Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Nông sản Việt Nam có đủ sức đi châu Âu khi hiệp định UVFTA có hiệu lực?

Chính sách - Hạ tầng

19/02/2020 14:40

Tham gia Hiệp định thương mại tự do EVFTA là cơ hội lớn cho nông sản Việt Nam. Tuy nhiên, liệu mặt hàng này có đủ sức vào thị trường châu Âu?

Dự kiến trong năm nay, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) – Hiệp định vừa mới được Nghị viện châu Âu phê duyệt - có hiệu lực và đây là cơ hội lớn để hàng hóa Việt Nam xâm nhập thị trường châu Âu, trong đó có mặt hàng nông sản.

Tuy nhiên, bên cạnh thuận lợi vẫn còn rất nhiều khó khăn đang chờ đợi các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam và một trong số đó chính là tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm.

Được biết, hiện chỉ có 5% trong số 1 triệu hecta diện tích hoa màu tại Việt Nam làm theo tiêu chuẩn Global GAP, Tuy nhiên, tiêu chuẩn này vẫn chưa đủ để đưa nông sản vào thị trường châu Âu.

Nông sản Việt sẽ phải cạnh tranh khốc liệt với các nước Mỹ Latinh. Ảnh: T.H
Nông sản Việt sẽ phải cạnh tranh khốc liệt với các nước Mỹ Latinh. Ảnh: T.H

“Nếu chỉ có mỗi chứng nhận Global GAP thì chưa đủ để rau quả Việt Nam vào được thị trường châu Âu. Các doanh nghiệp rau quả của Việt Nam cần sở hữu thêm các bằng cấp, chứng chỉ liên quan đến khía cạnh môi trường và xã hội để đáp ứng đủ điều kiện của thị trường châu Âu. Tuy nhiên hầu như đa số nhà xuất khẩu của Việt Nam xem nhẹ các tiêu chuẩn này”, ông Jos Leeters - Giám đốc công ty Bureau Leeters (Hà Lan), cũng là chuyên gia marketing và thương mại trong lĩnh vực trồng trọt cho biết.

Nông sản Việt sẽ phải cạnh tranh khốc liệt với các nước Mỹ Latinh

Theo các chuyên gia, dù châu Âu là thị trường rất tiềm năng nhưng thách thức cho rau quả Việt Nam cũng không hề nhỏ. Ngoài việc đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn chất lượng tại thị trường này, chúng ta còn phải cạnh tranh khốc liệt với rau quả từ các nước khác. Sự cạnh tranh lớn nhất đến từ các nước Mỹ Latinh – nơi có các danh mục sản phẩm tương tự như Việt Nam nhưng đã có một vị trí vững chắc tại thị trường này nhiều năm qua. 

Thật vậy, việc xem nhẹ các tiêu chuẩn chính là thực trạng chung của cách doanh nghiệp sản xuất rau quả tại Việt Nam trong thời gian qua. Theo ông Lê Phong Hải, chuyên gia nông nghiệp, hiện tại cả nước có 1 triệu hecta diện tích trồng trọt thì chỉ có 5% là làm theo tiêu chuẩn Global GAP. “Mọi người vẫn lầm tưởng là tiêu chuẩn này đã đủ điều kiện để xuất khẩu vào châu Âu, nhưng thực ra đây chỉ mới là tiêu chuẩn tạm được chấp nhận. Tại thị trường này để sản phẩm rau quả bán được với giá cao nhất cần phải có tiêu chuẩn Organic hoặc USDA. Tuy vậy số lượng doanh nghiệp làm theo tiêu chuẩn này tại Việt Nam chỉ đếm trên đầu ngón tay”.

Mặc dù biết vậy, song không phải một sớm một chiều các doanh nghiệp sản xuất nông sản có thể đáp ứng được các tiêu chuẩn đó. “Muốn tạo được chỗ đứng thị trường EU, doanh nghiệp phải xây dựng cơ sở sản xuất đạt chuẩn, đồng thời đầu tư nghiêm túc mới có thể đạt các chứng chỉ nói trên. Tuy vậy chi phí đầu tư là không nhỏ, và không phải doanh nghiệp nào cũng làm được, cần phải có sự liên kết. Ngoài ra, chúng ta không có vùng nguyên liệu bền vững, không đáp ứng được chứng chỉ xã hội, môi trường… và phần lớn doanh nghiệp vẫn còn lạ lẫm với những chứng chỉ này”, ông Nguyễn Đình Tùng Chủ tịch HĐQT Vina T&T cho biết.

Theo thống kê của Hiệp hội rau củ quả Việt Nam, trong năm 2019, kim ngạch xuất khẩu rau quả sang châu Âu chỉ đạt trên 100 triệu USD. Con số quá thấp so với tổng kim ngạch của ngành rau quả trong năm vừa qua. Trong khi đó EU được đánh giá là thị trường lớn của thế giới với hơn 500 triệu dân. Và tại đây nhu cầu tiêu thụ trái cây nhiệt đới cũng rất lớn, dự báo năm nay nhu cầu còn cao hơn.

THANH THANH
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement