền Trump trong các vấn đề Trung Đông, nhất là Iran, hay không, đặc biệt trong bối cảnh các nước như Pháp vẫn đang tận tụy với thỏa thuận hạt nhân Iran mà Trump đã từ bỏ.

Derek Chollet, cố vấn cấp cao về chính sách an ninh và quốc phòng tại Quỹ Marshall Đức ở Mỹ, nhận định: “Trump chẳng có gì để trông cậy vào châu Âu. Sẽ không có sự thiện chí nào, không có niềm tin nào với ông. Họ sẽ không thiện chí với ông”. Chollet cũng cho rằng Trump chưa nói rõ- hoặc ít nhất là công khai- về những gì ông muốn châu Âu làm.

Giúp ông đàm phán một thỏa thuận mới với Iran chăng? Hay là trừng phạt và áp dụng chế tài với Iran? Hay điều quân sang Trung Đông để ông có thể rút các lực lượng của Mỹ khỏi đây? Chollet nói thêm: “Không có bằng chứng nào để tôi có thể nhận biết được là các lãnh đạo châu Âu sẽ hợp tác với chương trình của Trump. Nếu ông rút các lực lượng của Mỹ ra khỏi Trung Đông, ý tưởng của ông là người châu Âu sẽ lấp vào chỗ trống đó ư? Chẳng có bằng chứng nào cho thấy điều đó sẽ xảy ra cả”.

Kể từ sau vụ sát hại Soleimani, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã tích cực với chính sách ngoại giao qua điện đàm. Ông đã gọi điện cho hàng loạt quan chức từ Trung Quốc, Anh, Đức, Pháp, Pakistan, Afghanistan, Nga, Saudi Arabia, Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Qatar, Belarus, Ukraine, Bahrain, Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất và Liên hợp quốc. Tất cả các cuộc gọi này đều nói về Iraq và Iran, cùng một số vấn đề khác.

Không có bằng chứng nào có thể nhận biết được là các lãnh đạo châu Âu sẽ hợp tác với chương trình của Trump sau vụ ám sát tướng của Iran. 
Không có bằng chứng nào có thể nhận biết được là các lãnh đạo châu Âu sẽ hợp tác với chương trình của Trump sau vụ ám sát tướng của Iran. 

Trong một cuộc điện đàm với Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg ngày 9/1, Pompeo đã nhắc lại lời kêu gọi của Trump để NATO trở nên tích cực hơn tại Trung Đông. Bộ Ngoại giao cho biết hai bên đã nhất trí rằng NATO có thể đóng góp nhiều hơn vào an ninh khu vực và cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế.

Ted Galen Carpenter, một chuyên gia phân tích chính sách quốc phòng và ngoại giao tại Viện CATO, cho rằng lời kêu gọi của Trump về sự tích cực hơn của NATO “không phải là một sự kỳ vọng liên quan đến tình hình thực tế, mà nó phù hợp với những yêu cầu của ông về một sự chia sẻ gánh nặng lớn hơn của các đồng minh Mỹ. Và có vẻ như ông đã quên mất sự bức xúc của châu Âu với quyết định rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran của Mỹ”.

Kenneth Pollack, cựu chuyên gia phân tích tình báo CIA và cũng là chuyên gia về các vấn đề chính trị và quân sự Trung Đông, từng cho rằng Iran sẽ hết sức cẩn trọng với việc đẩy nhanh chương trình hạt nhân của mình, song cái chết của Soleimani khả năng cao sẽ thay đổi suy nghĩ của Tehran.

Pollback, hiện làm việc tại Viện Sự nghiệp Mỹ, nhận định: “Một yếu tố quan trọng hình thành nên lý do để Iran ký thỏa thuận hạt nhân năm 2015 là họ cho rằng Mỹ sẽ không tấn công họ. Bush đã không làm như vậy, Obama cũng không. Họ nghĩ là họ không cần có vũ khí hạt nhân để răn đe Mỹ nữa. Nhưng tôi cho rằng vụ việc vừa qua đã đột ngột thay đổi những tính toán của Tehran, bởi Trump quá hung hãn và khó lường. Và họ sẽ nhìn vào đó mà nói rằng ‘Chúng tôi cần có một vũ khí hạt nhân’”.

Anh, Pháp, Đức, Liên minh châu Âu, Trung Quốc và Nga hiện vẫn đang duy trì thỏa thuận hạt nhân 2015, nhưng Iran đã từ bỏ những cam kết còn lại của mình trong thỏa thuận, mặc dù Tổng thống Iran Hassan Rouhani ngày 9/1 đã nói rằng Tehran sẽ tiếp tục hợp tác với các thanh sát viên của Liên hợp quốc.

Phó tổng thống Mỹ Mike Pence ngày 9/1 cho biết trong vài ngày nữa, ông Trump sẽ một lần nữa lên tiếng yêu cầu châu Âu hủy bỏ thỏa thuận hạt nhân Iran 2015. Tuy nhiên, dù Trump có thành công trong việc đưa Iran trở lại bàn đàm phán thì các cuộc đàm phán ấy vẫn sẽ mất rất nhiều thời gian, trong khi cuộc bầu cử tổng thống đang tới gần và các chỉ huy quân sự Iran thì đang đe dọa sẽ tiến hành thêm nhiều vụ tấn công trả đũa nữa, khiến cho các cuộc đối thoại trở nên bất khả thi.

Behnam Ben Taleblu, một nhà phân tích kỳ cựu về các vấn đề an ninh và chính trị Iran, nhận định rằng mặc dù đã mất đi một tướng lĩnh có sức ảnh hưởng và năng lực quân sự, Iran vẫn rất kiên cường. “Điều này có nghĩa là Washington hơn bao giờ hết cần có một cách tiếp cận khu vực mới để đối phó với Iran”.

(Nguồn: TTXVN)

CHẤN HƯNG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement