Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Nền kinh tế Trung Quốc đang đối mặt với áp lực suy giảm rõ rệt trong khi cuộc chiến thương mại vẫn leo thang

Phân tích

03/09/2018 10:59

Các đơn đặt hàng mới vẫn tăng chậm nhất kể từ tháng 5/2017. Cụ thể, doanh số xuất khẩu của Trung Quốc giảm trong tháng thứ 5 liên tiếp.

Một cuộc khảo sát khu vực sản xuất tư nhân của Trung Quốc cho thấy, khu vực kinh tế này đạt mức thấp nhất trong 14 tháng trong tháng 8, khi chỉ số quản lý mua hàng Caixin/Markit (PMI) chỉ đạt 50,6 - mức thấp nhất kể từ tháng 6/2017.

Mặc dù sản lượng tiếp tục mở rộng, Trung Quốc phải đối mặt với sự sụt giảm các đơn đặt hàng mới, khi chỉ tăng với tốc độ chậm nhất kể từ tháng 5 năm 2017, Caixin và Markit cho biết trong một thông cáo báo chí chung. Cụ thể, doanh số xuất khẩu của nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới giảm trong tháng thứ 5 liên tiếp.

Tại một nhà máy sản xuất phụ tùng xe đạp ở Kim Hoa, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Ảnh: AFP
Tại một nhà máy sản xuất phụ tùng xe đạp ở Kim Hoa, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Ảnh: AFP

Số liệu khảo sát của báo cáo PMI phù hợp với nhận định của các nhà kinh tế khi trao đổi với Reuters. Theo đó, các nhà kinh tế đưa dự báo chỉ số này giảm xuống 50,6 trong tháng 8, từ mức 50,8 trong tháng 7 vừa qua. Theo CNBC, chỉ số Caixin/Markit ở mức trên 50 sẽ cho biết đà tăng trưởng của khu vực kinh tế tư nhân được mở rộng, trong khi dưới mức này là tín hiệu co lại.

Kết quả cuộc khảo cũng cho thấy rằng, việc làm tại thị trường lao động khu vực tư nhân của Trung Quốc đã giảm trong bối cảnh áp lực lạm phát gia tăng đối với các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp đã ghi nhận sự gia tăng cả chi phí đầu vào và đầu ra trong tháng 8 vừa qua.

Trong khi đó, số liệu chính thức được Trung Quốc công bố hôm thứ Sáu tuần qua không trùng khớp với kết quả khảo sát của công ty tư nhân Caixin và Markit. Theo đó, hoạt động của các doanh nghiệp cao hơn dự kiến ​​trong tháng 8, với chỉ số của nhà quản lý mua hàng chính thức là 51,3 từ 51,2 trong tháng 7.

Dữ liệu kinh tế từ Trung Quốc hiện đang được các nhà phân tích theo dõi chặt chẽ, khi cuộc chiến thương mại giữa Bắc Kinh và Washington đang có dấu hiệu sẽ nóng hơn trong những ngày tới. Trong tháng 8, Mỹ và Trung Quốc đã đánh thuế giá trị trị giá 16 tỷ USD vào hàng hóa của nhau. Cả hai quốc gia cũng áp đặt mức thuế cao trên 34 tỷ USD giá trị nhập khẩu của nhau trong tháng 7. 

Các nhà phân tích hiện đang theo dõi diễn biến về gói thuế mới của Mỹ trị giá 200 tỷ USD mà Mỹ đang rục rịch chuẩn bị để đánh vào hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Vòng thuế mới này, nếu kết quả trưng cầu tại Mỹ cho thấy có lợi cho "an ninh quốc gia", sẽ được thực hiện vào cuối năm nay.

Theo CNBC, các dữ liệu kinh tế tháng 7 do Trung Quốc cung cấp chính thức, cho thấy nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã bị ảnh hưởng bởi việc áp thuế của Mỹ. Vào tháng 7, cả PMI chính thức (từ chính quyền Trung Quốc) và PMI của Caixin và IHS Markit đều giảm, với chỉ số sản xuất khu vực tư nhân giảm xuống mức thấp nhất trong 8 tháng, do sự suy giảm trong các đơn đặt hàng xuất khẩu.

Triển vọng tăng trưởng khu vực sản xuất tư nhân của Trung Quốc trong thời gian tới, theo các nhà phân tích kinh tế, là không mấy sáng sủa. "Nói chung, ngành sản xuất sẽ tiếp tục suy yếu trong bối cảnh nhu cầu yếu, mặc dù phía nguồn cung vẫn ổn định", Zhengsheng Zhong, Giám đốc phân tích kinh tế vĩ mô tại CEBM Group, một công ty con của Caixin cho biết.

Zhengsheng Zhong cho biết thêm, ông không nghĩ rằng nguồn cung ổn định có thể được duy trì trong bối cảnh nhu cầu yếu. Ngoài ra, tình hình việc làm tồi tệ hơn có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng tiêu thụ.

"Nền kinh tế Trung Quốc hiện đang đối mặt với áp lực giảm tương đối rõ ràng", Zhong nói.

Chỉ số PMI chính thức của Trung Quốc tập trung vào các công ty lớn và các doanh nghiệp nhà nước, trong khi chỉ số PMI của Caixin và IHS Markit tập trung vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

KHÔI NGUYÊN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement