19/06/2017 01:19
Nhiều khó khăn khi triển khai chụp ảnh chân dung thuê bao di động
Nhiều đại lý, cửa hàng của các nhà mạng nơi đã áp dụng, nơi còn lúng lúng chưa áp dụng việc bổ sung ảnh chụp chân dung chủ thuê bao, theo quy định mới trong Nghị định 49/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 24/4.
Bộ TT-TT công bốhiện cả nước có hơn 119 triệu thuê bao di động. Áp dụng theoNghị định 49 thìhơn 119 triệu thuê bao nàysẽ cần phải bổ sung thêm ảnh chụp, để phù hợp theo quy trình quản lý thuê bao, nếu không sẽ bị chấm dứt cung cấp dịch vụ viễn thông.
Nơi đã áp dụng, nơi còn lúng túngchụp ảnh chân dung chủ thuê bao
Theo quy định,thông tin thuê bao được nhà mạng lưu trữ bao gồm: Số thuê bao; đối tượng sử dụng cho từng số thuê bao; thông tin trên giấy tờ tùy thân của cá nhân hoặc tổ chức; ảnh chụp người trực tiếp đến giao kết hợp đồng theo mẫu; hình thức thanh toán giá cước; địa chỉ và số điện thoại liên hệ của điểm cung cấp dịch vụ viễn thông...
Việc quy định trong vòng một năm từ 24/4/2017 đến 24/4/2018, các doanh nghiệp viễn thông di động phải rà soát yêu cầu thuê bao thực hiện việc chụp ảnh chân dung và các điều khoản khác đãgây nhiều lúng túng cho các đại lý, điểm giao dịch củanhà mạng, cũng như khó khăn cho người dùng.
Cụ thể, chia sẻ với PV,nhà mạngVinaPhone cho biếtđã triển khai tại một số điểm đăng ký và tiếp tục triển khai đồng loạt trong thời gian tới.
Ghi nhận tại một điểm giao dịch VinaPhone ở đường Kinh Dương Vương, giao dịch viên cho biết đã thực hiện việc chụp ảnh chân dung từ đầutháng 6 với các thuê bao đăng ký mới. Tuy nhiên điểm này cho biếtchưa ghi nhận trường hợp thuê bao cũ nào đến để bổ sung ảnh thuê bao.
Nhân viên ở đây cho biết, sau Nghị định nói trênmỗi quy trình thường mất khoảng 30 phút đăng ký, so với trước đây chỉ 10 phút. Hệ thống mới cũng bắt buộc phải tương thích cho cả thời điểm chụp ảnh và thời điểm thao tác.
Còn nhà mạng Vietnamobile, thì cho hay việc chụp ảnh chân dung chủ thuê bao đã đượcthực hiện ở bộ phận chăm sóc khách hàng, và nhà mạng này sẽ thực hiện theo đúng quy địnhban hành để quản lý thuê bao.
Trong khi đó theo ghi nhận của chúng tôi, một số điểm giao dịch của nhà mạng khác vẫn chưa áp dụng quy định này.
Trong vai người đăng ký mua sim Viettel mới, PV đến điểm giao dịch Thế Giới Di Động ở đường Hồ Ngọc Lãm, quận Bình Tân. Tại đây nhân viên cửa hàng chỉ yêu cầu chúng tôi cung cấp giấy tờ tùy thân, vàkhông chụp ảnh người đăng ký.
Đại diện nhà mạng Viettel cho biết sẽ thực hiện quy định này từ 24/7 tới để bổ sung thông tin thuê bao. Riêng với thuê bao cũ, Viettel sẽ áp dụng mã cá nhân trong việc quản lý thông tin thuê bao riêng biệt, để vừa thực hiện quy định của Chính phủ vừa bảo mật cho khách hàng.
Ngoài ra, chúng tôi ghi nhận trực tiếp tại một cửa hàng MobiFone ở quận 10, giao dịch viên cho biết hiện chưa áp dụng quy trình trên đối với thuê bao đăng ký mới. Trao đổi với chúng tôi vềchính sách này, một cửa hàng trưởng của cửa hàng MobiFone chia sẻ đang chờ hướng dẫn từ công ty để thực hiện.
Gây khó cho người dùng vùng sâu vùng xa
Về phía các đại lý và cửa hàng thì nơi đã thực hiện nơi chưa, trong khi đó rất nhiều thuê bao cho biết họ chưa nhận được thông báo của các nhà mạng về việcbổ sung thêm ảnh chụp để phù hợp theo quy định mới.
Ngoài ra theo ghi nhận nhiềukhu vực vùng sâu vùng xa cũng gặp khó khăn trong việc thực hiệnlại các giao kết hợp đồng, bao gồm đăng ký thông tin cá nhân, số hoá dữ liệu,nhất là bổ sung ảnh chụp chân dung, vàthời gian chụp ảnh phải tương thích với thời gian thao tác thông tin trên hệ thống.
Với hạ tầng hiện nay nhiều nhà mạng chỉ có trung tâm giao dịch tại khu vực huyện lỵ, và chưa có cửa hàng tại khu vực tuyến xã thì việc quản lý thuê bao theo đúng Nghị định 49sẽ gặp khó khăn. Cụ thể như một số khu vực biển đảo như Thổ Chu, Nam Du... vẫn chưa có bất kỳ điểm giao dịch nào.
Cụ thể, một người dân tại xã An Nhơn, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre cho biết đã khá bất ngờ với quy định mới. Người dân này thắc mắckhông biết đăng ký ở đâu, khi mà hiện khu vực đókhông có bất kỳ cửa hàng chính nào của nhà cung cấp dịch vụ di động.
Ghi nhận dữ liệu được công bố trên web, nhiều nhà mạng như MobiFone, Viettel và VinaPhone hiện mạng lưới chỉ đến tuyến huyện. Đặc biệt, nhiều mạng nhỏ hơn như Vietnamobile hay Gmobile hiện chỉ có ở những tỉnh thành lớn, điều này sẽ gây khó cho không chỉ nhà mạng mà còn cho cả khách hàng. Đó là chưa kể, với người đồng bào thiểu sốở một số khu vực miền núi, thì việc để hiểu thông điệp thông qua tin nhắn thông báo có khả năng khó khăn về vấn đề ngôn ngữ.
Bên cạnh đó, không chỉ là thuê bao di động, nhiều SIM di động hiện nay chủ yếu chỉ là dùng cho dịch vụ internet thì không thể nhận được tin nhắn khi gắn trên các thiết bị phát 4G. Ngoài ra, các SIM được sử dụng trên đồng hồ hiện vẫn chưa thể đọc được tin nhắn,thì việc nhận thông tin để bổ sung hồ sơ cho phù hợp là khó khả thi cho thuê bao hiện hữu.
Advertisement
Advertisement