Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

NHNN đã mua trên 6 tỷ USD bổ sung dự trữ ngoại hối

Ngân hàng

17/05/2023 11:51

Từ đầu năm 2023 tới nay, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết đã mua khoảng 6 tỷ USD vào dự trữ ngoại hối.

NHNN vừa thông tin về các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ nhằm giảm mặt bằng lãi suất cho vay.

Theo đó, trên thị trường mở, từ đầu năm 2023 đến nay, nhà điều hành liên tục duy trì các phiên chào mua giấy tờ có giá với khối lượng, kỳ hạn phù hợp với mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ, đảm bảo thanh khoản cho các tổ chức tín dụng luôn trong trạng thái dư thừa, đáp ứng kịp thời nhu cầu chi trả, thanh toán của nền kinh tế.

Từ ngày 10/3/2023, để thực hiện mục tiêu tăng cung tiền, giảm lãi suất cho vay theo chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, NHNN đã tăng khối lượng và kéo dài kỳ hạn chào mua giấy tờ có giá hàng ngày để phát tín hiệu sẵn sàng cung ứng vốn cho thị trường tiền tệ.

NHNN đã mua trên 6 tỷ USD bổ sung dự trữ ngoại hối - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

NHNN điều chỉnh giảm lãi suất chào mua giấy tờ có giá từ mức 6%/năm xuống mức 5,5%/năm (từ ngày 15/3/2023) và giảm xuống mức 5,0%/năm (từ ngày 03/4/2023), vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng được đảm bảo và thường trong tình trạng dư thừa (số dư tiền gửi của hệ thống tổ chức tín dụng tại NHNN liên tục vượt số dư dự trữ bắt buộc).

Song song với việc điều hành linh hoạt nghiệp vụ thị trường mở, từ đầu năm 2023 đến nay, NHNN đã mua được lượng lớn ngoại tệ bổ sung dự trữ ngoại hối (trên 6 tỷ USD). Bên cạnh đó, đối với các giao dịch tổ chức tín dụng mua ngoại tệ kỳ hạn với "người mua bán cuối cùng", NHNN và các tổ chức tín dụng cũng đã gia hạn các giao dịch này với tổng trị giá 3,99 tỷ USD; đồng thời, tổ chức tín dụng hủy mua 1,74 tỷ USD từ NHNN.

Theo NHNN, các giải pháp nêu trên đã góp phần quan trọng vào việc tạo thanh khoản dư thừa trên thị trường, từ đó bình ổn mặt bằng lãi suất thị trường liên ngân hàng, hỗ trợ tổ chức tín dụng giảm lãi suất huy động và giảm lãi suất cho vay đối với nền kinh tế.

Để tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế, hỗ trợ phục hồi tăng trưởng theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, nhà điều hành đã điều chỉnh giảm 2 lần các mức lãi suất với mức giảm 0,5-1%/năm trong tháng 3 và 4/2023, theo VnEconomy.

Bên cạnh đó, thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp để phấn đấu giảm lãi suất cho vay nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân theo tinh thần chỉ đạo của Quốc hội và của Chính phủ tại Nghị quyết 43 và Nghị quyết 11.

Cụ thể: (1) Chỉ đạo tổ chức tín dụng duy trì mặt bằng lãi suất huy động ổn định, hợp lý, phù hợp với khả năng cân đối vốn, khả năng mở rộng tín dụng lành mạnh và năng lực quản lý rủi ro; không làm ảnh hưởng đến sự ổn định của thị trường tiền tệ và mặt bằng lãi suất thị trường; (2) Khuyến khích tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí để ổn định mặt bằng lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh; (3) Tháng 2/2023, NHNN đã làm việc với các ngân hàng thương mại đề nghị tiếp tục giảm lãi suất tiền gửi để có điều kiện giảm lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng giảm chi phí tài chính.

Đến nay, các ngân hàng thương mại đã điều chỉnh giảm lãi suất tiền gửi từ 0,2-0,8%/năm.

Theo NHNN, đến nay, về cơ bản mặt bằng lãi suất đã ổn định, lãi suất phát sinh mới có xu hướng giảm dần trong các tháng đầu năm 2023. Lãi suất tiền gửi bình quân phát sinh mới của các ngân hàng thương mại ở mức khoảng 6,3%/năm (giảm 0,18%/năm so với cuối năm 2022); lãi suất cho vay bình quân VND phát sinh mới của các ngân hàng thương mại ở mức khoảng 9,3%/năm (giảm 0,65%/năm so với cuối năm 2022).

Giới phân tích nhận định, trong bối cảnh tỷ giá hạ nhiệt, dự trữ ngoại hối đã cải thiện, NHNN có thể chuyển ưu tiên sang ổn định lãi suất để hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế.

TS Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng BIDV thành viên thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - Tiền tệ Quốc gia, cho rằng, hiện nay là thời điểm thích hợp để NHNN tiếp tục giảm lãi suất, nới lỏng chính sách tiền tệ hỗ trợ cho tăng trưởng. Song trạng thái "tiền rẻ" ngập tràn sẽ không còn như trước, bởi bức tranh về nền kinh tế toàn cầu đã thay đổi sau giai đoạn chống COVID-19.

Theo TS Cấn Văn Lực, từ giờ đến cuối năm, FED sẽ không tăng lãi suất nữa sau 10 lần tăng lãi suất nhanh lên mức kỷ lục kể từ năm 2007. Còn Ngân hàng Trung ương châu Âu cùng lắm chỉ có 1 lần tăng lãi suất nữa, như vậy lãi suất sẽ đi ngang đến cuối năm 2023. Các ngân hàng trung ương ở châu Á khả năng có thể có 1 lần tăng lãi suất nữa rồi cũng sẽ đi ngang.

"Việt Nam đã đi trước một bước khi đã giảm lãi suất điều hành về mức 5,5% trong tháng 3 vừa qua và thị trường hy vọng NHNN sẽ tiếp tục giảm lãi suất điều hành về mức 4% đến trong năm 2025. Đây là mức tương đối thấp so với trước đại dịch COVID-19", TS Lực đánh giá.

Về tỷ giá, TS Cấn Văn Lực cho rằng biến động của tỷ giá USD/VND ở mức trên 3% là chấp nhận được. Trong năm 2023, khi Mỹ không tăng lãi suất nữa, kinh tế Mỹ tăng trưởng thấp hơn, USD mất giá và các đồng tiền khác sẽ tăng giá trở lại, trong đó có VND, theo vietnamfinance.vn.

Từ đầu năm đến nay, VND đã tăng giá 0,7-0,8% so với USD. Do đó, TS Cấn Văn Lực dự báo tỷ giá cơ bản cả năm 2023 sẽ ổn định, VND nếu có mất giá thì chỉ khoảng 0,5-1%.

(Tổng hợp)

AN LY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement