Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Ngôn ngữ thứ hai giúp ngăn ngừa chứng mất trí nhớ

Sức khỏe

01/05/2023 11:34

Các nhà nghiên cứu nhận thấy những người nói hai ngôn ngữ hằng ngày khi còn trẻ có xu hướng đạt điểm cao hơn trong các bài kiểm tra trí nhớ sau này khi về già.

Nói được nhiều ngôn ngữ có thể mở ra chân trời mới mẻ cho bạn theo nhiều cách khác nhau.  Việc thông thạo hai hay nhiều ngôn ngữ là cách tốt nhất giữ cho não bộ khỏe mạnh, ngăn ngừa quá trình thoái hóa dẫn đến một số chứng bệnh như mất trí nhớ.

Các nhà nghiên cứu Đức đã báo cáo rằng những bệnh nhân lớn tuổi đã sử dụng hai ngôn ngữ hằng ngày khi còn trẻ sẽ đạt điểm cao hơn trong các bài kiểm tra về học tập, trí nhớ, ngôn ngữ và khả năng tự kiểm soát so với những bệnh nhân chỉ nói một ngôn ngữ.

Não bộ rất ưa hoạt động. Việc thông thạo hai hay nhiều ngôn ngữ là cách tốt nhất giữ cho não bộ khỏe mạnh. Thực tế, người biết hai ngôn ngữ gặp phải triệu chứng của bệnh Alzheimer muộn hơn 5 năm so với người chỉ biết và nói một ngôn ngữ. Đây là khoảng thời gian đáng kể so với những gì y học hiện đại làm được.

Các phát hiện được công bố trên tạp chí Neurobiology of Aging số tháng 4, bổ sung thêm hai nghiên cứu cho thấy rằng việc sử dụng song ngữ bảo vệ chống lại chứng mất trí nhớ và suy giảm nhận thức ở người lớn tuổi.

Các nhà thần kinh học đưa ra giả thuyết rằng vì những người song ngữ chuyển đổi linh hoạt giữa hai ngôn ngữ, nên họ có thể triển khai các chiến lược tương tự trong các kỹ năng khác, chẳng hạn nhưkhả năng linh hoạt ngôn từ, quản lý cảm xúc và tự kiểm soát bản thân, giúp trì hoãn chứng mất trí nhớ sau này.

Nghiên cứu học song ngữ để ngăn chặn mất trí nhớ - Ảnh 1.

Việc học và sử dụng thường xuyên ngôn ngữ thứ hai trong suốt cuộc đời sẽ khiến não bộ nhanh nhẹn, linh hoạt hơn.

Nghiên cứu mới đã thử nghiệm trên 746 người từ 59 - 76 tuổi. Khoảng 40% tình nguyện viên không gặp vấn đề về trí nhớ, trong khi những người khác là bệnh nhân tại các phòng khám thần kinh đều bị lú lẫn hoặc mất trí nhớ.

Tất cả đều được thử nghiệm trên nhiều nhiệm vụ về từ vựng, trí nhớ, sự chú ý và tính toán. Chẳng hạn, họ được yêu cầu nhớ lại các đồ vật đã được đặt tên trước đó và đánh vần ngược các từ, làm theo các lệnh gồm ba phần và sao chép các thiết kế được trình bày cho họ.

Boon Lead Tee, nhà thần kinh học tại Đại học California, San Francisco, cho biết điều tra khả năng song ngữ ở các giai đoạn cuộc đời khác nhau là một cách tiếp cận độc đáo, các nghiên cứu có thể đưa ra kết quả bất ngờ chẳng hạn như liệu độ tuổi mà một người tiếp thu từng ngôn ngữ có ảnh hưởng đến nhận thức của họ trong cuộc sống sau này hay không.

Tuy nhiên, cô cảnh báo rằng nghiên cứu chỉ tập trung vào một khía cạnh của song ngữ: sử dụng hai ngôn ngữ mỗi ngày trong thời gian dài. Những tác động tích cực đối với nhận thức có thể được gây ra bởi một yếu tố khác, chẳng hạn như độ tuổi mà hai ngôn ngữ được mã hóa vào bộ nhớ, hoặc đặc điểm nhân khẩu học hoặc trải nghiệm cuộc sống của những người tình cờ nói được hai thứ tiếng.

Các chuyên gia khác đồng ý rằng kết quả có thể khác nếu các nhà nghiên cứu hỏi các tình nguyện viên xem họ có nói ngôn ngữ thứ hai mỗi tuần một lần hay thậm chí ít thường xuyên hơn thay vì mỗi ngày. 

Tiến sĩ Blanco-Elorrieta, người nói được tiếng Basque, tiếng Anh, tiếng Đức và tiếng Tây Ban Nha, cho biết điều quan trọng đối với nghiên cứu trong tương lai là xem xét những lợi ích rộng lớn hơn của việc sử dụng song ngữ.

“Lợi thế của việc nói được hai thứ tiếng không thực sự nằm ở việc sau này già sẽ có bị trí nhớ hay không mà tầm quan trọng của việc thông thạo hai ngôn ngữ là có thể giao tiếp với hai nền văn hóa và hai cách nhìn thế giới”. Tiến sĩ Blanco-Elorrieta nói.

THANH TRÚC
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement