Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Nhà đầu tư chứng khoán kỳ vọng vào thông tin hỗ trợ mới

Chứng khoán

30/06/2024 13:06

Thị trường vừa trải qua tuần giảm sâu, nhưng thông tin hỗ trợ mới được công bố có thể là “liều thuốc tinh thần” với nhà đầu tư.

Tuần qua, tỷ giá lập đỉnh mới tác động tiêu cực tới thị trường chứng khoán Việt Nam, VN-Index giảm mạnh và chính thức mất mốc 1.250 điểm. Tuy nhiên, giới phân tích nhận định, những thông tin hỗ trợ mới được công bố có thể là “liều thuốc tinh thần” với nhà đầu tư sau nhịp điều chỉnh mạnh vừa qua.

Áp lực từ tỷ giá lập đỉnh

Các chuyên gia từ Công ty cổ phần Chứng khoán Kiến Thiết Việt Nam (CSI) nhìn nhận, tỷ giá vẫn là điểm nóng và chưa có tín hiệu hạ nhiệt là một trong những nguyên nhân tác động tiêu cực khiến thị trường chứng khoán Việt Nam rung lắc mạnh trong tuần giao dịch vừa qua.

Khởi đầu tuần với mức giảm rất sâu đi kèm với thanh khoản bùng nổ khiến VN-Index mất mốc hỗ trợ 1.270 điểm, báo hiệu xu hướng bán hoàn toàn chiếm ưu thế. Ba phiên tích lũy đi ngang sau phiên giảm sâu chưa thể ngăn cản được áp lực bán khi tỷ giá USD/VND trên thị trường chợ đen thiết lập mức đỉnh lịch sử, vượt mốc 26.000 VND/USD khiến tâm lý của giới đầu tư “dao động”. Áp lực bán vì thế tiếp tục dâng cao trong phiên giao dịch cuối tuần, khiến VN-Index có một tuần giao dịch rất tiêu cực.

Đóng cửa tuần giao dịch 24-28/6, chỉ số VN-Index giảm mạnh 36,7 điểm (2,86%) xuống mốc 1.245,32 điểm. Có 3 phiên giao dịch giữa tuần với thanh khoản sụt giảm mạnh, khiến thanh khoản tuần sụt giảm so với tuần giao dịch trước đó. Cụ thể giá trị giao dịch bình quân trên HOSE đạt 675,2 triệu cổ phiếu, giảm 8,8% so với tuần trước đó, với giá trị giao dịch đạt 21.776 tỷ đồng, giảm 6,3% so với tuần trước đó..

Tất cả các nhóm ngành đều chung một sắc đỏ trong tuần giao dịch vừa qua. Không có nhóm ngành nào có thể mang lại một chút màu xanh hy vọng trước áp lực bán khởi đầu rất mạnh trong phiên đầu và cuối tuần.

Cụ thể, nhóm ngành hàng không giảm 7,91%, nhựa (6,25%), Chứng khoán (6,11%), hóa chất (6,11%) là những nhóm giảm mạnh trên 6%, các nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn như: Ngân hàng giảm 3,48%, hàng tiêu dùng giảm 5,76%.

Nhà đầu tư chứng khoán kỳ vọng vào thông tin hỗ trợ mới- Ảnh 1.

Xu hướng bán ròng của khối ngoại vẫn tiếp tục trong tuần qua, họ bán ròng liên tiếp cả 5 phiên giao dịch với lũy kế bán ròng trong tuần trên HOSE, với 4.446,82 tỷ đồng; trong đó, nhà đầu tư nước ngoài tập trung bán ròng ở các mã như: FUEVFVND (1.770 tỷ đồng), FPT (1.462 tỷ đồng), MWG (234 tỷ đồng), VPB (223 tỷ đồng). Ở chiều ngược lại, một số mã được khối ngoại mua ròng đáng chú ý như: KDH (125 tỷ đồng), DGC (114 tỷ đồng), PC1 (86 tỷ đồng).

Chuyên gia từ CSI cho rằng, áp lực bán có xu hướng tăng mạnh trong phiên giao dịch cuối tuần khiến VN-Index đóng cửa tuần với xu hướng điều chỉnh chiếm ưu thế. Quan sát các phiên trong tuần thì có 3 phiên VN-Index đi ngang tích lũy và 2 phiên giảm khá sâu với thanh khoản tăng cao. Khởi đầu cho xu hướng giảm điểm là phiên chỉnh sâu với khối lượng khớp lệnh tăng cao trong phiên giao dịch đầu tuần, phá vỡ ngưỡng hỗ trợ 1.270 điểm xác nhận tín hiệu tiêu cực.

Phiên giao dịch cuối tuần với biên độ giảm mạnh về cuối phiên củng cố cho xu hướng điều chỉnh đã xuất hiện và có khả năng cao sẽ tiếp diễn trong các phiên của tuần tới.

“Chúng tôi kỳ vọng ngưỡng hỗ trợ (1.197 – 1.217 điểm) là mốc hỗ trợ mạnh có thể giúp VN-Index đảo chiều để quay lại tín hiệu lạc quan hơn”, CSI nêu quan điểm.

Chuyên gia từ Công ty cổ phần Chứng khoán VNDirect (VNDirect) nhìn nhận, sau một tuần điều chỉnh và chỉ số VN-Index đánh mất mốc tâm lý 1.250 điểm, thị trường đón nhận một số thông tin hỗ trợ vào cuối tuần.

Trong khi đó, PCE lõi trong tháng 5 chỉ tăng 0,1% so với tháng trước và cũng tăng 2,6% so với cùng kỳ năm ngoái, đều đúng với dự báo của phố Wall và đánh dấu mức tăng theo năm thấp nhất kể từ tháng 4 năm 2021.

Số liệu lạm phát mới công bố của Mỹ là thông tin thị trường mong đợi, củng cố cho kỳ vọng về việc Fed có thể cắt giảm lãi suất điều hành trong nửa cuối năm 2024. Theo FedWatch Tool của CME Group, các nhà giao dịch hiện đang nghiêng về kịch bản Fed hạ lãi suất sớm nhất vào cuộc họp tháng 9 tới và có 2 đợt cắt giảm lãi suất trong năm nay.

Trong nước, vào sáng thứ Bảy (29/6), Tổng cục Thống kê đã công bố số liệu vĩ mô quý II năm 2024 với kết quả tích cực.

Cụ thể, GDP quý II tăng trưởng 6,93% so với cùng kỳ, vượt dự báo của thị trường. Động lực tăng trưởng đến từ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo với mức tăng 10% so với cùng kỳ, cải thiện đáng kể so với mức tăng 7,2% so với cùng kỳ trong quý I.

Ngành dịch vụ cũng cho thấy xu hướng tăng trưởng cải thiện hơn. Với kết quả tích cực này, Việt Nam hoàn toàn có thể đạt cận trên mục tiêu tăng trưởng năm nay là 6,5%.

Nhìn chung, những thông tin hỗ trợ mới được công bố có thể là “liều thuốc tinh thần” với nhà đầu tư sau nhịp điều chỉnh khá mạnh vừa qua, VNDirect nhận định.

Thực tế, dù trải qua một tuần giao dịch đầy thử thách, nhưng thị trường chứng khoán vẫn được cho là có những động lực mới dẫn dắt. Tuy nhiên, rủi ro của thị trường vẫn hiện hữu, giữa bối cảnh thị trường chứng khoán thế giới bước vào điều chỉnh.

Nhà đầu tư chứng khoán kỳ vọng vào thông tin hỗ trợ mới- Ảnh 2.

Chỉ số PCE của Mỹ giảm trong tháng 5 tạo thêm tâm lý lạc quan cho thị trường.

Nhà đầu tư lo ngại tính bền vững của đợt phục hồi thị trường chứng khoán Mỹ

Khép lại quý II/2024, các chỉ số chứng khoán Mỹ S&P 500 và Nasdaq Composite đã tăng tương ứng 3,9% và 8,3% trong khi chỉ số Dow Jones giảm 1,7%.

Chỉ số Dow Jones giảm 0,11% xuống 39.122,94 điểm. Chỉ số S&P 500 mất 0,41% xuống 5.460,3 điểm và chỉ số Nasdaq Composite giảm 0,71% xuống 17.732,6 điểm.

Cuộc tranh luận đầu tiên giữa hai ứng cử viên tham gia tranh cử Tổng thống Mỹ năm 2024 là đương kim Tổng thống Joe Biden và ứng cử viên của đảng Cộng hòa là ông Donald Trump cũng tác động tới thị trường chứng khoán. Theo nhà quản lý danh mục đầu tư tại Globalt Investments, yếu tố khó đoán định về cuộc bầu cử Tổng thống gia tăng thay vì giảm đi.

Các nhà giao dịch đã bày tỏ lo ngại về tính bền vững của đợt phục hồi trên thị trường chứng khoán, đồng thời kêu gọi sự cần thiết phải đa dạng hóa danh mục đầu tư để phòng ngừa những khoản lỗ lớn có thể xảy ra.

Sản xuất của Trung Quốc giảm tháng thứ hai liên tiếp

Chỉ số PMI Sản xuất chính thức của NBS tại Trung Quốc đứng ở mức 49,5 vào tháng 6/2024, giữ ổn định trong tháng thứ hai liên tiếp và phù hợp với dự báo của thị trường.

Kết quả mới nhất đánh dấu lần thứ tư hoạt động của nhà máy bị thu hẹp trong năm nay, khi Bắc Kinh đang nỗ lực thúc đẩy sự phục hồi kinh tế mạnh mẽ trong bối cảnh nhu cầu yếu, rủi ro giảm phát và tình trạng suy yếu tài sản kéo dài.

Số lượng đơn đặt hàng mới (49,5 so với 49,6), doanh số bán hàng nước ngoài (48,3 so với 48,3) và mức mua (48,1 so với 49,3) đều giảm trong tháng thứ hai liên tiếp trong khi tình trạng việc làm vẫn tiếp tục giảm (48,1 so với 48,1).

Trong khi đó, sản lượng tăng tháng thứ 4 nhưng tốc độ tăng chậm nhất trong tháng (50,6 so với 50,8). Đồng thời, thời gian giao hàng được rút ngắn ở tháng thứ 3 (49,5 so với 50,1). Về giá cả, lạm phát chi phí đầu vào giảm mạnh xuống mức thấp nhất trong ba tháng (51,7 so với 56,9), giá đầu ra giảm sau mức tăng trong tháng 5 (47,9 so với 50,4).

Cuối cùng, tâm lý được cải thiện lên mức cao nhất kể từ tháng 3 (54,4 so với 54,3). Nguồn: Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc

(Nguồn: TTXVN)

P.V (tổng hợp)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement