Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Những điểm đặc biệt trong công trình trùng tu Nhà thờ Đức Bà

Phân tích

08/07/2017 02:36

Hiện diện hơn 140 năm, Nhà thờ Đức Bà TP.HCM đang xuống cấp trầm trọng nên chuẩn bị được trùng tu, cải tạo với quy mô lớn kéo dài đến 3 năm.

Nhà thờ Đức Bà là một công trình kiến trúc tuyệt tác, tồn tại hơn 140 năm chưa một lần trùng tu. Ảnh: Sỹ Lý

Được xây dựng từ năm 1877 chưa một lần trùng tu, nhà thờ Đức Bà (quận 1) là một công trình kiến trúc tuyệt tác, là một điểm nhấn trong không gian của đô thị Sài Gòn, và có góc nhìn đẹp từ mọi phía.

Khi xây dựng toàn bộ vật liệu đều được mang từ Pháp qua, nên khi tu sửa công trình mang ý nghĩa lịch sử, văn hóa nàyphải sử dụng nguyên vật liệu từ Pháp, hoặc sử dụng những vật liệu khác có giá trị tương đồng. Vì vậy, Tổng Giáo Phận TP.HCM đã đưa ra thời gian đến năm 2020 mới hoàn thiện.

Kiến trúc sư Khương Văn Mười, nguyên Chủ tịch Hội kiến trúc sư TP.HCM, cho biếtngói của nhà thờ Đức Bà là vật liệu do người Pháp nung với phương pháp đặc biệt và sử dụng màu sắc tự nhiên nên giữ được độ bền theo thời gian cao, có những ưu điểm mà hiện nay nhiều cơ sở, công ty sản xuất gạch nổi tiếng trong và ngoài nước không làm được.

“Chúng ta không thể nào thay thế hết ngói của nhà thờ, mà thay mảng nào thì cái màu ngói ở đó phải hài hòa chung với mảng còn lại, chứ không sẽ thành lốm đốm” - KTS Mười nói. Và ông cho rằng,việc làm được màu ngói giống với phiên bản gốc vô cùng quan trọng.

Mái ngói của Nhà thờ hiện đã xuống cấp, có chỗ hư hại

Đồng thời, trong kiến trúc Nhà thờ Đức Bà, cácbản lề, chốt cũng đều đã xuống cấp. Riêng phần tháp chuông, vàkhung thép đỡ chuông có nguồn gốc từ Pháp, KTS Khương Văn Mười cho rằng có thể sử dụng vật liệu trong nước mà chất liệu không thua kém nước ngoài.

Bên cạnh đó, Phần mái của nhà cấp 4 nhà thờ Đức Bà là phiên bản mô phỏng mái kho lúa mì của Pháp. Các chuyên gia khi giám định ở nhà thờ Đức Bàkhẳng định thì thép đã mục hết, và nếu không xử lý mái nhà thờ sẽ bị sup trong nay mai, trong đó phương án đưa ra có thể sử dụng thép tại Việt Nam.

Tháp chuông và khung thép đỡ chuông

Trong nhà thờ ngoài những vật liệu như trên còn có 56 ô kính sản xuất từ Pháp rất tinh tế. Hiện nay, với công nghệ khoa học hiện đại, kỹ thuật ghép kính có thể đáp ứng được nhu cầu giống như nguyên bản.

Cũng theo KTS Khương Văn Mười: “Ngoài vấn đề nguyên vật liệu quan trọng, thì khâu thi công lại đòi hỏi sự tỉ mỉ và người thợ vô cùng khéo léo. Đơn cử, chúng ta thay ngói không phải thay 100% mới, những phần ngói nào còn nguyên vẹn vẫn được giữ lại. Nênnếu như chúng ta thực hiện mà không có kỹ thuật thì sẽ phá vỡ đến khối kiến trúc tổng thể, do đócần độ khéo tay của thợ lành nghề”.

Dưới đây là một số hình ảnh của công trình mang kiến trúc lịch sử và văn hóa này.

SỸ LÝ
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement