Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Nga cấm xuất khẩu xăng dầu trong vòng 6 tháng kể từ ngày 1/3

Giá cả hàng hóa

27/02/2024 20:32

Thủ tướng Liên bang Nga, ông Mikhail Mishustin ngày 26/2 đã phê chuẩn lệnh cấm xuất khẩu xăng trong vòng 6 tháng, bắt đầu từ ngày 1/3/2024.

Lệnh cấm xuất khẩu tạm thời không áp dụng đối với khối lượng cung cấp đã thỏa thuận cho các nước thuộc Liên minh kinh tế Á – u, Mông Cổ, Uzbekistan, Abkhazia và Nam Ossetia.

Trước đó, Phó Thủ tướng Alexander Novak đã đề nghị Thủ tướng tạm thời cấm xuất khẩu xăng dầu. Trong bức thư ngày 21/2, ông Novak lưu ý rằng mùa nhu cầu nhiên liệu tăng cao sẽ sớm bắt đầu trên thị trường nội địa, gắn liền với giai đoạn canh tác mùa xuân, sửa chữa theo lịch trình tại các nhà máy lọc dầu, cũng như kỳ nghỉ hè. 

Để giải quyết nhu cầu cao điểm đối với các sản phẩm xăng dầu, cần thực hiện các biện pháp giúp ổn định giá trên thị trường sản phẩm xăng dầu trong nước.

Nga cấm xuất khẩu xăng dầu trong vòng 6 tháng kể từ ngày 1/3- Ảnh 1.

Một chiếc xe tải chở xăng tại một trạm xăng trên lãnh thổ của công ty sản xuất dầu Krasnoyarsknefteproduct ở Krasnoyarsk, Siberia, ngày 10/10/2014. Ảnh: Reuters

Giá xăng trong nước rất nhạy cảm đối với người lái xe và nông dân tại quốc gia xuất khẩu lúa mì lớn nhất thế giới trước cuộc bầu cử tổng thống ngày 15-17/3, trong khi một số nhà máy lọc dầu của Nga đã bị tấn công bằng máy bay không người lái của Ukraina trong những tháng gần đây.

Nga và Ukraina đã nhắm mục tiêu vào cơ sở hạ tầng năng lượng của nhau nhằm phá vỡ các tuyến cung ứng và hậu cần, đồng thời làm mất tinh thần của đối thủ, khi họ tìm kiếm lợi thế trong cuộc xung đột kéo dài gần hai năm chưa có dấu hiệu kết thúc.

Xuất khẩu dầu, sản phẩm dầu và khí đốt cho đến nay là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Nga, nguồn thu ngoại tệ chính cho nền kinh tế trị giá 1.900 tỷ USD của Nga và đảm bảo rằng Moscow có một vị trí hàng đầu trong chính trị năng lượng toàn cầu.

Điện Kremlin đã hợp tác với Ả Rập Saudi, nhà xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới, để giữ giá ở mức cao trong khuôn khổ nhóm OPEC+ rộng lớn hơn, bao gồm Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đồng minh chủ chốt.

Nga đã tự nguyện cắt giảm xuất khẩu dầu và nhiên liệu 500.000 thùng mỗi ngày trong quý đầu tiên như một phần trong nỗ lực hỗ trợ giá của OPEC +.

(Nguồn: Reuters)

GIA HÂN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement