Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Nhu cầu tiêu thụ cà phê hòa tan ở Trung Quốc tăng cao, cơ hội cho cà phê Việt Nam?

Giá cả hàng hóa

02/08/2022 08:23

Thị trường nông sản hôm nay 2/8 ghi nhận giá cà phê tăng nhẹ do nhu cầu tiêu thụ cà phê trên thị trường Trung Quốc tăng. Giá hồ tiêu tiếp tục xu hướng đi ngang trong khi giá cao su tăng giảm trái chiều.

Sản lượng cà phê năm 2022 thấp hơn năm 2021

Giá cà phê trong nước hôm nay cao nhất tại Đắk Lắk là 44.500 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 43.900 đồng/kg.

Tại Gia Lai: 44.400 đồng/kg, Đắk Nông: 44.400 đồng/kg, Kon Tum: 44.400 đồng/kg, TP.HCM: 48.400 đồng/kg.

Trên thị trường thế giới, giá cà phê chốt phiên giao dịch đầu tuần (ngày 1/8) như sau: giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London, kỳ hạn giao tháng 9/2022 tăng 1 USD (0,05%)/tấn và giao dịch ở mức 2.031 USD/tấn; kỳ hạn giao tháng 11/2022 không đổi, giao dịch ở mức 2.028 USD/tấn. Khối lượng giao dịch trung bình thấp.

Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York, kỳ hạn giao tháng 9/2022 tiếp tục giảm 4 Cent (1,84%)/lb, giao dịch ở mức 213,2 Cent/lb; kỳ hạn giao tháng 12/2022 giảm 3,8 Cent/lb (1,78%), giao dịch ở mức 210,0 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng mạnh.

Cơ hội xuất khẩu cà phê hòa tan sang Trung Quốc  - Ảnh 1.

Cà phê dự kiến sẽ giao dịch ở mức 223,24 USd / Lbs vào cuối quý này, theo các mô hình vĩ mô toàn cầu của Trading Economics và kỳ vọng của các nhà phân tích.

Theo nhận định của Hiệp hội Cà phê - Cacao Việt Nam, sản lượng cà phê năm 2022 thấp hơn năm 2021. Nguyên nhân do năng suất thấp, vỏ quả đẹp nhưng không có nhân bên trong, hoặc nhân rất bé do người dân không có vốn để đầu tư chăm sóc vườn cây. Sản lượng cà phê niên vụ 2020 - 2021 đạt 1,62 triệu tấn, trong khi sản lượng cà phê của Việt Nam niên vụ 2021-2022 chỉ đạt hơn 1,5 triệu tấn với hơn 95% tổng sản lượng vẫn là Robusta.

Trong quý 3/2022, tuy không có cà phê để thu hoạch, nhưng giới thương nhân Việt Nam vẫn còn khoảng 500 nghìn tấn cà phê để xuất khẩu. Đến tháng 11 sẽ có cà phê vụ mới được thu hoạch. Với mức giá được duy trì như hiện nay thì cả năm 2022 ngành cà phê vẫn có thể thiết lập được mốc kim ngạch kỷ lục 4 tỷ USD.

Nhu cầu tiêu thụ cà phê của Trung Quốc tăng 15%/năm, tập trung vào các sản phẩm cà phê hòa tan, chế biến sâu 3 trong 1. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo đây là hướng đi tốt cho doanh nghiệp nâng cao thị phần và giá trị gia tăng cho cà phê Việt tại Trung Quốc.

Theo thống kê của Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam, 6 tháng đầu năm, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc khoảng 21.450 tấn cà phê, tương đương 66 triệu USD, giảm 24% về lượng nhưng tăng 2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021.

Chia sẻ tại Phiên tư vấn xuất khẩu cà phê sang Trung Quốc, ông Nguyễn Nam Hải, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam thông tin trong khi các thị trường khác chủ yếu nhập khẩu cà phê nhân, thô thì Trung Quốc lại có xu hướng nhập khẩu các sản phẩm cà phê hòa tan, chế biến sâu.

Cụ thể, xuất khẩu cà phê rang xay, hòa tan, 3 trong 1 đạt khoảng 8.352 tấn, tương đương 41 triệu USD, chiếm 62% so với tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê sang Trung Quốc 6 tháng đầu năm.

Thực tế, tại thị trường Trung Quốc, cà phê hòa tan, cà phê chế biến sẵn đang chiếm thị phần lớn nhờ sự tiện lợi trong việc sử dụng. Do đó, các chuyên gia khuyến nghị các doanh nghiệp Việt có thể tập trung vào phân khúc này để nâng cao giá trị gia tăng.

Thị trường tiêu không có nhiều biến động trong thời gian tới

Giá tiêu hôm nay 2/8 tại thị trường trong nước đi ngang, giao dịch trong khoảng từ 70.500 – 74.000 đồng/kg.

Cụ thể, tại Đồng Nai, Gia Lai thấp nhất thị trường khi ở mức 70.500 đồng/kg.

Tại các tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk: 71.500 đồng/kg; Bình Phước: 72.500 đồng/kg và Bà Rịa - Vũng Tàu ở ngưỡng cao nhất là 74.000 đồng/kg.

Cơ hội xuất khẩu cà phê hòa tan sang Trung Quốc  - Ảnh 2.

Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) dự báo, giá hồ tiêu thế giới trong thời gian tới có thể đi ngang hoặc giảm nhẹ, khi nguồn cung từ Brazil được kỳ vọng đạt sản lượng tốt. Trong khi nhu cầu tiêu thụ toàn cầu bị chậm lại.

Thêm vào đó, căng thẳng chính trị tại Đông Âu khiến giá năng lượng và lạm phát ở mức cao, người dân có xu hướng tiết kiệm chi tiêu, do đó áp lực lên giá càng gia tăng.

Việc Trung Quốc tiếp tục theo đuổi chính sách zero Covid sẽ khiến cho nhu cầu của nước này chưa đạt mức như kỳ vọng. Mặc dù nhập khẩu của nền kinh tế số 2 thế giới trong tháng 6 đã tăng trở lại, tuy nhiên đó có thể là lượng hàng có sẵn ở cửa khẩu. Giá khó có thể tăng khi sức mua của thị trường này vẫn ở mức thấp.

Thêm vào đó, tình trạng tắc nghẽn cảng ở châu Âu là vấn đề chính dẫn đến sự trì hoãn các lịch trình vận tải. Thiếu chỗ và container vẫn còn căng thẳng, đặt biệt các quốc gia xuất khẩu của Đông Nam Á.

Để tránh chậm giao hàng do tình trạng tắt nghẽn tại cảng trung chuyển, các chủ hàng có xu hướng đặt chỗ các tuyến trực tiếp. Tình trạng thiếu tàu ảnh hưởng đến các tuyến vận chuyển trên toàn thế giới, khi 14 dịch vụ tàu viễn dương đang bị thiếu phân nửa số lượng tàu cần thiết để đảm bảo tần suất ra khơi cố định hàng tuần.

Hiện nay, đỉnh điểm thu hoạch hồ tiêu toàn cầu đã qua và áp lực bán ra không lớn. Tổng nguồn cung toàn cầu năm 2022 ước đạt 535 ngàn tấn, giảm gần 3% so với năm 2021 và lượng giảm chủ yếu đến từ Việt Nam và Ấn Độ.

Trong nửa đầu năm nay, cơ cấu thị trường xuất khẩu tiêu của Brazil có nhiều biến động, khi chứng kiến sự giảm từ các thị trường tiêu thụ lớn trong năm ngoái như UAE, Mỹ, Ai Cập, Liên minh châu Âu EU (Đức, Hà Lan, Pháp, Italy…).

Sự sụt giảm này đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Với riêng châu Âu - một thị trường xuất khẩu hàng đầu của Brazil, vấn đề hạn chế xuất khẩu chính là sự hiện diện của vi khuẩn Salmonella trên hồ tiêu.

Trong năm 2022, các lô hàng tiêu đen từ Brazil xuất khẩu vào EU sẽ phải kèm theo giấy chứng nhận và kết quả phân tích chứng minh không có vi khuẩn salmonella.

Ngược lại, Việt Nam, nước xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất thế giới bất ngờ trở thành khách hàng lớn nhất của Brazil với khối lượng kỷ lục là 8.331 tấn, tăng mạnh 83,8% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ngoài ra, một số nước khác cũng tăng nhập khẩu tiêu Brazil như: Ấn Độ (+47,2%), Morocco (+22,9%), Senegal (+29,9%),…

Giá cao su tăng giảm trái chiều

Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su hôm nay 2/8, kỳ hạn tháng 9/2022, giảm mạnh xuống mức 236,0 JPY/kg, tương đương 2,9 JPY/kg, tức 1,23%.

Giá cao su kỳ hạn tháng 8/2022 trên sàn Thượng Hải tăng thêm 115 CNY/tấn, ghi nhận ở mức 12.285 CNY/tấn, tương đương 0,94%.

Giá cao su châu Á phiên này tăng do Cục Dự trữ Liên bang Mỹ tăng lãi suất phù hợp với kỳ vọng. Giá cao su kỳ hạn tháng 8 trên sàn Singapore giảm 0,4% xuống 157,0 US cent/kg.

Cơ hội xuất khẩu cà phê hòa tan sang Trung Quốc  - Ảnh 3.

Cao su dự kiến sẽ giao dịch ở mức 156,55 US Cents / kg vào cuối quý này, theo các mô hình vĩ mô toàn cầu của Trading Economics và kỳ vọng của các nhà phân tích.

Từ đầu năm 2022 đến nay, giá nhiên liệu tăng cao, nên giá các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cũng tăng đều trong 6 tháng qua. Điều này khiến chi phí đầu vào của ngành cao su tăng.

Giá nhiên liệu tăng mạnh, ảnh hưởng đến giá đầu vào của các khâu sản xuất cao su. Điều này đã tác động lớn đến các doanh nghiệp sản xuất, chế biến cao su xuất khẩu, cũng như tác động đến việc chăm sóc các vườn cao su tiểu điền. Tuy nhiên, để vượt qua khó khăn, ngành cao su đang nỗ lực tìm cơ hội từ trong những thách thức này.

Giá nhiên liệu tăng cao, lạm phát từ các quốc gia trên thế giới đã gây ra hệ lụy không nhỏ đến các ngành nghề. Ngành cao su cũng không nằm ngoài vòng xoáy bão giá và lạm phát.

Theo đánh giá của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG), ngành cao su phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm 2022 như sản phẩm bị cạnh tranh gay gắt, giá phân bón tăng gần gấp đôi, nguyên nhiên liệu, chi phí vận chuyển cũng tăng đồng loạt… đặt ra yêu cầu toàn ngành phải nỗ lực rất lớn trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh mới có thể bù vào khoản chi tiêu tăng thêm. Trong khi đó, giá mủ cao su lại có tốc độ tăng chậm hơn so với những chi phí này.

Dự báo biến động kinh tế, chính trị trên thế giới vẫn còn kéo dài và chưa biết thời điểm nào kết thúc, ngành cao su Việt Nam cũng nằm trong guồng xoáy biến động này. Chính vì vậy, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cao su Việt Nam cũng đã có tâm thế chủ động thích ứng với hoàn cảnh, nhanh chóng có nhiều giải pháp để đưa toàn ngành vượt ải.

HÀ MY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement