Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Nguy cơ kích hoạt một cuộc chiến trợ cấp toàn cầu

Phân tích

20/08/2023 08:43

Các nghiên cứu cho thấy, khi một nước thực thi trợ cấp để nâng cao cạnh tranh của các nhà sản xuất nội địa, các nước khác cũng sẽ tìm cách đáp trả bằng các chính sách bảo hộ theo cách riêng.

Mạng tin Project Syndicate mới đây đăng bài phân tích về chính sách công nghiệp của Mỹ dưới thời Tổng thống Joe Biden, với một số nội dung đáng chú ý sau:

Tổng thống Joe Biden đã thực thi một chính sách công nghiệp theo hướng trợ cấp ồ ạt đối với các nhà sản xuất trong nước. Biện pháp này có thể giúp nâng cao năng lực chế tạo của Mỹ trong ngắn hạn, nhưng nó cũng tiềm ẩn nguy cơ kích hoạt một cuộc chiến trợ cấp toàn cầu mà gần như không ai là người chiến thắng nổi bật.

Chính quyền của Tổng thống Joe Biden đã giữ lại phần lớn các rào cản thuế, thương mại mà người tiền nhiệm - ông Donald Trump đã dựng lên. Trên thực tế, đi ngược với kỳ vọng của giới phân tích, Mỹ đã áp dụng bổ sung một số giải pháp mang tính bảo hộ, như các chính sách về "mua hàng Mỹ" (Buy American), khiến người tiêu dùng phải trả mức chi phí cao hơn.

Dưới thời Tổng thống Trump, Mỹ áp mức thuế 25% và 10% lần lượt với các mặt hàng thép và nhôm nhập khẩu. Chính quyền của ông Trump khởi động cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà các Tổng thống George W. Bush và Tổng thống Barack Obama đã đàm phán với 12 quốc gia Thái Bình Dương. Mỹ cũng đàm phán lại Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ, đổi tên thành Hiệp định Mỹ-Mexico-Canada (USMCA).

Nguy cơ kích hoạt một cuộc chiến trợ cấp toàn cầu - Ảnh 1.

Cảng hàng hóa tại Oakland, bang California, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN

Ông Trump đã chọn cách hành động đơn phương, bất chấp việc theo đuổi cách tiếp cận đa phương thông qua Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) sẽ hiệu quả hơn, ít gây hại hơn đối với đồng minh của Mỹ. Và sau đó, chính quyền của ông Joe Biden còn có những bước tiến xa hơn.

Cụ thể là Mỹ đã triển khai Đạo luật Giảm lạm phát (IRA) trị giá 430 tỷ USD, trong đó có hàng trăm tỷ USD được đưa ra dưới dạng trợ cấp cho công nghiệp xanh và năng lượng tái tạo. Bên cạnh đó là Đạo luật CHIPS và Khoa học (CHIPS Act) với mục tiêu thúc đẩy ngành bán dẫn Mỹ tăng trưởng nhanh.

Theo Nhà Trắng, đạo luật trên sẽ đẩy mạnh chế tạo bán dẫn tại Mỹ, tạo ra hàng chục nghìn việc làm với, đồng thời đạo luật huy động được hàng trăm tỷ USD đầu tư từ khu vực tư nhân.

Để đẩy nhanh quá trình dịch chuyển sản xuất chip về nội địa, đạo luật phân bổ 52 tỷ USD cho nghiên cứu, phát triển và đào tạo lực lượng lao động, ưu đãi thuế tín dụng 25% với các nhà sản xuất trong nước.

Thế nhưng, với việc trợ cấp cho các công ty đặt trụ sở ở Mỹ, đạo luật rõ ràng đã có sự phân biệt đối xử với các nhà sản xuất nước ngoài. Tương tự, IRA có khoản trợ cấp 7.500 USD cho khách hàng mua xe điện do Mỹ sản xuất, khiến các mẫu xe của Mỹ có ưu thế trước các đối thủ đến từ Trung Quốc hay Nhật Bản.

Nhưng các nghiên cứu đều cho thấy trợ cấp thường gây hại đối với những nước áp dụng chính sách này. Những biện pháp đó có xu hướng làm giảm cạnh tranh, kéo lùi đổi mới sáng tạo, tăng chi phí, khiến các nhà xuất khẩu với các sản phẩm phụ thuộc vào nhập khẩu đầu vào gặp bất lợi.

Không những vậy, khi một nước thực thi trợ cấp để nâng cao cạnh tranh của các nhà sản xuất nội địa, các nước khác cũng sẽ tìm cách đáp trả bằng các chính sách bảo hộ theo cách riêng. Và leo thang trả đũa kiểu "ăn miếng trả miếng" sẽ gây thiệt hại cho các nền kinh tế.

Gần như chắc chắn cuộc chiến về trợ cấp sắp tới sẽ không có người chiến thắng rõ ràng. Tùy thuộc vào cấp độ trợ cấp nước ngoài ra sao, các chính sách thực thi có thể sẽ chặn đứng phần nhiều (nếu không muốn nói tất cả) các ưu thế cạnh tranh mà nước khởi xướng trợ cấp muốn hướng tới.

Chuyển động này đặc biệt rõ nét trong một số ngành như bán dẫn, pin xe điện và xe điện. Đơn cử, để phản ứng với các chính sách công nghiệp của chính quyền Tổng thống Biden, Liên minh châu Âu (EU) mới đây đã "bật đèn xanh" cho kế hoạch trị giá 43 tỷ euro (47 tỷ USD) nhằm thúc đẩy ngành bán dẫn.

Hàn Quốc và Nhật Bản cũng khởi động các kế hoạch trợ cấp cho ngành sản xuất chip trong nước. Trong khi đó, các công ty của châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc thiết lập cơ sở, đầu tư vào các dự án sản xuất tại Mỹ cũng đều đủ tiêu chuẩn để hướng trợ cấp và thuế tín dụng theo IRA.

Chính sách trợ cấp của chính quyền Tổng thống Joe Biden có thể nâng cao năng lực chế tạo bán dẫn nội địa của Mỹ, nhất là khi mức độ trợ cấp đó lấn át phần lớn các đối thủ của Mỹ. Nhưng điều này cũng đi kèm mức giá phải trả.

Ông Morris Chang, nhà sáng lập tập đoàn sản xuất chip TSMC (Vùng lãnh thổ Đài Loan, Trung Quốc) ước tính rằng chi phí sản xuất chip tại Mỹ cao hơn tại Đài Loan 50%. Ông Chang nghi ngờ các mức trợ cấp hiện tại của Mỹ có thể không đủ để khỏa lấp khoảng cách này. Nhưng đúng như chuyên gia Adam Posen thuộc Viện kinh tế quốc tế Peterson từng nhận định, mức giá thực sự của phân tách kinh tế "không phải là việc nó gây tác động lớn và tiêu cực như rào cản thương mại hay không, mà là việc giảm tăng trưởng năng suất".

Hơn thế, một lượng tiền lớn đổ vào các gói trợ cấp công nghiệp nhiều khả năng sẽ lãng phí, làm tăng gánh nặng với tất cả những người nộp thuế. Tái phân bổ nguồn vốn này cho giáo dục, đào tạo nghề, nghiên cứu, hạ tầng sẽ mang lại hiệu quả lớn hơn trong nâng cao sức cạnh tranh công nghiệp cả ở trong nước và toàn cầu.

Mới đây, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo đã lên tiếng ca ngợi CHIPS Act là hình mẫu chuẩn cho việc hỗ trợ cho các ngành sản xuất nội địa khác. Xét trong bối cảnh gần như các nước sẽ đưa ra phản ứng nhất định về trợ cấp, có vẻ như cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đã chuyển sang cuộc chiến trợ cấp toàn cầu tiêu tốn ngân sách mà không ai có thể giành chiến thắng./.

TTXVN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement