Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Nhà đầu tư Trung Quốc chọn Thái Lan hay Việt Nam?

Phân tích

09/09/2022 15:47

Thái Lan và Việt Nam là lựa chọn hàng đầu của rất nhiều doanh nghiệp Trung Quốc, thay vì Ấn Độ như trước đây.

Theo Sohu.com, trước đây, rất nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đến Ấn Độ đầu tư sản xuất, trong đó điển hình nhất là hãng điện thoại di động Xiaomi, tuy nhiên, môi trường kinh doanh của Ấn Độ có thể nói là yếu kém và chi phí giao dịch rất cao nên hiện rất nhiều công ty Trung Quốc thích đầu tư và sản xuất ở Đông Nam Á. 

Lý do đầu tiên là văn hóa Đông Nam Á và Trung Quốc tương đối giống nhau. Giao lưu văn hóa và đầu tư ở Đông Nam Á tương đối dễ dàng, các cấm kỵ văn hóa khá ít.

Từ trước đến nay, kinh tế Đông Nam Á phát triển tương đối lạc hậu, trong khi dân số lại khá đông nên chi phí lao động tương đối thấp. Doanh nghiệp đầu tư ở Đông Nam Á có thể có không gian lợi nhuận lớn hơn, hơn nữa chính quyền của các nước Đông Nam Á ban hành rất nhiều chính sách ưu đãi thuế để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. 

Bên cạnh đó, Đông Nam Á cũng đang không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp lý liên quan, tạo môi trường kinh doanh tốt nhất cho doanh nghiệp nước ngoài; so với Ấn Độ, chi phí giao dịch của các doanh nghiệp nước ngoài ở Đông Nam Á tương đối thấp.

Thái Lan và Việt Nam là lựa chọn hàng đầu của rất nhiều doanh nghiệp Trung Quốc. Thái Lan và Việt Nam gần Trung Quốc, hai nước này cũng là đối tác kinh tế quan trọng của Trung Quốc.

Quy mô kinh tế của Thái Lan lớn hơn Việt Nam, đồng thời, môi trường pháp lý đầu tư của Thái Lan cũng rất tốt. Thái Lan đã ký kết hơn 10 hiệp định thương mại tự do, quy định tiếp cận vốn đầu tư nước ngoài cũng tương đối thông thoáng. Đồng thời với việc ban hành "Luật kinh doanh nước ngoài", Thái Lan cũng liên tục cắt giảm các ngành nghề hạn chế đầu tư, mở rộng hơn nữa thị trường trong nước. 

Đầu tư ở Thái Lan cũng thuận tiện hơn do nước này áp dụng chế độ đăng ký trước, cấp phép sau, nghĩa là ở Thái Lan có thể đăng ký công ty trước, sau đó xin giấy phép kinh doanh liên quan. Điều này vừa có lợi cho việc đưa vốn nước ngoài vào sản xuất, vừa thân thiện với doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. 

Đặc biệt, Thái Lan cũng có ưu đãi thuế rất lớn đối với doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp phù hợp điều kiện tối đa có thể được hưởng ưu đãi giảm 50% thuế trong vòng 5 năm. Bên cạnh đó, còn có một điểm hấp dẫn khác là những doanh nghiệp đầu tư trên 40 triệu Bath ở Thái Lan phù hợp điều kiện có thể sở hữu vĩnh viễn đất đã mua. 

Tuy nhiên, hạn chế của Thái Lan là áp dụng tỷ giá hối đoái thị trường, sự can thiệp của cơ quan chức năng khá ít nên biến động tương đối lớn. Đối với một số công ty tìm kiếm sự ổn định, cần phải xem xét rủi ro tỷ giá hối đoái của Thái Lan.

Ưu thế chủ yếu của Việt Nam là tỷ giá hối đoái tương đối ổn định nên doanh nghiệp đầu tư ở Việt Nam có thể tránh được rủi ro do biến động tỷ giá hối đoái gây ra. Tuy nhiên, môi trường pháp lý đối với đầu tư nước ngoài của Việt Nam không quá tốt. 

Các quy định pháp lý liên quan của Việt Nam những năm gần đây mới ban hành, hơn nữa các cơ quan chức năng Việt Nam cũng khá cứng nhắc trong việc xử lý các tranh chấp với nhà đầu tư nước ngoài. 

Nhà đầu tư Trung Quốc chọn Thái Lan hay Việt Nam? - Ảnh 2.

Thái Lan là 40 quốc gia cạnh tranh nhất trên thế giới trong số 140 quốc gia được xếp hạng trong ấn bản 2019 của Báo cáo Năng lực Cạnh tranh Toàn cầu do Diễn đàn Kinh tế Thế giới công bố. Nguồn: Diễn đàn Kinh tế Thế giới

Đồng thời, thời hạn cho thuê đất của Việt Nam cũng có quy định, ngành nghề nhiều; hơn nữa, chế độ tiếp cận đầu tư nước ngoài có rất nhiều hạn chế. Về phương diện phúc lợi phi thuế, Việt Nam chỉ có phúc lợi thuê đất, trong khi Thái Lan còn có phúc lợi cổ phần nước ngoài, phúc lợi nhân viên nước ngoài và phúc lợi sở hữu đất.

Từ những phân tích trên có thể thấy rằng, Thái Lan và Việt Nam đều có những thế mạnh và hạn chế riêng. Nếu muốn môi trường đầu tư tốt hơn, môi trường kinh doanh tự do hơn thì nên lựa chọn Thái Lan. Tuy nhiên, tỷ giá hối đoái của Thái Lan không ổn định và môi trường quản trị cũng tương đối bất ổn. 

Ở Việt Nam, môi trường trong nước tương đối ổn định, tỷ giá hối đoái cũng tương đối ổn định, hơn nữa, môi trường đầu tư kinh doanh nước ngoài ở Việt Nam cũng đang không ngừng được cải thiện trong gần hai năm trở lại đây. Cân nhắc đến các nhân tố khác nhau, nhà đầu tư có thể lựa chọn một điểm đến hợp lý giữa hai khu vực.

TTXVN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement