Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Ngành may mặc Myanmar vật lộn với khó khăn

Ngành may mặc của Myanmar - nguồn xuất khẩu quan trọng của quốc gia Đông Nam Á này, đang bắt đầu có dấu hiệu căng thẳng khi chi phí tăng và việc tìm kiếm lao động trở nên khó khăn hơn.

Ngành công nghiệp dệt may Myanmar đã từng là một ngành xuất khẩu phát triển mạnh, nhưng kể từ cuộc đảo chính, lực lượng lao động ngành này đã giảm 25%. Tình hình càng trở nên trầm trọng hơn do sự phổ biến của các "nhà máy vô danh" hoạt động như những xưởng không có giấy phép, nơi người lao động dễ bị tổn thương hơn và phải vật lộn để xác định chủ của họ khi khiếu nại.

Hiệp hội các nhà sản xuất hàng may mặc Myanmar cho biết, 298 nhà máy thành viên đã ngừng hoạt động, tăng 52 nhà máy tính đến tháng 12/2023. Con số này chiếm 36% tổng số nhà máy thành viên, tăng từ mức 31% vào tháng 12/2022.

Xuất khẩu hàng may mặc của nước này đã tăng lên mức cao lịch sử nhờ mức lương thấp và đồng tiền yếu.

Dữ liệu của Ngân hàng Thế giới cho thấy xuất khẩu hàng may mặc tính bằng đồng USD đạt mức cao nhất mọi thời đại vào năm 2022. May mặc là mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Myanmar, với thị phần khoảng 30%.

Tuy nhiên, một số nhà máy may mặc đang phải vật lộn để duy trì hoạt động. Theo một quan chức quan hệ lao động tại MGMA, đã có báo cáo về tình trạng thiếu lao động trong khoảng nửa năm. Người này cho biết, công nhân ngày càng chuyển sang các nhà máy khác có mức lương cao hơn hoặc ra nước ngoài.

Ngành may mặc Myanmar vật lộn với khó khăn- Ảnh 1.

Công nhân nhà máy ở Myanmar. Ngành may mặc là động lực xuất khẩu chính. Ảnh: Nikkei

Điều này phản ánh những thay đổi trong thị trường việc làm của Myanmar. Chế độ quân sự vào tháng 10 đã buộc các công ty phải cung cấp một khoản trợ cấp đặc biệt ngoài mức lương tối thiểu, nâng mức thanh toán tối thiểu lên 5.800 kyat (2,76 USD) mỗi ngày. 

Nhưng giá gạo đã tăng gấp 3 lần kể từ năm 2018 và người lao động không cảm thấy nhiều lợi ích từ việc tăng lương. Mặt khác, chế độ quân sự đã khuyến khích người di cư làm việc ở nước ngoài như một giải pháp cho tình trạng thất nghiệp và thiếu ngoại tệ.

Xung đột ngày càng gia tăng giữa lực lượng của chế độ và các nhóm dân tộc có vũ trang cũng đang khiến những người lao động trẻ rời bỏ đất nước, 60 - 70% công nhân đã tìm đường đến các quốc gia khác để làm việc. 

Các nhà máy vừa và nhỏ phải đối mặt với mức lương cao hơn, nguồn cung bị gián đoạn do xung đột vũ trang và chi phí nhiên liệu để chạy máy phát điện cao hơn. 

Khi tình hình bất ổn ở Myanmar vẫn khó lường, nhiều thương hiệu thời trang cho biết còn quá sớm để thảo luận các kế hoạch hành động khẩn cấp. Họ đang đối mặt tình thế bế tắc. Nếu tiếp tục thuê gia công ở Myanmar dưới thời kỳ cai quản quân sự, họ sẽ đối mặt với các rủi ro. Nếu dứt hẳn các mối quan hệ kinh doanh với các nhà máy may mặc ở Myanmar, công nhân ở nước này sẽ chịu tổn thương.

Vào năm 2022, các công ty gồm C&A của Hà Lan, Primark của Ireland, Tesco PLC và Marks & Spencer có trụ sở tại Anh gần đây đã tiến tới ngừng các hoạt động tại Burma, sau hơn 18 tháng xảy ra cuộc đảo chính quân sự. 

Những công ty này thông báo họ sẽ không đặt gia công sản phẩm tại các nhà máy may mặc của quốc gia Đông Nam Á này nữa vì tình trạng vi phạm nhân quyền liên tục xảy ra đối với công nhân nơi đây.

Ngoài ra, H&M và các thương hiệu toàn cầu khác đang đánh giá lại hoạt động kinh doanh với Myanmar, dẫn đến số lượng đơn đặt hàng giảm.

Ngành may mặc Myanmar vật lộn với khó khăn- Ảnh 2.

Việc đóng cửa hàng loạt nhà máy sau cuộc đảo chính đã khiến khoảng 1.6 triệu lao động cả nước mất việc làm. Xuất khẩu của ngành may mặc đạt mức cao trong năm 2022. Ảnh: Nikki

Tình trạng bóc lột và lạm dụng trong ngành may mặc của Myanmar vượt ra ngoài việc thiếu các quy định và sự bảo vệ pháp lý cho người lao động. 

Các tổ chức nhân quyền đã báo cáo các trường hợp lao động cưỡng bức và lao động trẻ em trong ngành, đặc biệt là ở những vùng sâu vùng xa nơi các nhà máy hoạt động mà ít bị giám sát. 

Người lao động thường nhận được mức lương ít ỏi và làm việc trong điều kiện độc hại và không lành mạnh, ít được tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe hoặc các lợi ích khác.

Nhưng nhìn từ một góc độ khác, những áp lực bên ngoài này, như nguồn cung lao động chặt chẽ hơn và yêu cầu tiêu chuẩn cao hơn của khách hàng - có thể là cơ hội để ngành may mặc loại bỏ các nhà máy có phương thức quản lý kém. 

Khả năng cạnh tranh về giá của Myanmar vẫn hấp dẫn đối với các thương hiệu nước ngoài.

Nhóm vận động hàng may mặc của EuroCham Myanmar cho biết trong một báo cáo vào tháng 11 năm ngoái: "Điều cần thiết hơn bao giờ hết là tất cả những nhà nhập khẩu từ Myanmar phải tập trung vào việc đảm bảo công việc tốt cho tất cả người lao động trong chuỗi cung ứng của họ".

Ngành may mặc ở Myanmar tăng trưởng bùng nổ trong thập kỷ qua khi đất nước này quay trở lại chế độ cai quản bán dân sự, giúp thu hút dòng tiền đầu tư nước ngoài.

Ngành công nghiệp này cũng tạo ra các việc làm chính thức nhanh hơn các ngành khác trong nền kinh tế Myanmar, theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO).

Nhu cầu của EU đóng vai trò quan trọng cho cơn bùng nổ của ngành công nghiệp dệt may Myanmar. Khu vực này mua hơn 50% giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của Myanmar theo chương trình ưu đãi thuế quan (miễn thuế) của EU, có tên gọi Everything But Arms (EBA- Mọi thứ trừ vũ khí).

Chương trình EBA quy định rằng những nước được ưu đãi thuế khi xuất khẩu hàng hóa sang EU phải tuân thủ các công ước về nhân quyền. EU bổ sung Myanmar vào EBA từ năm 2013 nhưng vẫn đang trong diện bị giám sát nâng cao về việc tuân thủ các quy định của chương trình EBA.

Quy trình ra quyết định thu hồi EBA do các vi phạm là mất rất nhiều thời gian nhưng không phải là chưa có tiền lệ. Năm ngoái, Brussels đã tạm dừng một phần các ưu đãi thuế của chương trình EBA dành cho hàng may mặc của Campuchia để trừng phạt 'các vi phạm nhân quyền' và quyền lợi người lao động ở nước này.

(Nguồn: Nikkei)

TÚC
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement