Nhiệt độ tăng đã làm cho nhiều vùng đất trên thế giới trở nên cằn cỗi
07/11/2022 15:28
Kể từ năm 1992, khi các nhà lãnh đạo thế giới lần đầu tiên cùng nhau giải quyết vấn đề nóng lên toàn cầu, thế giới đã thải hơn 1.000 tỷ tấn Carbon dioxide từ các nhiên liệu hóa thạch vào không khí. Nhiệt độ thế giới đã nóng hơn 0,6 độ C (1,1 độ F).
Mỗi năm, Liên hợp quốc đều tổ chức một họpkéo dài hai tuần nhưng thực tế một số vấn đề không giải quyết được mặc dù bên cạnh đó còn có một hiệp ước mang tính bước ngoặt ra đời vào năm 2015 tại Paris.
Hình ảnh những người đàn ông, và phụ nữ Pakistan lội qua dòng nước lũ khi họ tạm trú tại huyện Shikarpur của tỉnh Sindh, Pakistan.
Mặc dù vậy, tốc độ nóng lên trong những thập kỷ qua nhanh hơn 33% so với những năm 1990.
Lượng khí thải nhà kính vẫn đang tăng lên, trong khi các tác động hữu hình từ biến đổi khí hậu đã và đang được cảm nhận trên khắp thế giới.
Một người đàn ông đi qua một nông trại đậu nành khô héo của mình bị ảnh hưởng bởi hạn hán kéo dài.
Nhưng có một số tiến bộ. Trước thỏa thuận Paris, thế giới dự báo nhiệt độ sẽ lên 4,5 độ C (8,1F) vào cuối thế kỷ so với thời kỳ tiền công nghiệp. Tuy nhiên, các dự báo gần đây cho thấy nó sẽ chỉ tăng lên khoảng 2,6 độ C (4,7F) nhờ các biện pháp được thực hiện hoặc các cam kết chắc chắn mà các chính phủ đã đưa ra.
Tuy nhiên, con số này cao hơn nhiều so với giới hạn 1,5 độ C (2,7F) mà các quốc gia đã đồng ý từ 7 năm trước, và thời gian để duy trì mục tiêu đó đang nhanh chóng cạn kiệt.
Ở bãi biển Fort Myers, Florida, một người đàn ông đi dọc theo bờ sông đầy mảnh vỡ, bao gồm cả thuyền tôm, do ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu.
Đất dai khô cằn, nứt nẻ, trên một phần của lòng hồ Mead, hồ chứa nhân tạo lớn nhất Bắc Mỹ. Mực nước của nó đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 1937.
Cùng với đó là những cánh đồng hoa hướng dương khô héo gần Strasbourg, miền Đông nước Pháp, khi châu Âu trải qua đợt hạn hán lớn vào mùa hè đã gây cháy rừng, làm khô và tàn phá mùa màng.
Một phụ nữ và trẻ em Somalia đang chờ đợi để được di tản tới một khu trại dành cho những người ảnh hưởng bởi khí hậu ở ngoại ô Dollow, Somalia, nơi đã biết đến là một địa điểm hạn hán từ lâu.
(Nguồn: Aljazeera)
Tin liên quan
Advertisement