Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Nông sản Việt đang trở thành hàng cao cấp tại Mỹ như thế nào?

Cơ hội giao thương

17/11/2023 17:30

Khí hậu nhiệt đới thuận lợi quanh năm, nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào và sự ưu tiên của chính phủ đối với các biện pháp canh tác bền vững đang đưa Việt Nam trở thành cái tên ngày càng phổ biến đối với các nhà sản xuất Mỹ.
news

Việt Nam trở thành điểm đến ngày càng phổ biến của các nhà sản xuất Mỹ nhằm cung cấp các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, từ gạo, cà phê, hạt điều đến quả óc chó.

Theo Cục điều tra dân số, Mỹ là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của quốc gia Đông Nam Á, Mỹ đã vượt qua Trung Quốc, Campuchia để trở thành đối tác kinh doanh lớn nhất của Việt Nam trong ngành nông nghiệp với kim ngạch xuất khẩu 10,8 tỷ USD.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết trước đó, ngành nông nghiệp Việt Nam có mức tăng trưởng cao nhất, đạt 3,36% trong năm 2022, so với ba năm qua, một phần nhờ vào nguồn vốn và ưu đãi của địa phương.

Câu chuyện thay đổi cho cà phê Việt

Để hiểu làm thế nào các sản phẩm của Việt Nam trở thành mặt hàng cao cấp mới đối với người tiêu dùng Mỹ, không cần tìm đâu xa ngoài Nguyen Coffee Supply - minh chứng tiêu biểu đã thay đổi quan niệm truyền thống về cà phê Việt Nam.

Sahra Nguyễn, thế hệ thứ nhất trong một gia đình di cư từ Việt Nam, đang từng bước gầy dựng Nguyen Coffee Supply, doanh nghiệp bán cà phê robusta của Việt Nam đầu tiên tại Mỹ nhờ những câu chuyện và cô nuôi ước mơ tạo nên một công ty bán cà phê Việt Nam tầm cỡ.

Năm 2018, công ty này đã ra mắt với mục tiêu sứ mệnh mở rộng trải nghiệm cà phê của người Việt bằng cách tìm nguồn cung chủ yếu là hạt cà phê Robusta từ trong nước. Đây là loại hạt có hàm lượng caffeine và chất chống oxy hóa cao, tuy nhiên trước đây rất khó được ngành cà phê công nhận.

Nông sản Việt đang trở thành hàng cao cấp tại Mỹ như thế nào?- Ảnh 1.

Sarah Nguyen, cô gái gốc Việt và tham vọng làm giàu cho nông dân Việt Nam từ hạt cà phê. Ảnh: Forbes

Việt Nam là quốc gia sản xuất cà phê Robusta lớn nhất thế giới và là nhà xuất khẩu cà phê lớn thứ hai trên toàn cầu. Mặc dù Robusta bị đánh giá thấp hơn Arabica và thường được sử dụng cho cà phê hòa tan, Sahra khẳng định rằng sự so sánh này không chính xác.

Thường thì mọi người không biết họ đang sử dụng cà phê được trồng ở Việt Nam. Việc thiếu khả năng hiển thị và tính đại diện đã gây ra hiện tượng này.

"Nguyen Coffee Supply đã thực sự đi tiên phong trong danh mục cà phê Việt Nam, thông qua việc thách thức câu chuyện thống trị và tự hào về lập trường của chúng tôi trong việc giành lại và nâng tầm cà phê Robusta", Sarah Nguyễn viết cho tác giả Douglas Yu đăng trên Forbes.

Cô lý giải rằng robusta từ Việt Nam có lượng caffeine gấp đôi, chất oxy hóa cao hơn 80% và lượng đường ít hơn 60% so với cà phê Arabica. Dùng Robusta cho cà phê hòa tan cũng được nhưng vẫn có thể làm cho giá cà phê tăng lên, để đời sống người nông dân tốt lên.

Trước khi Nguyen Coffee Supply ra mắt, nhận thức chung về cà phê Việt Nam được coi là "một loại đồ uống ngọt và đậm đà với quá nhiều sữa đặc có đường". Theo thời gian, nhận thức đó bắt đầu thay đổi với việc nâng cao trải nghiệm người tiêu dùng về các đặc tính độc đáo của cà phê Robusta, chẳng hạn như lượng đường ít hơn 60% và khả năng phục hồi môi trường mạnh mẽ trong bối cảnh biến đổi khí hậu.

Tính bền vững đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự quan tâm đến việc trồng thêm cà phê Robusta và Việt Nam chiếm hơn một nửa nguồn cung Robusta toàn cầu. "Arabica không còn đủ để thỏa mãn nhu cầu, còn Robusta của Việt Nam thì ai cũng biết, là số một thế giới", Chủ tịch Hiệp hội cà phê cacao Việt Nam, ông Nguyễn Nam Hải phát biểu.

Cà phê Robusta thực sự đóng vai trò là một phần tinh túy của văn hóa và đời sống xã hội Việt Nam đến mức các ông lớn cà phê quốc tế đang đua nhau cạnh tranh tại thị trường trong nước.

Dữ liệu của Euromonitor cho thấy, Việt Nam có 0,9 cửa hàng Starbucks trên mỗi một triệu dân - thấp nhất trong số sáu nền kinh tế chính ở Đông Nam Á, mặc dù có thị trường cà phê lớn nhất tính theo giá trị. Trong khi đó, các chuỗi địa phương như Highlands Coffee, The Coffee House, Phúc Long và Trung Nguyên Legend vẫn tiếp tục thống trị thị phần cả nước.

Nông sản Việt đang trở thành hàng cao cấp tại Mỹ như thế nào?- Ảnh 2.

Nông dân Hoàng Mạnh Hùng bên cà phê từ trang trại của mình ở Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Daklak. Ảnh: Forbes

Sự quan tâm của người tiêu dùng Mỹ đối với cà phê Việt Nam cũng ngày càng tăng lên, bằng chứng là mức tăng trưởng 1.100% so với cùng kỳ năm trước của Nguyen Coffee Supply trong phân phối bán lẻ trên Whole Foods Market và các cửa hàng độc lập khác trong khu vực, cũng như một số đối tác mới tham gia, đặc biệt là Sang và Nam Coffee. 

Vào tháng 9, Trung Nguyên Legend đã khai trương địa điểm đầu tiên tại Mỹ tại trung tâm Little Sài Gòn ở Westminster, California. Tuy nhiên, Nguyễn tin rằng đó vẫn chỉ là phần nổi của tảng băng chìm trong bối cảnh cà phê Việt Nam đang nở rộ.

Nguyen Coffee Supply cũng đang nỗ lực để tăng cơ hội kinh tế cho nông dân Việt Nam bằng cách hợp tác với họ để cải thiện sản xuất và chuyển đổi đất từ canh tác thương mại sang canh tác cao cấp. Nông dân không chỉ kiếm được mức lương công bằng hơn thông qua mối quan hệ thương mại trực tiếp của chúng tôi và sản xuất cà phê cao cấp, mà họ còn duy trì mảnh đất phát triển trong nhiều năm tới, đảm bảo kinh doanh và tăng trưởng bền vững.

Chuyển sang cây trồng có giá trị cao

Ngoài ra, thị trường lao động hiệu quả về chi phí cùng với mối quan hệ chặt chẽ với Mỹ cũng đang thu hút các nhà khai thác hàng hóa đóng gói tiêu dùng của Mỹ vào Việt Nam. Đặc biệt, bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Washington và Bắc Kinh đang thúc đẩy Mỹ chuyển hướng sản xuất và cung ứng ra khỏi Trung Quốc.

Ông Dominic Purpura, người sáng lập kiêm Giám đốc điều hành của công ty sản xuất nước dưa hấu cao cấp Mela, cho biết: "Khi chúng tôi đến Việt Nam và nói chuyện với người dân địa phương, họ có vẻ thực sự thích ý tưởng hợp tác với người Mỹ. Việt Nam đang thực sự chú trọng và tập trung phát triển bản thân từ góc độ tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và kinh doanh". 

Dưa hấu là loại cây trồng sinh lợi trên khắp Việt Nam với thời gian cho trái trung bình từ khi trồng đến khi thu hoạch là 50-60 ngày, ngắn hơn nhiều so với thời gian cần thiết để các sản phẩm xuất khẩu quan trọng khác, chẳng hạn như cây cao su thường là từ 10-15 năm.

Do đó, nông dân sống dọc theo đồng bằng sông Cửu Long đang chuyển đổi các cánh đồng lúa năng suất thấp sang trồng các loại cây có giá trị cao như xoài, mít, dừa và dưa hấu. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp ước tính những sản phẩm này mang lại cho nông dân địa phương tới 200 triệu đồng, tổng lợi nhuận khoảng 8.200 USD/ha/năm.

Trầm tích giàu chất dinh dưỡng tích tụ ở đồng bằng sông Cửu Long không chỉ nuôi sống nhiều vùng nông nghiệp lân cận mà còn đóng vai trò là kênh giao thông tự nhiên. Ở huyện Mỏ Cày Nam tỉnh Bến Tre, chỉ cách TP. HCM khoảng 120 km là vùng trồng dừa nổi tiếng nhất nước.

Nông sản Việt đang trở thành hàng cao cấp tại Mỹ như thế nào?- Ảnh 3.
Nông sản Việt đang trở thành hàng cao cấp tại Mỹ như thế nào?- Ảnh 4.

Dưa hấu và dừa dừa là những cây trồng cho hiệu quả cao và đang thị trường Mỹ ưa chuộng. Ảnh: Forbes

Ông Anthony Cadieux II, người đồng sáng lập công ty nước dừa cao cấp CoAqua cho biết: "Các tuyến đường thủy của vùng đồng bằng cung cấp tất cả những gì chúng tôi cần. Các trang trại dừa tận dụng kênh nước để vận chuyển dừa tươi qua hàng nghìn mẫu đất đến nơi chế biến tại TP.HCM".

Cadieux nói thêm: "Với sản phẩm nước dừa đóng chai của CoAqua, bạn sẽ không tìm thấy bất kỳ hóa chất hay chất bảo quản nào. Khi nước dừa tươi được đun nóng đến nhiệt độ thanh trùng cao hơn bình thường trong thời gian dài, kết quả là hương vị caramen nhiều hơn và cảm giác mượt mà hơn trong miệng". 

Thương hiệu CoAqua đã tăng doanh thu 400% so với cùng kỳ năm trước với khoảng 2.500 cửa hàng bán lẻ ở Mỹ, đặc biệt là Sprouts và Wegmans. Đồng thời công ty này dự đoán sẽ tăng thêm mức phân phối sản phẩm trong ngành dịch vụ khách sạn và thực phẩm.

"Theo quan điểm của tôi, Việt Nam đã trở thành nguồn cung cấp nguyên liệu cao cấp nhờ vào việc chú trọng thực hành canh tác bền vững. Điều nổi bật là niềm tự hào của người dân Việt Nam trong việc sản xuất ra các loại trái cây, rau quả và các sản phẩm nông nghiệp khác có chất lượng cao nhất", Cadieux nói.

Với nhu cầu nhập khẩu hàng rau quả hơn 46 tỷ USD/năm, Mỹ là thị trường tiềm năng đối với các nước xuất khẩu hàng rau quả, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, việc khai thác thị trường này vẫn chưa được như kỳ vọng, do khoảng cách địa lý giữa Việt Nam và Mỹ quá xa nên nếu đưa trái cây tươi vào Mỹ thì cần công nghệ bảo quản dài ngày.

Mặt khác, trái cây của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ hiện mới hướng đến đối tượng tiêu dùng là người châu Á, trong đó cộng đồng người Việt ở Mỹ là chính. Do đó, cần đẩy mạnh quảng bá, giới thiệu sản phẩm đến các cộng đồng khác tại Mỹ.

Bên cạnh đó, Việt Nam chưa có nhiều cơ sở chiếu xạ đáp ứng yêu cầu của Mỹ nên nhiều trái cây phải vận chuyển xa để thực hiện chiếu xạ khiến chi phí vận chuyển đội lên rất nhiều, làm giảm sức cạnh tranh của ngành hàng rau quả. Thí dụ quả vải, muốn xuất khẩu sang Mỹ sẽ phải chuyển từ miền Bắc vào miền Nam để chiếu xạ, sau đó mới vận chuyển đi.

Thời gian tới, cần giải quyết các vấn đề như: hạ tầng như giao thông, khoa học công nghệ, thương mại điện tử, logistics, công nghệ giống và bảo quản sau thu hoạch… để đẩy mạnh xuất khẩu rau quả vào thị trường rộng lớn này.

(Nguồn: Forbes)

TÚC
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement