07/10/2022 09:07
Nga sẽ hưởng lợi khi OPEC+ cắt giảm sản lượng?
Hiệp hội các nước xuất khẩu dầu mỏ mở rộng (OPEC+) sẽ cắt giảm sản lượng dầu toàn cầu vào tháng 11 tới đây để đẩy giá lên. Động thái này, theo các chuyên gia, các nước đang phát triểu sẽ thiệt thòi trong khi Nga sẽ hưởng lợi.
Hiệp hội các nước xuất khẩu dầu mỏ mở rộng (OPEC+) sẽ cắt giảm sản lượng dầu toàn cầu vào tháng 11 tới đây để đẩy giá lên và điều này, theo các chuyên gia thì Nga sẽ có lợi với quyết định này.
Tại cuộc họp hàng tháng trong tuần này, các thành viên OPEC+, trong đó có Nga, đã quyết định cắt giảm sản lượng dầu thô khoảng 2 triệu thùng/ngày, chiếm khoảng 2% sản lượng dầu toàn cầu. OPEC+ sản xuất khoảng 40% lượng dầu thô toàn cầu.
Đây là mức giảm lớn nhất kể từ đợt cắt giảm giữa đại dịch vào năm 2020 và diễn ra chỉ hai tháng trước khi Liên minh châu Âu lên kế hoạch cấm vận đối với dầu của Nga.
Quyết định này cũng khiến Tổng thống Mỹ Joe Biden không hài lòng bởi trước đó ông có chuyến thăm gây tranh cãi tới Saudi Arabia, quốc gia xuất khẩu dầu lớn nhất OPEC và là nhà lãnh đạo trên thực tế của OPEC+.
Các thành viên OPEC+ cho biết, họ lo ngại về việc giá dầu giảm là nguyên nhân dẫn đến quyết định trên.
Giá dầu tăng vọt lên gần 140 USD/thùng vào tháng 3 sau khi Nga tiến hành tấn công quân sự vào Ukraina. Tuy nhiên, hiện giá của “vàng đen” đang xuống khá thấp. Cụ thể, giá dầu thô Brent trên thị trường giao ngay, tức là giá hàng ngày, đã giảm xuống gần 80 USD/thùng vào tháng 9.
Mục đích của OPEC+ là đảm bảo sự ổn định về giá và sản lượng dầu, cũng như duy trì thu nhập ổn định cho các quốc gia sản xuất. Đó không phải là một việc không dễ dàng khi EU đã tuyên bố ngừng mua dầu từ Nga, một trong những nhà cung cấp chính của họ cho lục địa này. OPEC+ cho biết quyết định của họ là do sự không chắc chắn trong triển vọng thị trường dầu và kinh tế toàn cầu.
Tuy nhiên, trong một lưu ý cho khách hàng, nhà kinh tế hàng hóa hàng đầu tại Capital Economics, Caroline Bain, cho biết bối cảnh thị trường cho việc cắt giảm nguồn cung là khá bất thường.
"Các kho dự trữ dầu toàn cầu ở mức thấp trong lịch sử và cho đến nay, giá cao đã không thể làm giảm nhu cầu về mặt vật chất", bà cho biết thêm.
Giảm sản lượng là một “trò chơi chính trị”
Thị trường năng lượng đã trở nên chính trị hóa cao độ kể từ khi Nga tấn công Ukraina hồi tháng Hai. Các biện pháp trừng phạt của Hoa Kỳ và EU đối với năng lượng Nga là một trong những chiến lược chính của phương Tây nhằm làm cạn kiệt kho đạn dành cho chiến tranh của Moscow. Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), Nga là nhà sản xuất dầu lớn thứ ba thế giới, sau Hoa Kỳ và Saudi Arabia và là nhà xuất khẩu dầu hàng đầu thế giới.
Nhóm G7 và Liên minh châu Âu đang có kế hoạch thực hiện giới hạn giá dầu của Nga, một chiến thuật được thiết kế để đánh vào doanh thu năng lượng của Nga. Tuy nhiên, việc cắt giảm sản lượng dầu trên toàn cầu, như OPEC+ đã công bố, sẽ khiến giá dầu tăng.
Carole Nakhle, Giám đốc điều hành của Crystal Energy, nói: “Bằng cách gây áp lực tăng giá lên, bản thân nó là một động thái hỗ trợ sản xuất dầu của Nga và nền kinh tế Nga vào thời điểm các cường quốc phương Tây đang xem xét giới hạn giá đối với xuất khẩu dầu của nước này”.
Giá dầu thô Brent Biển Bắc chuẩn đã tăng trở lại trên 90 USD/thùng sau thông báo của OPEC+. Chuyên gia Bain cho biết, dự kiến giá dầu thô Brent sẽ kết thúc năm ở mức 100 USD/thùng trong khi một số nhà phân tích cho rằng nó sẽ tăng cao hơn.
Đáp lại, Hoa Kỳ đã thông báo rằng họ sẽ giải phóng thêm 10 triệu thùng từ nguồn dự trữ chiến lược của mình vào tháng 11 để chống lại việc giá tăng cao. Tuyên bố của OPEC+ được đưa ra vào thời điểm quan trọng đối với Tổng thống Biden, vì Đảng Dân chủ của ông hy vọng sẽ giữ quyền kiểm soát Quốc hội sau cuộc bầu cử giữa kỳ vào tháng 11. Và điều này cũng được cho có lợi cho những người vận động hành lang để Hoa Kỳ khai thác thêm dầu.
Các nước đang phát triển phải chịu thêm gánh nặng trong khi Nga hưởng lợi
Các thị trường mới nổi cũng sẽ phải vật lộn để phản ứng với cú sốc thị trường. Tổng thống, Ranil Wickremesinghe cho biết Sri Lanka, quốc gia hiện đang đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất kể từ khi giành được độc lập vào năm 1948, sẽ phải trả nhiều hơn cho dầu khi các nước giàu hơn tích trữ dự trữ của riêng họ.
Ông nói với Quốc hội hôm thứ Năm rằng: “Đây không chỉ là một vấn đề mà chúng tôi phải đối mặt mà còn một số nước Nam Á khác. "Lạm phát toàn cầu sẽ tấn công chúng ta trong năm tới".
Saudi Arabia và các quốc gia vùng Vịnh khác có liên quan đến OPEC+ đã có phản ứng kiềm chế trước cuộc xâm lược Ukraina của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Andrew S. Weiss, chuyên gia về Nga và phó Chủ tịch phụ trách các nghiên cứu tại Carnegie Endowment, đã viết trong một bài phân tích cho rằng động thái này đã tiến thêm một bước nữa.
Ông nói: "Về mặt cân bằng, các quốc gia này đứng về phía Điện Kremlin, điều này cho phép chế độ của TT Putin nạp đầy kho bạc và hạn chế tác động của các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ và EU".
(Nguồn: DW)
Tin liên quan
Advertisement
Advertisement