Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Niềm tin vào tăng trưởng

Phân tích

16/09/2024 09:53

Thị trường giao dịch khá “buồn ngủ” với thanh khoản suy kiệt tuần qua được cho là diễn biến hợp lý khi toàn xã hội, trong đó có nhà đầu tư chứng khoán, tập trung gần như mọi sự quan tâm đến tình hình bão lũ và những hậu quả thảm khốc của nó.

Cùng với đó, thị trường dường như cũng đang ở điểm trũng thông tin, một mặt chờ đợi những tác động cụ thể hơn từ câu chuyện tỷ giá sau hành động của Fed - vấn đề sẽ được đề cập sâu trong Tiêu điểm số báo này; mặt khác chờ bức tranh kinh doanh quý III của các doanh nghiệp rõ ràng hơn.

Theo số liệu, đến thời điểm này, tăng trưởng tín dụng mới đạt 7,15%. Ngân hàng Nhà nước cho biết, sẽ tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, tập trung hạ lãi suất cho vay. Bối cảnh hiện nay, các áp lực với lãi suất VND đang giảm dẩn khi tỷ giá USD giảm, động thái giảm lãi suất của Fed dần hiện thực hơn, ECB bắt đầu cắt giảm lãi suất.

Nền kinh tế rõ nét dấu hiệu phục hồi, nhưng mức độ chuyển biến còn chậm. Chỉ số PMI tháng 8 đạt 52,4 điểm trong tháng 8, giảm so với tháng 7. Sức hấp thụ vốn của nền kinh tế còn yếu và theo TS. Lê Đạt Chí - Giám đốc Chương trình “Cử nhân tài chính ứng dụng” liên kết Đại học Kinh tế TP.HCM - Đại học Renes (Pháp), bên cạnh việc các ngân hàng giảm lãi suất cho vay, cơ quan quản lý cần điều tiết cung tiền qua chính sách để thúc đẩy tăng trưởng sau giai đoạn hồi sinh.

Dù vậy, qua cuộc trao đổi của Đầu tư Chứng khoán với nhiều nhà đầu tư cá nhân và tổ chức, hầu hết đều tin tưởng rằng xu hướng hồi phục là không thể đảo ngược, cả với nền kinh tế chung và các doanh nghiệp niêm yết. 

Vì thế, TTCK sau khi điều chỉnh từ mặt bằng giá định giá cao đã dần phục hồi trở lại. Thị trường tích lũy ở mặt bằng định giá này cho thấy bên bán không có nhu cầu “thoát hàng” bằng mọi giá, còn bên mua cũng chưa vội mua. Thực tế TTCK giai đoạn này đang phản ánh gần nhất với sức khỏe của nền kinh tế, không phản ánh kỳ vọng quá đà, cũng không bi quan quá mức.

Sự tàn phá của bão lũ tới nhiều địa phương duyên hải và miền núi phía Bắc chắc chắn sẽ tác động tới tăng trưởng kinh tế - xã hội, gây ra khó khăn cho hoạt động sản xuất - kinh doanh. Tuy nhiên, đà phục hồi tăng trưởng kinh tế khó bị đảo ngược và các doanh nghiệp bị ảnh hưởng cũng đang rất nỗ lực sớm ổn định sản xuất.

Chẳng hạn, tại Khu liên hợp Hòa Phát ở Kinh Môn (Hải Dương), một đại lý cho biết, dù nước sông dâng lên mặt cảng nhưng hoạt động xuất bán hàng vẫn diễn ra bình thường. Hay theo cổng thông tin điện tử của UBND tỉnh Thái Nguyên - địa phương tỉnh bị ngập lụt nặng, bão số 3 và mưa lũ sau bão không làm ảnh hưởng đến hoạt động tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn. 

Trang thông tin điện tử của tỉnh Quảng Ninh cập nhật Vịnh Hạ Long hoạt động bình thường trở lại từ 13/9. Theo Trưởng ban Quản lý các khu kinh tế Hải Phòng, từ ngày 9/9, khoảng 95% doanh nghiệp trong các khu công nghiệp đã có thể trở lại sản xuất bình thường...

Thiên tai là một yếu tố tác động ngắn hạn khiến TTCK trầm lắng, thanh khoản xuống thấp. Sau đợt thiên tai lịch sử này, có lẽ các giải pháp hỗ trợ tăng trưởng kinh tế càng cần được thực hiện quyết liệt, cụ thể hơn để đạt được mục tiêu tăng trưởng mà Chính phủ đặt ra. 

Niềm tin vào tăng trưởng kinh tế tiếp tục là động lực cơ bản để giữ mức định giá như hiện nay, chờ đợi các thông tin hỗ trợ chín muồi kích hoạt thị trường sôi động trở lại.

NGƯỜI QUAN SÁT
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement