Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Nước Mỹ thay đổi như thế nào sau 18 năm vụ khủng bố 11/9?

Phân tích

11/09/2019 11:39

Sau 18 năm tưởng niệm vụ khủng bố ngày 11/9, nhiều sự thay đổi lớn xuất hiện trong xã hội Mỹ, và còn ở cả lĩnh vực chính trị và kinh tế.

Hôm nay, tròn 18 năm xảy ra vụ tấn công khủng bố nhằm vào Trung tâm thương mại thế giới New York cũng như nhiều địa điểm quan trọng khác của nướcMỹ ngày 11/9/2001. Đây là vụ tấn công tấn công đẫm máu nhất do một thế lực bên ngoài tiến hành trên đất Mỹ, khiến gần 3.000 người thiệt mạng và 6.000 người khác bị thương. 18 năm nhìn lại, sự kiện 11/9 vẫn là một ký ức kinh hoàng và nỗi đau dai dẳng của nước Mỹ.

Nước Mỹ chào thế kỷ XXI với một cơn địa chấn kinh hoàng. 19 kẻ khủng bố khống chế 4 chiếc máy bay, biến chúng thành vũ khí hủy diệt hàng loạt. Tòa tháp đôi Trung tâm thương mại thế giới (WTC), Lầu Năm Góc đã trở thành mục tiêu của vụ tấn công. 

Trong khi đó, một chiếc máy bay rơi xuống một cánh đồng ở Pennsylvania, mục tiêu của nó được cho là tòa nhà Quốc hội hoặc Nhà Trắng. Nếu xét về phương diện kinh tế, tính tới thời điểm hiện tại, đây vẫn là sự kiện “hao người, tốn của” bậc nhất trong lịch sử nước Mỹ. 

Chiếc máy bay mang số hiệu 11 của hãng hàng không American Airlines đã đâm vào tầng 93 đến 99 của toà tháp này. Ảnh: Reuters.
Chiếc máy bay mang số hiệu 11 của hãng hàng không American Airlines đã đâm vào tầng 93 đến 99 của toà tháp này. Ảnh: Reuters.

Nói cách khác, vụ tấn công vào Trung tâm Thương mại Thế giới giáng một đòn mạnh vào nền kinh tế Mỹ. Tòa tháp đôi là trụ sở của hơn 400 doanh nghiệp, trong đó có những công ty tài chính hàng đầu nước Mỹ và cả thế giới. Vụ tấn công khiến sắc đỏ bao trùm thị trường chứng khoán Mỹ trong thời gian dài. 8 tỷ USD bỗng chốc trở thành đống đổ nát và khói bụi khi hai chiếc máy bay đánh sập các tòa nhà. 

Tờ New York Times ước tính, 8 tỷ USD là giá trị của tòa tháp đôi cùng 2 chiếc phi cơ. Ngoài ra, công trình này sập xuống gây thiệt hại khoảng 14 tỷ USD cho toàn bộ thành phố New York. Nếu tính tất cả thiệt hại về cơ sở hạ tầng, thiết bị, chi phí chữa trị người bị thương hay mất mát với những người thiệt mạng cũng như khoản tiền cho dọn dẹp và các hoạt động khắc phục hậu quả khác lên tới 58,8 tỷ USD.

Chính trị

Trước ngày 11/9/2001, các quan chức cấp cao của Mỹ không coi chủ nghĩa khủng bố hay chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan là ưu tiên hàng đầu. Sau "ngày đen tối", tất cả mọi thứ đều thay đổi. Quốc hội Mỹ thông qua một loạt các chính sách cũng như đạo luật mới nhằm ngăn chặn mối đe dọa này.

Luật An ninh nội địa cùng với Bộ An ninh nội địa ra đời là một trong những thay đổi lớn nhất trong cơ cấu chính phủ Mỹ kể từ Chiến tranh Thế giới thứ hai. Bên cạnh đó, các nghị sĩ cũng phê chuẩn hoặc sửa một số luật khác như Luật Yêu nước, Luật Chống khủng bố, Luật Giám sát tình báo nước ngoài.

Trung tâm Thương mại Thế giới. Lửa bốc lên ngùn ngụt, đốt cháy tất cả mọi thứ. Mọi chuyến bay phi quân sự trong không phận Mỹ được lệnh phải hạ cánh. Ảnh: Reuters.
Trung tâm Thương mại Thế giới. Lửa bốc lên ngùn ngụt, đốt cháy tất cả mọi thứ. Mọi chuyến bay phi quân sự trong không phận Mỹ được lệnh phải hạ cánh. Ảnh: Reuters.
Các phương tiện giao thông không nhằm mục đích cứu hộ bị cấm đi vào các con đường ở khu vực hạ Manhattan. Ảnh: Getty.
Các phương tiện giao thông không nhằm mục đích cứu hộ bị cấm đi vào các con đường ở khu vực hạ Manhattan. Ảnh: Getty.

Quốc hội Mỹ trao nhiều quyền hơn cho bộ máy hành pháp và cho phép các cơ quan đó can thiệp sâu vào nhiều khía cạnh đời tư của người dân, bao gồm cả nghe trộm điện thoại cũng như đọc lén thư tín, đồng thời tăng cường xây dựng lực lượng quân sự và tình báo khiến chi phí quốc phòng tăng dần.

Chính sách đối ngoại và quốc phòng cũng bước vào "cuộc cách mạng". Sau sự kiện 11/9, chính quyền Bush tiến hành ngay "cuộc chiến toàn cầu chống khủng bố". Cuộc chiến không chỉ nhắm tới lực lượng Al Qaeda mà còn nhằm vào chủ nghĩa khủng bố toàn cầu. Washington chủ trương áp dụng chiến thuật đánh đòn phủ đầu, thứ khiến Mỹ "sa lầy" nhiều năm ở chiến trường Iraq và Afghanistan.

Bên cạnh đó, mối quan hệ của Mỹ với các nước khác cũng trở nên hòa nhã và đa phương hơn. Washington đẩy mạnh việc tăng cường liên kết đồng minh và quan hệ đối tác giữa các cường quốc cũng như thực hiện các hành động ngăn cản nguy cơ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.

Kinh tế

Sau sự kiện 11/9, nền kinh tế Mỹ trở nên bấp bênh, tăng trưởng không ổn định. Hai cuộc chiến tại Afghanistan và Iraq cộng với chi phí cho các biện pháp chống khủng bố trong nước khiến ngân sách quốc phòng và chi phí an ninh trong nước tăng một cách chóng mặt. Nhà Trắng đối mặt với tình trạng thâm hụt ngân sách lớn.

Trong ảnh là quang cảnh thành phố New York nhìn từ trên cao sau khi khu phức hợp Trung tâm Thương mại Thế giới sụp đổ. Ảnh: AFP.
Trong ảnh là quang cảnh thành phố New York nhìn từ trên cao sau khi khu phức hợp Trung tâm Thương mại Thế giới sụp đổ. Ảnh: AFP.

Tình trạng bất ổn tại Trung Đông khiến giá dầu và giá vàng tăng mạnh, kéo theo nhiều loại hàng hóa khác tăng trong khi đồng USD giảm giá. Những động thái ấy tác động tiêu cực tới quá trình phục hồi kinh tế, biến nó thành một vòng luẩn quẩn dường như không thể chấm dứt.

Năm 2007, khủng hoảng tài chính bùng phát tại Mỹ và lan rộng. Hàng loạt Tập đoàn lớn tuyên bố phá sản. Lòng tin của người tiêu dùng giảm mạnh, nền kinh tế Mỹ vốn đã rơi vào tình trạng suy thoái lại càng trở nên khó khăn hơn.

Xã hội 

Sau vụ khủng bố 11/9, nhiều sự thay đổi lớn xuất hiện trong xã hội Mỹ. Người Mỹ lần đầu tiên hiểu ra rằng họ hoàn toàn không "miễn nhiễm" với chiến tranh hay các vụ khủng bố, dù lãnh thổ đất nước gần như hoàn toàn "đứng ngoài" hai cuộc chiến tranh thế giới.

Người Mỹ trở nên cẩn trọng hơn bao giờ hết. Một "ngành công nghiệp chống khủng bố" ra đời. Từ các nhà ga, bến tàu, sân bay tới các địa điểm quan trọng khác, quy trình kiểm tra an ninh trở nên gắt gao hơn. Các kỹ năng đối phó với khủng bố xuất hiện trong các chương trình đào tạo, đặc biệt đối với ngành hàng không.

Ước tính có gần 15.000 người đã mắc phải ung thư do tiếp xúc với các hóa chất sau sự kiện này. Ảnh: AP.
Ước tính có gần 15.000 người đã mắc phải ung thư do tiếp xúc với các hóa chất sau sự kiện này. Ảnh: AP.

Các điều tra xã hội học cho thấy, sau thảm họa 11/9, người Mỹ trở nên quan tâm hơn tới cuộc sống gia đình và dành nhiều thời gian hơn để ở bên người thân. Họ đến nhà thờ cầu nguyện thường xuyên hơn và thể hiện lòng yêu nước nồng nàn hơn bằng việc treo quốc kỳ vào các ngày lễ trong năm.

Tuy nhiên, vụ khủng bố cũng khiến dư luận coi thường và phân biệt đối xử với người Hồi giáo và người gốc Ả rập ở Mỹ. Theo thống kê của một số hiệp hội người Mỹ gốc nam Á, trong một tháng sau thảm họa, khoảng 650 vụ tấn công người gốc Nam Á cũng như các nhà thờ Hồi giáo xảy ra trên khắp nước Mỹ. Cảnh sát, tòa án không điều tra hoặc xét xử nhiều vụ như vậy.

Cuộc chiến chưa kết thúc

Ngày 9/9/2019, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố các cuộc đàm phán với lãnh đạo Taliban "đã chết yểu". Theo Hãng tin Reuters, trước đó ông Trump đã có kế hoạch gặp các thủ lĩnh Taliban tại Trại David ở Maryland cuối tuần này. Tuy nhiên, sau vụ tấn công liều chết xảy ra ở thủ đô Kabul tuần trước khiến một quân nhân Mỹ thiệt mạng, ông Trump tuyên bố hủy cuộc gặp và khẳng định các đàm phán với Taliban đã chết.

Sau loạt vụ tấn công khủng bố 11/9/2001, từ tháng 10/2001 chính quyền Mỹ đã phát động cuộc chiến tranh chống khủng bố và xâm lược Afghanistan để lật đổ Taliban, lực lượng đã che giấu Al-Qaeda, nhóm khủng bố đã gây ra thảm kịch 11/9.

Mục tiêu của cuộc chiến nhằm bắt Osama bin Laden, tiêu diệt Al-Qaeda và loại bỏ các thành phần Taliban chống lưng cho Al-Qaeda. Tuy nhiên, sau khi thủ lĩnh Al-Qaeda bin Laden bị tiêu diệt, cuộc chiến của Mỹ tại Afghanistan tới nay vẫn chưa kết thúc dù đã kéo dài 18 năm

Hệ luỵ về sức khoẻ

Mặc dù đã xảy ra cách đây 18 năm nhưng cho đến thời điểm hiện tại, vụ tấn công khủng bố kinh hoàng nhằm vào nước Mỹ vẫn để lại quá nhiều hệ lụy về sức khỏe. Theo một nghiên cứu được công bố khoảng một năm sau khi nước Mỹ bị tấn công khủng bố ngày 11/9, nhiều nạn nhân bị mắc cái gọi là “Ho Trung tâm thương mại thế giới”. 

Còn mới đây theo New York Post, gần 10.000 người mắc ung thư, trong số này có 420 người đã qua đời, vì hít phải bụi độc do vụ khủng bố này gây ra. Cụ thể, Chương trình Sức khỏe của WTC đã có cuộc khảo sát và đưa ra kết luận đã có ít nhất 9.795 người nhiễm ung thư. Con số này tiếp tục tăng theo cấp số nhân kể từ khi chương trình tại bệnh viện Mount Sinai này được khởi động năm 2013. 

Năm 2015, con số bệnh nhân ung thư liên quan tới vụ khủng bố 11-9 là 3.204 người, trong khi năm ngoái con số này đã vọt lên tới 8.188 ca. Bác sĩ Michael Crane, Giám đốc y tế thuộc Chương trình Sức khỏe WTC cho biết trung tâm của ông nhận 15 đến 20 ca bệnh mỗi tuần, đồng thời nhấn mạnh 17 năm sau thảm kịch, số lượng người lớn tuổi cần tới hỗ trợ y tế đã tăng lên. Những người mắc bệnh đầu tiên có xu hướng phải hứng chịu căn bệnh ung thư tuyến giáp và ung thư da, đồng thời hứng chịu nguy cơ ung thư bàng quang cao hơn.

 
MINH TUẤN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement