Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Ngành nào hưởng lợi nhiều nhất nếu kinh tế Việt Nam tăng trưởng 7% trong năm 2021 như dự báo?

Phân tích

22/12/2020 12:36

Trước khả năng kiểm soát dịch tốt, Chứng khoán Vietcombank đưa ra dự đoán tăng trưởng GDP của Việt Nam lên tới 7% trong năm 2021, cơ hội đón nhận đầu tư nước ngoài lớn.

Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) vừa cập nhật báo cáo triển vọng năm 2021 đối với kinh tế Việt Nam. Báo cáo trên được đưa ra trong bối cảnh kinh tế - địa chính trị hiện tại đạt kết quả đáng khích lệ về thành công trong vệc khống chế và kiểm soát dịch bệnh, Việt Nam vẫn tiếp tục là một trong những điểm đến hấp dẫn với dòng vốn đầu tư nước ngoài. 

GDP 2021 sẽ tăng tới 7%?

VCBS đưa ra dự báo, tăng trưởng quý IV/2020 của nền kinh tế quốc dân có thể đạt từ 4% - 5% do các động lực tăng trưởng dần cho thấy sự phục hồi sau dịch. Tính chung cả năm, đơn vị chứng khoán của Ngân hàng Vietcombank tin tưởng, tăng trưởng GDP 2020 có thể đạt 2,73% - 3,06%. 

Với đà tăng trưởng kể trên, GDP năm 2021 được dự báo tăng khoảng 6,5% - 7%. Con số này được đưa ra với bối cảnh nhu cầu tiêu dùng được kỳ vọng sẽ tăng trưởng đáng kể so với mặt bằng thấp của năm 2020.

Báo cáo nêu: “Doanh thu bán lẻ hàng hóa sẽ tiếp tục phục hồi sau khi các nỗ lực kiểm soát dịch bệnh đã cho thấy hiệu quả, quá trình thích nghi với chế độ ‘bình thường mới’, giúp cho nhu cầu tiêu dùng trở lại nhiều hơn thậm chí cả tại các mặt hàng tiêu dùng không thiết yếu”. 

Thêm vào đó, ngành công nghiệp chế biến - chế tạo đã cho thấy tín hiệu hồi phục tích cực sau khi dịch bệnh được kiểm soát. VCBS cho rằng lý do trên rất quan trọng vì sự phục hồi của ngành này là chỉ báo quan trọng đối với sức khỏe của ngành sản xuất, vốn có đóng góp mức đóng góp đáng kể vào GDP.

Ngoài ra, theo VCBS, việc duy trì thành công sự ổn định kinh tế vĩ mô cùng chính sách nhất quán của Chính phủ trong thu hút và đón đầu dòng vốn chuyển dịch từ Trung Quốc, góp phần thúc đẩy đầu tư từ cả 2 khu vực công - tư. Trong đó, phòng phân tích của VCBS dành sự quan tâm đến các hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng không chỉ đối với tại các trung tâm kinh tế truyền thống mà còn tại nhiều đô thị vệ tinh xung quanh như Long An, Vũng Tàu, Đồng Nai... tại khu vực phía Nam hay Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hóa... tại phía Bắc.

“Đây được đánh giá là những thúc đẩy đầu tư tư nhân, tạo nền tảng cho tăng trưởng bền vững của nền kinh tế”, đại diện VCBS chia sẻ.

Làm sao để “dọn ổ đón đại bàng”?

Nói thêm về kịch bản kinh tế vĩ mô năm tới, đại diện Chứng khoán Vietcombank ví rằng đây là năm “thích nghi để phát triển, dọn ổ đón đại bàng”. Dòng vốn FDI tiếp tục được kỳ vọng là nguồn lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong các năm tiếp theo. Nhưng điều kiện tiên quyết để phát triển, theo đơn vị này, là phải kiểm soát tốt dịch bệnh, phối hợp nhịp nhàng chính sách tài khóa và tiền tệ, lấy đầu tư công thúc đẩy đầu tư tư nhân. 

Dự kiến vốn FDI vẫn tiếp tục là một động lực tăng trưởng của kinh tế Việt Nam năm tới. Ảnh: Tuổi Trẻ
Dự kiến vốn FDI vẫn tiếp tục là một động lực tăng trưởng của kinh tế Việt Nam năm tới. Ảnh: Tuổi Trẻ

Để “dọn ổ đón đại bàng”, VCBS lưu ý nền kinh tế chung phải chuẩn bị nguồn lực tiếp nhận, nhất là nguồn lực về tư liệu sản xuất cơ bản, gồm đất đai, điện, nước, cơ sở hạ tầng. Nguồn nhân lực cũng là yếu tố quan trọng. Vì thế cần chú ý hơn về chất lượng giáo dục, đặc biệt về chất lượng đào tạo bậc đại học, cao đẳng và dạy nghề.

VCBS cho rằng Việt Nam cần phát triển ngành công nghiệp phụ trợ. Song song đó, đầu tư cơ sở hạ tầng tại một số trọng điểm, trong đó bao gồm cả các thành phố thuộc các vùng kinh tế trọng điểm, đặc biệt tại khu vực Nam bộ và Bắc bộ. 

VCBS đánh giá năm 2021 sẽ ghi nhận nhiều yếu tố thuận lợi, trước hết là ở việc Chính phủ chưa tăng lương cơ bản cho năm tới. Mặc dù cầu tiêu dùng vẫn đang phục hồi tốt nhưng chưa thực sự mạnh mẽ đủ tạo sức ép lên lạm phát. Nhóm lương thực thực phẩm được các chuyên gia khuyên cần phải lưu ý theo dõi diễn biến giá gạo và thịt heo.

Trong đó VCBS cho rằng, Việt Nam với thế mạnh nông nghiệp, hoàn toàn có thể chủ động và điều phối nguồn cung, hoạt động tái đàn và nhập khẩu heo giống cũng được đẩy mạnh. 

Hạ tầng khu vực phía Nam sẽ là cao điểm đầu tư công trong năm 2021. Đồ hoạ: VnExpress
Hạ tầng khu vực phía Nam sẽ là cao điểm đầu tư công trong năm 2021. Đồ hoạ: VnExpress

Năm 2021 được kỳ vọng vẫn là giai đoạn có chính sách tiền tệ điều hành linh hoạt, giúp giảm thiểu tối đa các tác động. Giá cả của các loại hàng hóa dịch vụ công, điện, nước, y tế trong khả năng điều hảnh và kiểm soát của Chính phủ.

Ngành nào hưởng lợi nhiều nhất?

Năm 2020 đã chứng kiến nhiều biến động của nền kinh tế toàn cầu cũng như thị trường chứng khoán lớn trên thế giới do tác động trực tiếp và gián tiếp của dịch COVID-19. “Chúng tôi cho rằng, những sự kiện lớn trên thế giới đã xảy ra trong năm 2020 vẫn sẽ để lại nhiều hậu quả và rủi ro tiềm ẩn trong năm 2021”, đại diện VCBS chia sẻ thêm.

Ở chiều ngược lại, kinh tế vĩ mô của Việt Nam được đơn vị này đánh giá duy trì ổn định, trong đó điểm sáng là tăng trưởng kinh tế ở mức khả quan với các yếu tố lạm phát, tỷ giá đều được điều hành linh hoạt và kiểm soát chặt chẽ, cùng với mặt bằng lãi suất thấp trên toàn cầu và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Các yếu tố này sẽ mở ra nhiều cơ hội đầu tư vào các doanh nghiệp tăng trưởng hàng đầu và là động lực chính nâng đỡ thị trường chứng khoán Việt Nam trong dài hạn. 

Nhóm ngành cơ bản sẽ là trợ lực cho kinh tế năm 2021. Ảnh: RkVis
Nhóm ngành cơ bản sẽ là trợ lực cho kinh tế năm 2021. Ảnh: RkVis

Chuyên gia phòng phân tích VCBS dự đoán: “Trong bối cảnh tương quan giữa rủi ro và cơ hội là ‘kẻ tám lạng người nửa cân’, chúng tôi cho rằng cơ hội đầu tư 2021 sẽ có xu hướng quay về những ngành cơ bản thiết yếu là đầu vào quan trọng cho tăng trưởng kinh tế giai đoạn tới”. 

Cụ thể, quá trình đón nhận chuyển dịch chuỗi cung ứng từ nước ngoài, quá trình công nghiệp hóa và số hóa của nền kinh tế nội địa, cũng với quá trình đô thị hóa trong tương lai đều sẽ yêu cầu những yếu tố đầu vào thiết yếu. Đó là điện, sản xuất vật liệu xây dựng cơ bản (xi măng, thép, gỗ, đá) và sản xuất sản phẩm nông nghiệp.

Theo VCBS, đây đồng thời cũng là các nhóm ngành được hưởng lợi từ hoạt động đẩy mạnh đầu tư công của Chính phủ cũng như sự hồi phục chung của tổng cầu nền kinh tế nội địa. 

Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phụ trợ cho dòng chảy thương mại giữa Việt Nam và các đối tác khác trong khuôn khổ các hiệp thương mại tự do được ký kết cũng như trong tương lai gần, tiêu biểu là nhóm cảng biển – logistics. Đây đồng thời cũng là những nhóm ngành phụ trợ cho hoạt động chuyển dịch sản xuất từ Trung Quốc sang các quốc gia có chi phí nhân công cạnh tranh hơn, trong đó có Việt Nam. 

Một số cổ phiếu triển vọng theo đánh giá của VCBS.
Một số cổ phiếu triển vọng theo đánh giá của VCBS.

“Dù có vẻ trái với những định hướng đầu tư mà chúng tôi đã đưa ra ở phía trên, chúng tôi cũng muốn nhấn mạnh thêm các cơ hội riêng lẻ cũng đến từ các doanh nghiệp có yếu tố ứng dụng công nghệ mới”, chuyên gia này lưu ý. Quá trình ứng dụng công nghệ tiên tiến hơn vào sản xuất kinh doanh và “số hóa” trong nền kinh tế Việt Nam là tất yếu và không thể đảo ngược. Do đó, cho dù mọi quá trình thay đổi từ cũ sang mới luôn luôn mang lại rủi ro nhưng tiềm năng của sự tăng trưởng năng suất, kết quả kinh doanh và hiệu quả đầu tư vẫn vượt trội hơn nhiều. 

Điểm nhấn cuối cùng trong năm 2021, theo VCBS, là các doanh nghiệp riêng lẻ có “câu chuyện riêng” liên quan đến tìm kiếm đối tác chiến lược nước ngoài, mua bán sáp nhập, niêm yết mới và chuyển sàn,... 

TẤT ĐẠT
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement