Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Ngũ cốc của Ukraina có vai trò quan trọng như thế nào đối với thế giới?

Phân tích

27/07/2022 16:01

Tranh chấp về hàng triệu tấn ngũ cốc bị mắc kẹt ở Ukraina cuối cùng có thể kết thúc sau khi nước này đạt được thỏa thuận với Nga để nối lại việc xuất khẩu. Điều đó có ý nghĩa như thế nào đối với thế giới?
news

Ukraina đóng vai trò như thế nào trong an ninh lương thực toàn cầu?

Ukraina là một trong những nước sản xuất ngũ cốc lớn trên thế giới. Nước này chủ yếu trồng và xuất khẩu lúa mì, ngô và lúa mạch. Theo Ủy ban châu Âu, Ukraina chiếm 10% thị trường lúa mì thế giới, 15% thị trường ngô và 13% thị trường lúa mạch. Chiếm 50% thị phần, Ukraina cũng là nhà cung cấp chính trên thị trường dầu hướng dương của thế giới.

Ngũ cốc của Ukraina có vai trò như thế nào đối với thế giới - Ảnh 1.

Cánh đồng lúa mì ở vùng Zaporizhzhia của Ukraina.

Chính vì đóng vai trò quan trong như thế, thế nên việc Ukraina dừng xuất khẩu có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với an ninh lương thực toàn cầu.

Nước nào là những nhà sản xuất ngũ cốc lớn của thế giới?

Ngũ cốc của Ukraina có vai trò như thế nào đối với thế giới - Ảnh 2.

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, Ukraina là nước sản xuất lúa mì lớn thứ 7 thế giới trong năm 2021/22 với 33 triệu tấn. Chỉ có Úc, Mỹ, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc là sản xuất nhiều hơn Ukraina và EU được xếp ở vị trí đầu nếu tính hết sản lượng của các quốc gia thành viên.

Ukraina đứng thứ sáu về thị trường ngô. Từ giữa năm 2021 đến giữa năm 2022, chỉ có Argentina, EU, Brazil, Trung Quốc và đặc biệt là Mỹ trồng nhiều ngô hơn Ukraina. Lúa mạch được trồng nhiều nhất ở EU, tiếp theo là Australia, Nga và Ukrain.

Nước nào nhập khẩu nhiều ngũ cốc?

Các nhà nhập khẩu lúa mì lớn nhất vào năm 2020, theo Đài quan sát Phức hợp Kinh tế (OEC), một trang web trực quan hóa dữ liệu thương mại quốc tế, là Ai Cập (5,2 tỷ USD, hay 5,1 tỷ Euro), Trung Quốc (3,47 tỷ USD), Thổ Nhĩ Kỳ (2,44 tỷ USD), Nigeria (2,15 tỷ USD) và Indonesia (2,08 tỷ USD). Biểu đồ cho thấy Ai Cập cũng là nước mua lúa mì lớn nhất từ Ukraina.

Khi nói đến ngô, số liệu gần đây nhất của OEC là từ năm 2018, với các nhà nhập khẩu hàng đầu là Mexico (3,14 tỷ USD), Nhật Bản (2,94 tỷ USD), Hàn Quốc (1,92 tỷ USD), Việt Nam (1,85 tỷ USD) và Tây Ban Nha (1,72 tỷ USD). Những khách hàng mua ngô chính từ Ukraina bao gồm Hà Lan, Tây Ban Nha và Trung Quốc.

Ngũ cốc của Ukraina có vai trò như thế nào đối với thế giới - Ảnh 3.

Các quốc gia nhập khẩu lúa mạch hàng đầu vào năm 2020 bao gồm Trung Quốc (1,77 tỷ USD), Ả Rập Xê-út (1,38 tỷ USD), Hà Lan (512 triệu USD), Bỉ (369 triệu USD) và Đức (307 triệu USD). Trung Quốc là khách hàng lớn nhất của lúa mạch Ukraina.

Cuộc chiến của Nga ở Ukraina ảnh hưởng như thế nào đến thị trường ngũ cốc toàn cầu?

Việc giao hàng ngũ cốc đã bị đình chỉ do Nga phong tỏa các cảng của Ukraina, làm dấy lên lo ngại về tình trạng thiếu lương thực trên toàn thế giới cũng như giá cả tăng cao.

Đến giữa tháng 5, giá lúa mì và ngô xuất khẩu đã tăng vọt lên mức cao chưa từng thấy. Theo LHQ, điều đó đã gây ra những hậu quả sâu rộng, đặc biệt là ở xhâu Mỹ, Trung Đông và châu Á - những quốc gia nơi đại dịch coronavirus và ô nhiễm đang làm trầm trọng thêm tình hình lương thực.

Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) ước tính rằng, bất chấp chiến tranh Ukraina, sản lượng ngũ cốc toàn cầu năm 2022 có thể sẽ chỉ nhỏ hơn một chút so với năm 2021. Triển vọng về thỏa thuận gần đây giữa Ukraina và Nga đã làm dấy lên hy vọng về xuất khẩu ngũ cốc mới của Ukraina.

Thỏa thuận giữa Ukraina và Nga có ý nghĩa gì?

Theo một phần của thỏa thuận đạt được ở Thổ Nhĩ Kỳ, 20-25 triệu tấn ngũ cốc hiện đang bị chặn các cảng của Ukraina có thể được xuất khẩu. Song song đó, ngũ cốc và phân bón của Nga - bị hạn chế do lệnh trừng phạt chống lại Nga – cũng được tạo điều xuất khẩu.

Thỏa thuận quy định các hành lang an toàn trên Biển Đen giữa Ukraina và eo biển Bosporus; các tàu trong khu vực và các cảng liên quan sẽ không bị tấn công. Một trung tâm kiểm soát được thành lập tại Istanbul do Liên hợp quốc đứng đầu và nhân viên của các đại diện từ Nga, Ukraina và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ giám sát việc xuất khẩu ngũ cốc.

Thỏa thuận giữa Ukraina và Nga có ý nghĩa quan trọng đối với an ninh lương thực toàn cầu. Loại ngũ cốc này rất cần thiết trên thị trường thế giới, đặc biệt là ở châu Á và châu Phi. Trước cuộc chiến tranh Ukraina, Liên hợp quốc đã cảnh báo về cuộc khủng hoảng lương thực lớn nhất trong nhiều thập kỷ.

(Theo DW)

Nguyễn Minh
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ